OHSAS 18000OHSAS 18000 – Quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

03/11/20190

OHSAS 18000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về An toàn Sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo OHSAS 18001:2007 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về An toàn Sức khỏe nghề nghiệp và có khả năng cung cấp một môi trường làm việc an toàn, tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu liên quan khác, đến người lao động trong doanh nghiệp và nhân viên của nhà thầu.

 

Lịch sử hình thành của OHSAS 18000

Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của   Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.

Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.

Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.

Những thay đổi chính của OHSAS 18001:2007

Những thay đổi của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 19001:1999

 

– Tầm quan trọng của “sức khoẻ” được nhấn mạnh hơn

– Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định

– Tương thích với ISO 14001:2004

– Thuật ngữ “ Rủi ro có thể chịu đựng” được thay bằng rủi ro có thể chấp nhận

– Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản, tổn hại môi trường làm việc

– 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung

– Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp

– Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn 4.4.3.2

– Yêu cầu mới về điều tra sự cố 4.5.3.1

 

Mô hình hệ thống OHSAS 18001:2007

 

Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:

– Thiết lập chính sách an toàn

– Lập kế hoạch

– Thực hiện và điều hành

– Kiểm tra và hành động khắc phục

– Xem xét của lãnh đạo   

Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007

– Hoạch định về việc nhận dạng , đánh giá và kiểm soát hiểm nguy

– Các yêu cầu của luật pháp

– Mục tiêu

– Chương trình quản lý AT-SK nghè nghiệp

– Áp dụng và điều hành

– Cấu trúc và trách nhiệm

– Đào tạo, nhận thức và năng lực

– Tư vấn và thông tin

– Tài liệu

– Kiểm soát tài liệu

– Chuẩn bị sãn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

– Khắc phục và phòng ngừa

– Đo lường và giám sát việc thực hiện

– Tai nạn, sự cố , sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa

– Hồ sơ và quản lý hồ sơ

– Đánh giá

– Xem xét của lãnh đạo

 

Các yêu cầu luật định & các yêu cầu khác

 

Yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18000 , đặc trưng họat động của Tổ chức – Doanh nghiệp và yêu cầu luật định, các yêu cầu khác về an tòan của quốc gia sẽ tạo nên mô hình hệ thống quản lý an tòan & sức khỏe nghề nghiệp đặc trưng cho từng Tổ chức – Doanh nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến luật định và các yêu cầu khác, tiêu chuẩn OHSAS 18000 hướng dẫn Tổ chức – Doanh nghiệp phải :

–          Tổ chức sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để xác định, tiếp cận các yêu cầu của luật định và các yêu cầu khác có liên quan đến an tòan & sức khỏe nghề nghiệp mà tổ chức phải tuân thủ

–          Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ sẽ được thiết lập, thực hiện duy trì trong hệ thống quản lý OH&S

–          Tổ chức phải cập nhật các thông tin về luật định và các yêu cầu khác.

–          Tổ chức phải thông tin liên lạc những thông tin luật định và yêu cầu khác cho những người làm việc dưới sự kiểm sóat của Tổ chức và các bên liên quan khác.

Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro (Risk Assessment)

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục để nhận biết các mối nguy, đánh giá các rủi ro và xác định các biện pháp kiểm sóat cần thiết . Các thủ tục nhận biết & đánh giá rủi ro phải xem xét đến:

  1. a)     Các họat động thường xuyên và không thường xuyên
  2. b)     Các họat động của những người có khả năng tiếp cận đến nơi làm việc (bao gồm cả các nhà thầu phụ và khách tham quan)
  3. c)     Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác
  4. d)     Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngòai nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe & an tòan của những người chịu ảnh hưởng kiểm sóat của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc
  5. e)     Các mối nguy do họat động dưới sự kiểm sóat của tổ chức tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc
  6. f)     Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp.
  7. g)     Các thay đồi hay đề xuất thay đồi trong tổ chức, đối với các họat động, hay vật tư.
  8. h)    Các điều chỉnh đối với hệ thống OH&S bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các họat động.
  9. i)      Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy móc/ thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.

Các phương pháp để xác định mối nguy và đánh giá rủi ro của tổ chức phải:

  1. a)     Được xác định phù hợp với phạm vi, bản chất và ấn định thời điểm để đảm bảo chủ động ngăn ngừa hơn là phản ứng- đối phó
  2. b)     Giúp nhận diện, phân lọai các rủi ro và lập thành văn bản các rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm sóat phù hợp

Để quản lý các thay đồi tổ chức phải nhận diện được các mối nguy về OH&S và các rủi ro có liên quan đến các thay đổi trong tổ chức, hệ thống quản lý OH&S, hay các họat động, trước khi thực hiện thay đồi đó.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các kết quả đánh giá này được xem xét khi xác định biện pháp kiểm sóat đối với các rủi ro.

Khi nhận diện các rủi ro hay khi xem xét thay đổi đối với các biện pháp kiểm sóat hiện hữu, việc xem xét phải hướng đến các hiện pháp giàm thiểu rủi ro theo các cấp độ sau:

  1. a)      Lọai bỏ
  2. b)      Thay thế
  3. c)      Các biện pháp kiểm sóat kỹ thuật
  4. d)      Các tín hiệu/ biển cảnh báo và/ hay các biện pháp kiểm sóat hành chính
  5. e)      Các thiết bị bảo vệ cá nhân

Tổ chức phài lập văn bản và cập nhật các kết quả của việc nhận diện các mối nguy, đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm sóat đã được xác định. Tổ chức phải đảm bảo rằng các rủi ro về OH&S và các biện pháp kiểm sóat đã xác định được xem khi thiết lập thực hiện và duy trì hệ thống.

Để đánh giá rủi ro (Risk Assessment) cho mọi họat động trong tổ chức, thông thường hệ số rủi ro được lượng hóa qua công thức (Hệ số rủi ro = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà tổ chức sẽ chọn mức điểm của hệ số này để xác định mức độ rủi ro liên quan đến OH&S

Tài liệu tham khảo áp dụng OHSAS 18001:2007

[1] ISO 9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng

[2] ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

[3] ISO 14001:2004, Hệ thồng quản lý môi trường – các yêu cầu

[4] ISO 19011:2002, Hướng dẫn đánh giá

[5] OHSAS 18002: 2007,  Hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001

[6] Các văn bản luật pháp về an toàn tại Việt Nam

 

21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tạI Việt Nam21 bệnh nghề nghiệp, biểu hiện của bệnh và biện pháp phòng chống: 

  1. Bệnh bụi phổi silíc
  2. Bệnh bụi phổi – amiăng
  3. Bệnh bụi phổi bông
  4. Bệnh viêm phế quản mạn tính
  5. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
  6. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân
  7. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì và các hợp chất của chì
  8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen – CH3C6H2(NO)3)
  9. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ
  10. Bệnh nhiễm độc nicotin
  11. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu
  12. Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng
  13. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
  14. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp
  15. Bệnh điếc do tiếng ồn
  16. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
  17. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm)
  18. Bệnh sạm da
  19. Bệnh lao nghề nghiệp
  20. Bệnh sốt do leptospira nghề nghiệp
  21. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp

DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI ÁP DỤNG OHSAS 18001

Để đạt được chứng nhận ISO 13485:2016 của một Tổ chức chứng nhận độc lập; Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý của mình tuân thủ theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 13485:2016 . Doanh nghiệp triển khai các bước để áp dụng ISO 13485 như sau:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 13485

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2016 vào hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Doanh nghiệp tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn sau đó đối chiếu với thực tế của Doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp có thể tham khảo trên các trên website www.chungnhanquocgia.com hoặc các website khác.

Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

Đối với các doanh nghiệp đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập và đã được viết ra một cách đầy đủ, thì các bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức về ISO thực hiện. Thông thường ở các doanh nghiệp, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản.

Đây thực sự là một bài toán khó cho Doanh nghiệp để có thể tự đánh giá thực trạng của mình. Nội dung này sẽ được thực hiện tốt nhất nếu có một đơn vị tư vấn ISO thực hiện việc đánh giá độc lập và đưa ra các khuyến nghị, kế hoạch để áp dụng thành công ISO.

Sau đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng của bạn phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 13485

Việc áp dụng ISO 13485:2016 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các Doanh nghiệp cần tổ chức thành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo ISO 13485 hoặc nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Việc có nhân sự như vậy sẽ giúp quá trình xây dựng hệ thống, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 13485

Đây là một trong những bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình áp dụng ISO.

Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng HTQLCL chuẩn ISO 13485”? Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo và dựa vào đó để viết theo sao cho phù hợp và đúng với điều kiện thực tế của tổ chức. Mỗi một hạng mục, lại có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu này sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Nó phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 13485.

