- Lãnh đạo cam kết thực hiện SA 8000
- Đào tạo và tìm hiểu về SA 8000
- Đánh giá điều kiện ban đầu và lập kế hoạch.
- Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu.
- Áp dụng hệ thống vào thực tế
- Đánh giá nội bộ, cải tiến Hệ thống
- Chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000
Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ chứng nhận SA 8000
Tiêu chuẩn SA 8000 đang là một trong những điều kiện cho Doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế trong thời gian gầy đây. Xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng của khách hàng và công chúng về điều kiện làm việc vô nhân đạo ở các nước đang phát triển đã dẫn đến việc thành lập Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội (SAI) vào năm 1997. Mục đích của SAI là thiết lập một quy tắc thực hành chung cho các điều kiện lao động trong sản xuất và công nghiệp, nông nghiệp.
* Lựa chọn GOOD VIỆT NAM, khách hàng có thể nhận được những dịch vụ có giá trị chất lượng gắn liền với thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể:
✅ GOOD Việt Nam là một tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm triển khai tư vấn SA 8000 và hiểu rõ về yêu cầu của các Tiêu chuẩn.
✅ Đội ngũ chuyên gia có từ 10 năm kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với khách hàng.
✅ Mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế cho doanh nghiệp.
✅ Giấy chứng nhận SA 8000 hợp pháp, có giá trị trong hợp đồng và đấu thầu
Tìm hiểu SA 8000 tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là gì?
SA 8000 là một tiêu chuẩn tự nguyện để tuân thủ xã hội dựa trên Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, luật lao động quốc gia và các quy tắc nhân quyền quốc tế. Văn phòng chứng nhận quốc gia có đội ngũ Chuyên gia kinh nghiệm, năng lực trong việc đào tạo và hỗ trợ để Doanh nghiệp đạt được chứng nhận SA 8000.
SAI đã ban hành tiêu chuẩn SA 8000 để thiết lập các tiêu chuẩn mới về quyền của người lao động. SA8000 được thiết kế để tuân theo các thỏa thuận quốc tế hiện có bao gồm công ước ILO, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
TIÊU CHUẨN SA 8000 – TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
SA 8000 là hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, là một trong những bộ tiêu chuẩn của SAI (Tổ chức Quốc tế đa ngành phi chính phủ).
SA 8000 là tiêu chuẩn tự nguyện, dành cho cá nhân (doanh nghiệp) sử dụng lao động với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Bộ tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng, áp dụng để đánh giá chứng nhận dựa trên:
- Tuyên bố của Liên hợp quốc về Nhân quyền.
- Tổ chức Lao động Quốc tế.
- Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
Tiêu chuẩn SA 8000 đang là một trong những điều kiện cho Doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế trong thời gian gần đây. Xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng của khách hàng và công chúng về điều kiện làm việc vô nhân đạo ở các nước đang phát triển đã dẫn đến việc thành lập Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội (SAI) vào năm 1997. Mục đích của SAI là thiết lập một quy tắc thực hành chung cho các điều kiện lao động trong sản xuất và công nghiệp, nông nghiệp.
SAI đã ban hành tiêu chuẩn SA 8000 để thiết lập các tiêu chuẩn mới về quyền của người lao động. SA8000 được thiết kế để tuân theo các thỏa thuận quốc tế hiện có bao gồm công ước ILO, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
TIÊU CHUẨN SA 8000 LÀ GÌ ?
Tiêu chuẩn SA 8000 là hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới SAI (tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế).
SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế ban hành lần đầu năm 1997, ban hành lần hai năm 2001. Tiêu chuẩn này đưa các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu.
SA là chữ viết tắt của SOCIAL ACCOUNTABILITY nghĩa là Trách nhiệm xã hội . Social Accountability International (SAI) là một tổ chức phi chính phủ toàn cầu thúc đẩy quyền con người tại nơi làm việc thành lập năm 1977. Website: https://sa-intl.org
Tổ chức này bao gồm các đại diện của các hiệp hội , các tổ chức nhân quyền và quyền trẻ em, các học viện, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các nhà thầu, các nhà tư vấn , các công ty tài chính.
PHẠM VI ÁP DỤNG SA 8000?
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.
Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
Tiêu chuẩn SA 8000 này dựa trên
– Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền,
– Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
– Những quy chuẩn nhân quyền quốc tế và luật lao động của nước sở tại.
SA 8000 được sự ủng hộ, thừa nhận và quan tâm của các Công ty lớn trên thế giới
Tìm hiểu thêm về ISO 9001 qua loạt bài viết của Good Việt Nam
LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN SA 8000?
- Tăng năng suất
Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này. Nghĩa là phải đối xử công bằng và mang đến quyền lợi tốt nhất cho người lao động. Từ đó, giúp tăng thêm tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự giác cũng như sự tận tụy của người lao động với công việc → Năng suất tăng, giảm chi phí quản lý và các chi phí liên quan đến các vấn đề xã hội khác.
- Cải thiện môi trường làm việc
Chứng chỉ SA 8000 là phù hợp với những Công ước chung của Quốc tế nên giúp các doanh nghiệp có thể thu hút được những lao động chất lượng, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Từ đó tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Mở rộng cơ hội kinh doanh
Có thể nói, chứng chỉ SA 8000 đóng vai trò như một “giấy thông hành” giúp doanh nghiệp tăng cơ hội xuất khẩu, có thể mở rộng thị trường kinh doanh của mình sang những quốc gia, khu vực khác.
- Danh tiếng của tổ chức;
– Khả năng thu hút và giữ chân người lao động hay thành viên, khách hàng hoặc người sử dụng;
– Duy trì tinh thần, cam kết và năng suất của người lao động;
– Quan điểm của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà tài trợ và cộng đồng tài chính; và
– Mối quan hệ với các công ty, chính phủ, truyền thông, nhà cung cấp, tổ chức ngang cấp, khách hàng và cộng đồng trong đó tổ chức hoạt động.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN SA 8000
SAI đã ban hành 3 phiên bản SA 8000 vào các năm 1997, 2008 và 2014.
Các bạn có thể download tiêu chuẩn SA 8000 tại đây: ( Tiêu chuẩn SA 8000:2014 pdf)
Các chuẩn mực trách nhiệm xã hội khác tương tự SA 8000 như:
-
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000 – Social Responsibility do ISO ban hành ngày 1/11/2010.
-
Chương trình BSCI –Business Social Compliance Initiative
-
Chương trình WRAP – Worldwide Responsible Accredited Production.
CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN SA 8000
Tiêu chuẩn bao gồm 9 yêu cầu
1. LAO ĐỘNG TRẺ EM
Nghiêm cấm lao động trẻ em (dưới 15 tuổi trong hầu hết các trường hợp). Các công ty được chứng nhận SA 8000 cũng phải hỗ trợ tài chính cho việc giáo dục trẻ em có thể bị mất việc do yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Lao động trẻ em – Tiêu chuẩn SA 8000
2. LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HOẶC BẮT BUỘC
Người lao động không thể bị giữ giấy tờ tùy thân gốc hoặc trả “chi phí tuyển dụng” để được làm việc.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc – Tiêu chuẩn SA 8000
3. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Các công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Bao gồm nước uống, nhà vệ sinh, thiết bị an toàn hiện hành và đào tạo cần thiết.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp – Tiêu chuẩn SA 8000
4. QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ QUYỀN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ
Bảo vệ quyền của người lao động được thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể mà không sợ bị trù dập, trả thù.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể – Tiêu chuẩn SA 8000
5. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, thành viên công đoàn hoặc đảng phái chính trị.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Phân biệt đối xử – Tiêu chuẩn SA 8000
6. XỬ PHẠT
Cấm trừng phạt thân thể, cưỡng bức tinh thần hoặc thể chất và lạm dụng lời nói đối với người lao động.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Xử phạt – Tiêu chuẩn SA 8000
7. GIỜ LÀM VIỆC
Cung cấp cho một tuần làm việc tối đa 48 giờ, với tối thiểu một ngày nghỉ mỗi tuần và giới hạn 12 giờ làm thêm mỗi tuần và được trả lương theo mức phí bảo hiểm.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Giờ làm việc – Tiêu chuẩn SA 8000
8. TIỀN LƯƠNG
Tiền lương được trả phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu và đủ cho các nhu cầu cơ bản của người lao động.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Tiền lương – Tiêu chuẩn SA 8000
9. HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Xác định các thủ tục để thực hiện quản lý hiệu quả và xem xét việc tuân thủ SA 8000, từ việc chỉ định nhân viên có trách nhiệm đến lưu giữ hồ sơ, giải quyết các mối quan tâm và thực hiện các hành động khắc phục.
Xem hướng dẫn tại bài viết:
Hướng dẫn điều khoản Hệ thống quản lý – Tiêu chuẩn SA 8000
Để hiểu rõ hơn về các điều khoản và cách đáp ứng yêu cầu của SA 8000. Các bạn vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi.
QUY TRÌNH CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI TƯ VẤN CHỨNG NHẬN SA 8000?
PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN TIÊU CHUẨN SA 8000
– Bộ Luật lao động 2019
– Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người …
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
– Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ LIÊN QUAN SA 8000
Tổ chức cũng phải (bắt buộc) tuân theo các nguyên tắc trong các chuẩn mực quốc tế sau:
- Công ước ILO 1 (Giờ làm việc – Ngành công nghiệp) và Khuyến nghị 116 (Giảm giờ làm)
- Công ước ILO 29 (Lao động cưỡng bức) và 105 (Xóa bỏ Lao động cưỡng bức)
- Công ước ILO 87 (Tự do hội đoàn)
- Công ước ILO 98 (Quyền thương lượng tập thể)
- Công ước ILO 102 (Bảo hiểm xã hội – Các tiêu chuẩn tối thiểu)
- Công ước ILO 131 (Áp dụng mức lương tối thiểu)
- Công ước ILO 135 (Đại diện người lao động)
- Công ước ILO 138 và Khuyến nghị 146 (Độ tuổi tổi thiểu)
- Công ước ILO 155 và Khuyến nghị 164 (An toàn và sức khỏe lao động)
- Công ước ILO 182 (Các hình thức tồi tệ nhất của Lao động trẻ em)
- Công ước ILO 183 (Bảo vệ sản phụ)
-
…..