Chứng nhận HALAL Good Việt Nam

Chứng nhận Halal tuyên bố rằng thực phẩm hoặc sản phẩm được phép sử dụng cho những người theo đạo Hồi và không có sản phẩm hoặc quy trình haram nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc chế biến.

Việc đạt được chứng nhận Halal, giúp Doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường Hồi giáo toàn cầu. 
GOODVN sẽ đồng hành với Doanh nghiệp trong việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn Halal và đạt được chứng nhận của các tổ chức chứng nhận uy tín trên thế giới. GOODVN cam kết: 

  • Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu và áp dụng thành công tiêu chuẩn Halal
  • Chuyên gia kinh nghiệm với các thị trường quốc tế. 
  • Tư vấn các chứng chỉ Halal phù phợ vơi từng thị trường Hồi giáo.    
Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005

Good Việt Nam là đơn vị tư vấn chứng nhận Halal uy tín tại Việt Nam

✅ GIÁM TRỰC TIẾP 20% CHI PHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HALAL TRONG NĂM 2024

✅ MIỄN PHÍ 01 KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG (ISO; 5S;KAIZEN…)

✅ TẶNG BỘ TÀI LIỆU VỀ CÁC QUY TRÌNH GIÚP DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG ĐỀ NÂNG CAO HƠN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

✅ HỖ TRỢ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI CÔNG BỐ SẢN PHẨM; MÃ SỐ MÃ VẠCH; FDA; CE…

✅ HỖ TRỢ TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁC DỊCH VỤ PHÁT SINH TRONG SUỐT THỜI HẠN CHỨNG NHẬN

✅ ƯU ĐÃI CHI PHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MUỐN ĐẠT CHỨNG NHẬN CÔNG NHẬN QUỐC TẾ

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn HALAL
Good Việt Nam hỗ trợ triển khai chứng nhận HALAL tại CTCP Công Nghệ Thực Phẩm Châu Á (Sx nước chấm và gia vị)
Chuyên gia Good Việt Nam đào tạo về HALAL tại doanh nghiệp

Halal là gì?

-Halal là thuật ngữ  ả rập ả rập được đút kết ra từ thiên kinh Quran của người Hồi giáo có ý nghĩa là hợp luật,được phép làm. Thuật ngữ này nó mang ý nghĩa chỉ ra  sự phù hợp với các nguyên tắc và quy định luật Shariah của đạo Hồi.

-Một thuật ngữ nữa cũng phổ biến không kém là “Haram“,mang  ý nghĩa ngược lại với Halal là “không được phép” hoặc “bị cấm”.


Chứng nhận HALAL

Ngắn gọn thì chứng nhận HALAL là một xác nhận chính thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn Hồi giáo về thành phần và quy trình sản xuất.

mẫu giấy chứng nhận halal
Mẫu giấy chứng nhận Halal

Để đạt chứng nhận này, sản phẩm phải không chứa các thành phần bị cấm trong đạo Hồi, như thịt lợn và rượu, và phải được sản xuất theo các quy định nghiêm ngặt của luật Hồi giáo.

Chứng nhận HALAL giúp người tiêu dùng, đặc biệt là cộng đồng Hồi giáo, an tâm về việc sản phẩm đáp ứng các yêu cầu tôn giáo, vệ sinh và an toàn thực phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường đến các quốc gia và cộng đồng ưa chuộng sản phẩm HALAL.


Tìm hiểu tiêu chuẩn Halal là gì tại sao lại cần chứng nhận Halal?

Tiêu chuẩn Halal là một bộ tiêu chuẩn quy định về cách thức sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm khác theo quy định luật Shariah của người Hồi giáo.

Theo tiêu chuẩn này, các sản phẩm được coi là “Halal” nếu chúng tuân thủ các quy tắc nhất định, bao gồm cách giết mổ động vật, nguyên liệu phụ gia hóa chất sử dụng, và các quy trình vệ sinh. Nói một cách đơn giản, nếu một sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ theo các quy định Halal, thì nó được coi là phù hợp và chấp nhận trong luật đạo Hồi.

Hiện nay, có hàng tỷ người Hồi giáo trên khắp hế giới, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm,dịch vụ Halal ngày càng tăng, cơ hội mở rộng thị trường cũng theo đó mà tăng cao. Ngoài ra, tại một số quốc gia, việc có chứng nhận Halal có thể là yêu cầu pháp lý hoặc quy định của chính phủ đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Đạt chứng nhận Halal giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tránh bị phạt hoặc hậu quả tiêu cực khác và giúp doanh nghiệp thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường Hồi giáo.


Điều kiện để thực phẩm và đồ uống trở thành thực phẩm Halal

Để thực phẩm hoặc đồ uống trở thành Halal, nó cũng phải đáp ứng các thông số sau:

  • Không chứa bất cứ điều gì được cho là haram theo luật Shariah và fatawa
  • Không được chuẩn bị, chế biến hoặc nhiễm bẩn bằng bất cứ thứ gì là haram
  • Không được chuẩn bị, chế biến, vận chuyển hoặc lưu trữ bằng cách sử dụng bất kỳ cơ sở nào bị nhiễm bẩn bởi chất Najis hay được coi là haram.
  • Không chứa vật liệu najis (bẩn) theo luật Shariah
  • Phải an toàn cho sức khỏe con người, không độc hại, không gây say hoặc không gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Không được chuẩn bị, chế biến hoặc sản xuất bằng cách sử dụng thiết bị đã bị nhiễm bẩn bởi vật liệu najis hoặc thực phẩm haram theo luật Shariah và fatawa.
  • Thịt phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo.

Nếu đảm bảo tuân thủ tất cả các điều kiện trên, doanh nghiệp có thể đăng ký Halal cho thực phẩm của mình.


Haram là gì? Danh sách các thực phẩm bị cấm trong Hồi giáo

Haram là thuật ngữ ả rập được đút kết ra từ thiên kinh Quran của người Hồi giáo ngược lại với Halal nghĩa là “không được phép” hoặc “bị cấm”. Sau đây là một số thực phẩm Haram thường gặp:

  • Thịt lợn và các dẫn suất hay sản phẩm  từ con vật này, ví dụ như thịt xông khói, thịt nguội,thịt lợn muối,Hambager giăm bông và xúc xích
  • Thịt và gia cầm không được giết mổ theo luật  Shariah của người Hồi giáo
  • Bất kỳ loại thịt và món ăn thay thế thịt nào được chế biến bằng rượu, các sản phẩm từ thịt lợn, thịt chó hoặc mỡ động vật
  • Đồ uống:Tất cả các loại đồ uống có cồn vượt ngưỡng cho phép theo quy định của tiêu chuẩn cụ thể như: bia, rượu vang, rượu, rượu mùi,mirin,vissky…
  • Chất béo và dầu: mỡ động vật, mỡ lợn
  • Món tráng miệng làm từ gelatin
  • Chất ngọt: rượu mùi sô cô la (làm từ rượu)
  • Súp/nước sốt: bất kỳ loại nào được chế biến từ thực phẩm và nguyên liệu Haram
  • Món tráng miệng và đồ ngọt: bất kỳ món nào được chế biến bằng rượu, chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo hoặc bất kỳ thành phần Haram nào khác.
  • Khác: sôcôla/kẹo làm bằng rượu hoặc chiết xuất vani nguyên chất hoặc nhân tạo

Tất cả các sản phẩm sử dụng các nguyên liệu/chất phụ trợ sản xuất từ thành phần Haram trong quá trình sản xuất sản phẩm đều không được chứng nhận Halal.

Bảng dưới đây tổng hợp các sản phẩm HALAL (hợp pháp) và các thực phẩm HARAM (cấm)

danh sách thực phẩm halal và haram
Danh sách thực phẩm halal và haram
Sản phẩm HALAL (Hợp pháp) Thực phẩm HARAM (Cấm)
Thịt từ động vật hợp pháp: Thịt từ bò, cừu, dê, gia cầm (gà, vịt), nếu được giết mổ đúng quy trình HALAL với sự cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo. Thịt heo và các sản phẩm từ heo: Thịt, mỡ heo, gelatin từ heo, hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa thành phần từ heo.
Hải sản: Tôm, cua, cá, mực và các loại hải sản khác (theo nhiều trường phái Hồi giáo, hải sản được xem là HALAL). Động vật ăn thịt: Các loài động vật ăn thịt như chó, mèo, sư tử, hổ và động vật có móng vuốt hoặc răng nanh.
Các sản phẩm từ thực vật: Rau, củ, quả, ngũ cốc, hạt, và các sản phẩm không chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật haram, ví dụ như đậu, gạo, ngô, vv. Thịt từ động vật chết tự nhiên: Thịt của động vật chết do bệnh, bị chết tự nhiên, hoặc không qua quy trình giết mổ HALAL.
Sản phẩm từ sữa: Sữa, pho mát, bơ từ động vật HALAL, hoặc từ các nguồn không chứa thành phần có nguồn gốc haram. Máu và các sản phẩm từ máu: Bao gồm máu và các sản phẩm có chứa máu như tiết canh.
Đồ uống không cồn: Nước, nước trái cây, sữa đậu nành, nước dừa và các đồ uống không có thành phần cồn hoặc các chất kích thích. Đồ uống có cồn: Bao gồm rượu, bia, rượu vang và các thức uống có chứa cồn dù ở bất kỳ nồng độ nào.
Chất phụ gia và gia vị hợp pháp: Các loại gia vị và phụ gia không chứa thành phần cồn, chất gây say, hoặc chất có nguồn gốc từ động vật haram. Chất phụ gia có nguồn gốc từ động vật haram: Gelatin, mỡ, và dầu chiết xuất từ động vật không phải HALAL (như từ heo).
Trứng từ các loài động vật HALAL: Trứng gà, vịt từ động vật HALAL, không chứa thành phần bị nhiễm haram. Động vật lưỡng cư: Động vật sống cả trên cạn và dưới nước như ếch, cá sấu, rùa thường bị coi là haram.
Các loại hạt và ngũ cốc: Hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô, và các loại đậu phù hợp với tiêu chuẩn HALAL. Động vật độc hoặc nguy hiểm: Các loài như rắn, rết, bọ cạp và những động vật gây nguy hiểm cho con người.

Ngoài ra, các thực phẩm nằm trong danh mục HALAL nhưng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đóng gói đã tiếp xúc hoặc chứa các thành phần từ nguồn haram, gây mất tính halal của sản phẩm đó thì cũng nằm trong danh sách cấm.

Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005 Chat Facebook Good Việt Nam

Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận Halal

lợi ích của việc đạt chứng nhận HALAL

✅ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG HỒI GIÁO VÀ HALAL

Dân số Hồi giáo được dự đoán sẽ đạt 2,2 tỷ người vào năm 2030 , chiếm 26,4% dân số thế giới và công nghiệp Halal được coi là thị trường màu mỡ,tỉ đô. Đối với các doanh nghiệp , điều đó có nghĩa là có một thị trường rộng lớn và đang phát triển cho các sản phẩm được chứng nhận Halal .

✅ TĂNG ĐỘ TIN CẬY CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

 Chứng nhận Halal là một minh chứng cho việc sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn. Điều này có thể tăng độ tin cậy của người tiêu dùng và giúp họ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Halal.

✅ CƠ HỘI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

Đạt được chứng nhận Halal có thể mở rộng cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận được với các thị trường Hồi giáo và các nhóm tiêu dùng khác mà họ có thể chưa từng tiếp cận được trước đó.

✅ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Đối với các doanh nghiệp, việc đạt được chứng nhận halal có thể giúp họ định vị thương hiệu của mình là một thương hiệu tôn trọng văn hóa và tôn giáo, và tăng cường lòng tin của khách hàng.

✅ TĂNG ĐỘ TIN CẬY CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chứng nhận Halal là một minh chứng cho việc sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt luật Shariah của người hồi giáo về chất lượng và an toàn. Điều này có thể tăng độ tin cậy của người tiêu dùng và giúp họ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Halal.

Tại sao chứng nhận Halal lại quan trọng?

Lý do chính của Halal là phục vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng Hồi giáo cả trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo tuân thủ những luật lệ tôn giáo và bảo vệ đức tin của họ. Khái niệm Halal áp dụng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày của người Hồi giáo. Người tiêu dùng chọn sản phẩm này vì nó tuân thủ quy trình và thủ tục theo Luật Hồi giáo (Sharia).

Thường thì các nhà sản xuất và ngành công nghiệp không nhận thức được những yêu cầu này và bỏ qua nhu cầu của phần dân số này.

Phòng Thương mại Halal Hoa Kỳ, Inc, đẩy mạnh các Tiêu chuẩn chấp nhận và chứng nhận thống nhất. Một tiêu chuẩn thống nhất giúp thu hẹp khoảng cách giữa người tiêu dùng Hồi giáo và ngành công nghiệp, thiết lập uy tín và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy trình Halal.

  • Tinh khiết và sạch sẽ của nguồn gốc sản phẩm và quy trình sản xuất.
  • Bảo đảm an toàn và sức khỏe của con người bằng cách tiêu thụ những sản phẩm lành mạnh đúng với bản chất của thuật ngữ “Halal Toayyiban”(tinh khiết,sạch sẽ).
  • Thúc đẩy lối sống đạo đức bằng cách tránh đối xử tàn ác với động vật và bảo vệ môi trường.
  • Halal là lối sống mang lại lợi ích về thể chất và tinh thần cho cá nhân.
  • Halal không chỉ dành cho người Hồi giáo mà còn là dấu hiệu của sản phẩm chất lượng cao cho mọi người.

Phạm vi chứng nhận Halal

Phạm vi chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm gồm:

  • Thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn, sấy khô, đông lạnh và các sản phẩm đóng hộp không chứa những thành phần bị cấm theo luật sahariah của người Hồi giáo như thịt lợn, thịt chó, động vật ăn thịt, động vật lưỡng cư, động vật bị giết mổ không theo Tiêu chuẩn Halal, máu, rượu bia, chất gây nghiện,…
  • Phụ gia thực phẩm và hương liệu: bao gồm cả hương liệu tự nhiên và nhân tạo với yêu cầu không được chứa các thành phần bị cấm như trên.
  • Dụng cụ, bao bì, bao gói chứa đựng thực phẩm: tất cả các loại dụng cụ, bao bì, bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến vận chuyển phải có nguồn gốc chuẩn Halal.
  • Sản phẩm chăn nuôi và cơ sở giết mổ động vật: bao gồm tất cả các thú nuôi (ngoài lợn, chó, con la, con lừa, cá sấu,…) được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo, đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và giảm thiểu đau đớn cho con vật.
  • Sản phẩm trồng trọt: đảm bảo sản phẩm được trồng trong môi trường chuẩn Halal với hệ thống tưới tiêu an toàn, không có hóa chất độc hại gây bệnh hoặc làm ô nhiễm môi trường.
  • Sản phẩm thủy sản: đảm bảo thủy sản tươi ngon, chất lượng.
  • Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản: phải đảm bảo có nguồn gốc Halal.

Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc, để sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm được cấp chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần chú ý:

  • Những sản phẩm không xác định rõ là Halal hay Haram được gọi là Mushbooh tức là nghi ngờ và người Hồi giáo sẽ không sử dụng những sản phẩm này.
  • Mỗi loại sản phẩm nêu trên sẽ tuân theo các tiêu chuẩn Halal chung và riêng cho từng loại sản phẩm, và các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tùy theo thị trường xuất khẩu mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Sản phẩm phải được sản xuất, chế biến bởi người khỏe mạnh, tỉnh táo, có chuyên môn và đã được đào tạo bài bản về Halal.

Phân biệt 3 nhóm tiêu chuẩn Halal phổ biến nhất hiện nay

Khác với đa số các chứng nhận khác, chứng nhận Halal hiện chưa có sự thừa nhận thống nhất toàn cầu giữa các tổ chức công nhận Halal để chấp nhận lẫn nhau vì lý do hàng rào kỹ thuật  cũng như tính độc quyền theo từng thị trường Hồi giáo trên thế giới.

Như với sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm (bao gồm cả bao bì, bao gói thực phẩm), mỗi thị trường nhập khẩu lại yêu cầu các tiêu chuẩn Halal khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu chuẩn Halal theo đúng thị trường đích xuất khẩu muốn hướng đến để đạt hiệu quả tốt nhất.

3 Thị trường chứng nhận Halal phổ biến Hiện nay:

Tiêu chuẩn GSO của tổ chức công nhận của  Hội đồng hợp tác vùng vịnh GCC viết tắc là GAC(Đính kèm theo logo của tổ chức)

Tiêu chuẩn Jakim của Cục phát triển Hồi giáo Maylaysia viết tắc là MS(Đính kèm logo của tổ chức)

Hệ thống Đảm bảo Halal HAS23000 của  BPJPH  Indonesia.( Đính kèm logo của tổ chức)


Quy trình chứng nhận HALAL

Dưới đây là quy trình triển khai chứng nhận HALAL tiêu chuẩn

Bước 1: Gửi thông tin đăng ký chứng nhận

  • Khách hàng xác định sản phẩm cần chứng nhận.
  • Lựa chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu:
    • JAKIM (Malaysia)
    • BPJPH (Indonesia)
    • GCC (UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain)
  • Liên hệ Good Việt Nam để được tư vấn miễn phí về lựa chọn chương trình chứng nhận.

Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng

  • Good Việt Nam xem xét thông tin đăng ký và báo giá dịch vụ tư vấn chứng nhận.
  • Hai bên thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng.

Bước 3: Đánh giá

  • Giai đoạn 1: Đánh giá hồ sơ (tại nhà máy hoặc qua email)
    • Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu, bao gồm:
      • Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm sơ đồ tổ chức)
      • Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
      • Các giấy phép hoạt động (nếu có)
      • Quy trình/sơ đồ sản xuất sản phẩm
      • Kết quả thí nghiệm sản phẩm
      • Chứng chỉ Halal (nếu có) hoặc các chứng chỉ ISO, HACCP, BRC, FSSC, GMP, GHP, GAP… (nếu có)
      • Hồ sơ chứng minh nguyên liệu, phụ gia không chứa thành phần Haram
  • Giai đoạn 2: Đánh giá hiện trường
    • Kiểm tra cơ sở sản xuất để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn Halal quốc tế.

Bước 4: Đánh giá và thẩm xét

  • Đánh giá tài liệu và hiện trường.
  • Chuyên gia lập báo cáo đánh giá.
  • Thẩm xét kỹ thuật và sự phù hợp với tiêu chuẩn Halal.
  • Xác nhận chi phí.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận Halal

  • Cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng logo Halal.
  • Thời hạn hiệu lực: 1 năm.
  • Giám sát định kỳ 6 tháng/lần.
  • Đánh giá chứng nhận lại trước khi hết hạn 1 tháng.

Khách hàng nên liên hệ trực tiếp với Good Việt Nam để nhận được tư vấn chi tiết từ chuyên gia HALAL của chúng tôi.

Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005 Chat Facebook Good Việt Nam