Từ những nội dung đã đánh giá thực trạng trước đó, Doanh nghiệp cần hệ thống hóa lại quy trình, các yếu tố cần quản lý trong doanh nghiêp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây dựng các văn bản để cụ thể hóa các công việc cần quản lý.
Ví dụ: Quy trình Quản lý sản xuất; Quy trình Quản lý máy móc thiết bị; Quy trình Kiểm soát nguyên vật liệu….

Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan.

Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 13485

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chúng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

· Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 13485.
· Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được viết ra.
· Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả.
· Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.

Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.

Bước 6: Đánh giá nội bộ

Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bước thực hiện, ISO 13485 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 13485. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 13485:2016.

Đánh giá  nội bộ nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục.
Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.

Điều 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.

Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:

  • Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 13485. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 13485 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
  • Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.

Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.

Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.

Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng nhận ISO 13485:2016. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng và phạm vi áp dụng của ISO 13485:2016 tại doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể, trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 13485

Quy trình chứng nhận của VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 13485:2016, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 13485:2016.

– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 13485 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 13485 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 13485 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về ISO 13485

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2) 

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

– Các văn bản tài liệu ISO 13485:2016 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 13485 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:

+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn

+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật và cơ quan quản lý

+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 13485:2016.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 13485:2016.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 13485

– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 13485 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 13485 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 13485:2016 có giá trị 3 năm.

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ

Giấy chứng nhận ISO 13485:2016 có giá trị trong 3 năm. Hàng năm, để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận, Tổ chức chứng nhận bắt buộc phải thực hiện “Đánh giá giám sát” với quy định pháp luật là tối thiểu 12/tháng đánh giá 01 lần.

Việc đánh giá giám sát sẽ đánh giá lại về việc đảm bảo tuần thủ, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 13485:2016

Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại

Hết hiệu lực 03 năm của Giấy chứng nhận lần đầu, Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chứng lại để cấp lại Giấy chứng nhận mới có hiêu lực 03 năm tiếp theo.
Việc đánh giá chứng nhận lại tuân thủ các quy định đánh giá như đánh giá lần đầu.

DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN CỦA VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TỐT NHẤT –
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG NHIỆT TÌNH NHẤT

Chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 13485 do VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA GOODVN cấp được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định
GOODVN CAM KẾT CHI PHÍ HỢP LÝ, TIẾT KIỆM NHẤT: Chi phí chứng nhận của GOODVN luôn phù hợp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, với phương châm hỗ trợ tối đa và cắt giảm các khoản chi phí phát sinh để đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất, tiết kiệm nhất theo từng quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.
GOODVN CAM KẾT THỜI GIAN CẤP CHỨNG CHỈ NHANH NHẤT: Với phương châm “Nhanh – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”: GOODVN luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận của Quốc tế.
Ứng dụng công nghệ 4.0: GOODVN thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code. Người tiêu dùng và khách hàng có thể truy xuất thông tin chứng chỉ tại mọi nơi, mọi thiết bị.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TỐI ĐA – TỐT NHẤT VÀ NHIỀU NHẤT

Doanh nghiệp được GOODVN cung cấp miễn phí bộ hồ sơ, quy trình mẫu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 13485:2016 để làm căn cứ   tham khảo, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.
Được cung cấp miễn phí Quy trình/kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 
để doanh nghiệp tham khảo, xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Được hỗ trợ miễn phí về các thủ tục pháp lý
 đối với cơ quan nhà nước liên quan đến điều kiện sản xuất theo từng ngành nghề.
Thủ tục thuận tiện – hỗ trợ tối đa: 
GOODVN đặt chất lượng dịch vụ chứng nhận và yếu tố đúng hẹn lên hàng đầu. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn được GOODVN song hành, hỗ trợ tối đa và đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình hoàn thiện thủ tục, đăng ký, đánh giá và tiếp nhận Giấy chứng nhận.

Mạng lưới đánh giá rộng lớn: Hiện tại, ngoài 3 văn phòng chính ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh thì GOODVN còn có mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nhanh chóng hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục pháp lý kịp thời, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG CHỈ GOOD VIỆT NAM

Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi

Chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 13485:2016 do VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA cấp được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định

CHỨNG CHỈ CÔNG NGHỆ 4.0

 

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

quantridemospe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo