Tiêu chuẩn IFS FOOD là gì? Version mới nhất của tiêu chuẩn IFS

Căn cứ vào điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, IFS, BRC, ISO 22000, FSSSC 22000 còn hiệu lực sẽ không cần cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nữa. Vậy chứng nhận IFS hay tiêu chuẩn IFS là gì mà lại có vai trò quan trọng an toàn thực phẩm như vậy. GOOD Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn IFS FOOD và quy trình cấp chứng nhận IFS FOOD.

Investen Tech (10)

Tiêu chuẩn IFS là gì?

660855daf9f32d65dc28488d 1818

Tiêu chuẩn IFS ( International Food Standard) là tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế được Global FOOD Safety Initative (GFSI) ban hành. Tiêu chuẩn này đánh giá các công ty chế biến thực phẩm và doanh nghiệp đóng gói các sản phẩm thực phẩm một cách an toàn, chất lượng theo yêu cầu và thông số kỹ thuật của khách hàng. Trong đó Tiêu chuẩn IFS FOODS là hệ thống bao gồm yêu cầu trách nhiệm của quản lý cấp cao, hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, quy trình vận hành, đo lường, phân tích và cải tiến. Hiện nay tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 8 là phiên bản mới nhất. 

Các yêu tố chính của tiêu chuẩn IFS

  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Thực hành nuôi trồng tốt/ thực hành sản xuất tốt/ thực hành thương mại tốt
  • Hệ thống HACCP

Hiện nay có bao nhiêu tiêu chuẩn IFS?

Tiêu chuẩn IFS hiện nay gồm 8 tiêu chuẩn:

  • (i) IFS Food – GFSI Benchmarked Standard: được áp dụng cho các tổ chức nơi sản phẩm được chế biến hoặc xử lý hoặc nếu có nguy cơ nhiễm bẩn trong quá trình đóng gói chính.
  • (ii) IFS Global Market Food: đánh giá an toàn thực phẩm áp cho các nhà bán lẻ và các sản phẩm thực phẩm có thương hiệu.
  • (iii) IFS Wholesale/Cash & Carry: áp dụng cho các nhà bán buôn, thị trường tiền mặt và xách tay.
  • (iv) IFS Logistics – Tiêu chuẩn điểm chuẩn GFSI: áp dụng cho cả sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm, bao gồm các hoạt động hậu cần, xếp dỡ và vận chuyển.
  • (v) IFS Global Markets Logistics: áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhỏ và ít phát triển.
  • (vi) IFS Broker: áp dụng cho các công ty chủ yếu tham gia vào các giao dịch và các hoạt động giao dịch, chọn nhà cung cấp và mua hoặc giao dịch hàng hóa sau đó được cung cấp cho khách hàng của chính họ.
  • (vii) IFS HPC: được áp dụng cho các sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân.
  • (viii) IFS PACsecure – GFSI Benchmarked Standard: được áp dụng cho các nhà sản xuất và chuyển đổi vật liệu đóng gói sơ cấp và thứ cấp.

Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn IFS FOOD

  • Đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng và nhà bán lẻ: Chứng nhận IFS đang rất được ưa chuộng không chỉ ở Châu Âu mà còn ở Mỹ. Chính vì vậy Doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu hoặc muốn tiếp cận với thị trường nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm không thể bỏ qua tiêu chuẩn IFS
  • Nâng cao chất lượng: Áp dụng tiêu chuẩn IFS các nhà cung cấp thực phẩm sẽ được đánh giá dựa trên việc họ có sản xuất sản phẩm và nguyên liệu thô an toàn chất lượng hay không. Nhu cầu về tính minh bạch và chủ động truy xuất được nguồn gốc của ngành thực phẩm đang rất cao. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IFS nhà cung cấp có thể cải thiện sản phẩm và hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. 
  • Chủ động kiểm soát rủi ro an toàn thực phẩm: IFS Food yêu cầu một hệ thống quản lý chặt chẽ để kiểm soát mọi nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.Việc đạt chứng nhận giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro như nhiễm khuẩn, sản phẩm lỗi, hay các vấn đề pháp lý liên quan đến chất lượng thực phẩm.
  • Cải thiện quy trình nội bộ và hiệu quả hệ thống sản xuất: Quá trình đạt chứng nhận yêu cầu doanh nghiệp phân tích, tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý chất lượng.Kết quả là nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng khả năng cạnh tranh.

Tóm lại, chứng nhận IFS Food không chỉ là một công cụ đảm bảo chất lượng mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường, và khẳng định vị thế trong ngành thực phẩm toàn cầu.

Nội dung chính của IFS FOOD

Tiêu chuẩn bao gồm tất cả các yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng thực phẩm: từ cam kết quản lý, kiểm soát quá trình, bảo vệ sản phẩm, đến xử lý sự cố và truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và độ tin cậy của thương hiệu.

Trách nhiệm quản lý

  • Lãnh đạo phải có cam kết trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm
  • Ban lãnh đạo phải chủ động ban hành chính sác và mục tiêu cụ thể liên quan đến an toàn thực phẩm
  • Có kế hoạch phân bố nguồn lực (nhân lực, thiết bị, tài chính) để thực hiện và duy trì tiêu chuẩn

Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

  • Thiết lập hệ thống quản lý phù hợp, thường dựa trên HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn).
  • Quản lý tài liệu và hồ sơ liên quan để đảm bảo sự minh bạch và truy xuất nguồn gốc.

Quản lý nguồn lực

  • Nhân sự: Đào tạo nhân viên đầy đủ về an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất và trách nhiệm cá nhân.
  • Cơ sở hạ tầng và môi trường: Cơ sở sản xuất, máy móc, và thiết bị phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh và an toàn.
  • Vệ sinh: Áp dụng các quy trình vệ sinh định kỳ và hiệu quả trong toàn bộ cơ sở.

Lập kế hoạch sản xuất và quy trình

  • Kiểm soát nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Quản lý sản phẩm trong suốt các giai đoạn sản xuất, chế biến, và đóng gói.
  • Thực hiện kiểm soát chất lượng trong mọi công đoạn.

 Bảo vệ sản phẩm

  • Phân tích nguy cơ và thực hiện biện pháp để bảo vệ sản phẩm khỏi nhiễm bẩn, làm giả, hoặc tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa gian lận thực phẩm (food fraud) và đảm bảo tính xác thực của sản phẩm.

Dấu vết và truy xuất nguồn gốc

Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để có thể xác định nguồn gốc của nguyên liệu, quá trình sản xuất, và lô hàng.
Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

Đánh giá và kiểm soát nội bộ

  • Kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý.
  • Kiểm soát nhà cung cấp: Đánh giá, lựa chọn, và giám sát nhà cung cấp để đảm bảo họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Quản lý khiếu nại, sự cố và thu hồi sản phẩm

  • Thiết lập hệ thống xử lý khiếu nại của khách hàng và phản hồi nhanh chóng.
  • Xây dựng quy trình quản lý sự cố, bao gồm thu hồi sản phẩm trong trường hợp cần thiết.
  • Đảm bảo giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tuân thủ pháp luật và yêu cầu của khách hàng

  • Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các quy định pháp lý tại thị trường tiêu thụ.
  • Tuân thủ các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, bao bì, và nhãn mác.

Doanh nghiệp cần những chuẩn bị điều kiện gì để có chứng nhận IFS FOOD

Quy trình chứng nhận IFS Food được thực hiện theo các bước cụ thể để đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Dưới đây là các bước chính trong quy trình chứng nhận:

Capture

Chuẩn bị ban đầu

  • Tìm hiểu tiêu chuẩn: Doanh nghiệp nghiên cứu các yêu cầu của IFS Food để hiểu rõ nội dung và phạm vi cần áp dụng.
  • Xác định phạm vi chứng nhận: Doanh nghiệp xác định sản phẩm, quy trình, và cơ sở sẽ được đánh giá.
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Chọn tổ chức chứng nhận được công nhận bởi IFS để thực hiện đánh giá.

2

Đánh giá nội bộ và chuẩn bị hệ thống

  • Xây dựng hệ thống quản lý: Doanh nghiệp thiết lập hoặc điều chỉnh hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của IFS Food.
  • Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ về tiêu chuẩn và vai trò của họ trong việc duy trì hệ thống.
  • Thực hiện đánh giá nội bộ: Kiểm tra toàn bộ hệ thống và các quy trình để xác định các điểm không phù hợp.
  • Khắc phục: Sửa chữa các vấn đề không phù hợp được phát hiện trong đánh giá nội bộ.

3

Đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận

  • Liên hệ tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp gửi yêu cầu đánh giá và thống nhất phạm vi, thời gian, và chi phí chứng nhận.
  • Ký hợp đồng: Thỏa thuận chính thức giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận.

4

Đánh giá chứng nhận

  • Kiểm tra tài liệu: Đánh giá viên kiểm tra các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý và quy trình sản xuất.
  • Đánh giá tại chỗ:
  • Kiểm tra toàn diện cơ sở sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, đến thành phẩm.
  • Xem xét các vấn đề như vệ sinh, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, và biện pháp phòng ngừa gian lận thực phẩm.
  • Xác định điểm không phù hợp:

5

Báo cáo và xử lý điểm không phù hợp

  • Báo cáo đánh giá: Tổ chức chứng nhận cung cấp báo cáo chi tiết về kết quả đánh giá.
  • Khắc phục lỗi: Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp trong thời gian quy định (thường là 6 tuần với lỗi lớn).
  • Báo cáo các biện pháp khắc phục cho tổ chức chứng nhận để xác minh.

6

Cấp chứng nhận

  • Đánh giá lại (nếu cần thiết): Nếu các lỗi đã được khắc phục, tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá bổ sung.
  • Cấp chứng nhận IFS Food: Khi tất cả yêu cầu được đáp ứng, doanh nghiệp nhận chứng nhận, có giá trị trong 12 tháng.

7

Giám sát và tái chứng nhận

  • Đánh giá giám sát: Doanh nghiệp duy trì hệ thống và thực hiện các cải tiến liên tục.
  • Tái chứng nhận: Sau 12 tháng, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá lại để gia hạn chứng nhận.

Doanh nghiệp đang quan tâm tới Chứng nhận tiêu chuẩn IFS FOOD vui lòng liên hệ với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian nhanh nhất

 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo