Tìm hiểu về Tiêu chuẩn BSCI – Bộ quy tắc ứng xử của Amfori

BSCI là viết tắt của Business Social Compliance Initiative (Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh). BSCI là một tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội cho chuỗi cung ứng. BSCI được ban hành năm 2003 bởi Hiệp hội Ngoại thương (FTA), nay gọi là Amfori. Đây hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu thế giới về thương mại bền vững. Một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Brussels (Bỉ).

TIÊU CHUẨN BSCI – Bộ quy tắc ứng xử của Amfori

bsci amfori

Amfori đặt ra quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. Bộ quy tắc ứng xử Amfori BSCI dựa trên các công ước quốc tế như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Quyền trẻ em và các nguyên tắc kinh doanh, Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền, Hướng dẫn của OECD, Công ước toàn cầu của Liên hợp quốc và các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có liên quan đến việc cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng là gì ?

Để hiểu đầy đủ tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử BSCI. Trước tiên cần hiểu chuỗi cung ứng là gì ?

Chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty hoặc cá nhân hỗ trợ tạo ra sản phẩm.

💡 Ví dụ: một công ty sản xuất lon nước ngọt cho đồ uống có ga sẽ được coi là một phần của chuỗi cung ứng. Vì một loại đồ uống để bán nếu không thể cần một nơi để đóng chai.

Chuỗi cung ứng bắt đầu từ các công ty tạo ra nguyên liệu thô và kết thúc công đoạn vận chuyển cuối cùng. Ví dụ: xe tải giao hàng; shipper..

👉 Tóm lại, nếu không có chuỗi cung ứng – không thể sản xuất hoặc giao sản phẩm cho khách hàng.

Chuỗi cung ứng có thể biểu hiện dưới dạng các cửa hàng, nhà cung cấp và kho. Bất kỳ nơi nào sản phẩm đã từng đến trước đều là một phần của chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng là điều cần thiết đối với tất cả các công ty. Nó cũng có thể giúp cải thiện hiệu quả trong dây chuyền sản xuất của công ty, giảm chi phí kinh doanh và đảm bảo lòng trung thành của khách hàng.

💡 Bộ quy tắc ứng xử BSCI ra đời với mục tiêu hướng đến hiệu quả của chuỗi cung ứng. Vì một công ty không thể thực hiện các quy định kinh doanh thành công nếu không có hệ thống quản lý chuỗi cung ứng phù hợp.

Nội dung chính của Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Amfori BSCI conductMục tiêu chính của bộ quy tắc ứng xử BSCI là để quản lý chuỗi cung ứng của công ty.

Các công ty cam kết tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI được kỳ vọng sẽ cập nhật cho nhân viên của mình về quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên, cũng như khuyến khích các đối tác kinh doanh khác cung cấp mức độ bảo vệ tương tự cho nhân viên của họ.

Nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử BSCI yêu cầu Doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ 13 quy tắc (PA – Performance Area)

PA 1: Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội và chuỗi cung ứng (Social management systems and cascade effect)
PA 2: Sự tham gia và bảo vệ người lao động (Workers involvement and protection)

PA 3: Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể (The rights of freedom of association and collective bargaining)
PA 4: Không phân biệt đối xử (No Discrimination)
PA 5: Thù lao công bằng (Fair Remuneration)
PA 6: Giờ làm việc hợp lý (Decent working hours)
PA 7: An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational health and safety)
PA 8: Không sử dụng Lao động trẻ em (No child labour)
PA 9: Bảo vệ đặc biệt cho Lao động vị thành niên (Special Protection for Young Workers)
PA 10: Không cung cấp việc làm tạm thời (No Precarious Employment)
PA 11: Không có lao động rằng buộc, cưỡng bức (No Bonded Labour)
PA 12: Bảo vệ môi trường (Protection of the environment)
PA 13: Kinh doanh có đạo đức (Ethical behaviour)

Tham khảo:
– Các yêu cầu của Bộ quy tắc ứng xử BSCI (mới nhất)

Lý do các Doanh nghiệp cần tuân thủ BSCI

Tiêu chuẩn BSCI được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, công ty bán lẻ trên toàn thế giới đánh giá cao và áp dụng.
Nó như một chuẩn mực cho tất cả công ty tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu về trách nhiệm xã hội.
Do đó, việc tuân thủ BSCI hiện nay như một điều bắt buộc khi Doanh nghiệp muốn cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các lợi ích của tiêu chuẩn BSCI cho Doanh nghiệp:

  • Đây là tiêu chuẩn tự nguyện. Khi tham gia BSCI, các doanh nghiệp cam kết tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm xã hội, tạo ra môi trường làm việc an toàn và công bằng.
  • BSCI sẽ được đánh giá lại định kỳ, cho thấy doanh nghiệp luôn sẵn sàng cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của mình.
  • Nơi làm việc không có lao động trẻ em. Sản phẩm không được làm từ nguồn lao động áp bức.
  • Các doanh nghiệp tham gia BSCI có thể dễ dàng xuất khẩu sang các nước tiên tiến trên thế giới. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tiết kiệm chi phí, tăng doanh số và lợi nhuận.

Các doanh nghiệp tham gia BSCI được các đối tác đánh giá cao, nâng cao thương hiệu, xuất nhập khẩu, dẫn đến tăng doanh số. Các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện môi trường làm việc, tạo mối quan hệ lành mạnh với người lao động. Cả hai bên đều có lợi.

Chứng nhận BSCI

CBSCI audit reporthương trình BSCI không phải là chương trình chứng nhận – nhà cung cấp có thể không nhận được Giấy chứng chính thức sau khi kết thúc quá trình đánh giá BSCI.
Kết quả đánh giá ở đây sẽ là 01 Báo cáo đánh giá của 01 tổ chức chứng nhận được ủy quyền.

BSCI được thành lập vào năm 2003 bởi Hiệp hội Thương mại Đối ngoại (FTA, đổi tên thành Amfori từ năm 2018). Tuy nhiên, AMFORI BSCI không tự tiến hành đánh giá chứng nhận. Amfori BSCI sẽ ủy quyền cho các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá theo Bộ quy tắc ứng xử BSCI Amfori.

Ví dụ: AMFORI BSCI sẽ ủy quyền cho Eurofin CPA đánh giá BSCI của Doanh nghiệp, dựa trên yêu cầu của Doanh nghiệp, đối tác kinh doanh.

Doanh nghiệp biết chi tiết về chứng nhận BSCI, tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:

– Các bước thực hiện chứng nhận BSCI (xem tại đây)

Làm thế nào để có được chứng nhận BSCI ?

Để có được chứng nhận BSCI (Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh), Doanh nghiệp cần triển khai các bước sau:

1. Đánh giá đủ điều kiện

Xác định xem tổ chức của bạn có đủ điều kiện để được chứng nhận BSCI hay không. BSCI áp dụng cho các công ty có nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau muốn đảm bảo tuân thủ xã hội trong chuỗi cung ứng của mình.

2. Đào tạo và triển khai đáp ứng về các yêu cầu của BSCI

Hiểu Bộ quy tắc ứng xử và các yêu cầu của BSCI sẽ giúp doanh nghiệp triển khai được hệ thống đảm bảo các quy định của BSCI.

3. Tiến hành tự đánh giá

Đánh giá các hoạt động và chính sách hiện tại của Doanh nghiệp theo các yêu cầu của BSCI. Xác định bất kỳ vấn đề nào cần cải thiện về tuân thủ xã hội trong chuỗi cung ứng của bạn.

4. Quản lý các nhà cung cấp

Trao đổi với nhà cung cấp và khuyến khích họ tuân thủ các nguyên tắc BSCI. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội và các hoạt động đạo đức trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp.

5. Chọn một tổ chức chứng nhận

Doanh nghiệp một tổ chức chứng nhận được công nhận. Tổ chức này phải được ủy quyền cấp chứng chỉ BSCI từ AMFORI BSCI.

6. Lên kế hoạch đánh giá:

Phối hợp với tổ chức chứng nhận đã chọn để lên lịch đánh giá BSCI.

7. Thực hiện các hành động khắc phục:

Sau khi đánh giá, Doanh nghiệp cần phải triển khai các điểm không phù hợp trong hệ thống (nếu có)

8. Đánh giá các hành động khắc phục:

Nếu cần thiết, Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá xác nhận việc thực hiện các hành động khắc phục và tuân thủ các yêu cầu của BSCI.

9. Cấp chứng nhận:

Sau khi tổ chức chứng nhận xác minh rằng tổ chức của bạn đáp ứng các yêu cầu của BSCI. Tổ chwucs chứng nhận sẽ cấp 01 báo cáo đánh giá về việc tuân thủ BSCI, xác nhận tổ chức của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn tuân thủ xã hội.

bao cao danh gia BSCI
   Báo cáo đánh giá BSCI

10. Cải tiến liên tục:

Duy trì và giám sát thường xuyên các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức và các nhà cung cấp để thúc đẩy thay đổi tích cực trong chuỗi cung ứng của bạn.

Trên đây là các nội dung cơ bản về BSCI, để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn BSCI, các đáp ứng các yêu cầu BSCI và cách đạt được chứng nhận BSCI vui lòng xem các bài viết liên quan của GOOD VIỆT NAM hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được chỗ trợ.

TIÊU CHUẨN BSCI VỚI GOOD VIỆT NAM

GOOD VIỆT NAM đang làm việc với đội ngũ các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội như: luật sư; chuyên gia môi trường; chuyên gia an toàn…
GOOD VIỆT NAM đang hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc để triển khai và đạt được xếp hạng của Amfori BSCI.

Các dịch vụ về Amfori BSCI của GOOD VIỆT NAM bao gồm: đào tạo, triển khai, tư vấn, phân tích đáp ứng, lập tài liệu, đánh giá nội bộ, kiểm tra trước khi đánh giá, đánh giá của bên thứ ba thông qua các bên thứ ba được công nhận và được Amfori BSCI chấp thuận và các dịch vụ hỗ trợ sau khi chứng nhận để giúp tổ chức của bạn đạt được kết quả tốt nhất của Amfoir BSCI.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

 

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo