Tiêu chuẩn RCS( Recycled Claim Standard): Tuyên bố tái chế toàn cầu

Tiêu chuẩn RCS là tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện gồm các thiết lập về yêu cầu về  khả năng truy xuất nguồn gốc, nội dung tái chế, hạn chế sử dụng hóa chất nguy hiểm và chuỗi sản xuất  tái chế. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, kéo sợi, in, dệt,…theo đuổi xu hướng hoạt động bền vững lựa chọn áp dụng RCS sẽ có rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển trong tương lai. 

tieu chuan rcs

 

Texile Exchange là tổ chức nào?

Trước khi đến với định nghĩa của RCS tổ chức doanh nghiệp cần biết tới Texile Exchange. Đây là tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, họ tập trung vào việc thúc đẩy và ủng hộ việc áp dụng các hoạt động bền vững trong ngành dệt may. Texile Exchange được thành lập vào năm 2002, các tiêu chuẩn của họ đặt ra đều xoay quanh việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội trong lĩnh vực dệt may một cách bền vững. 

 

Tầm nhìn của Texile Exchange chính là thay đổi ngành công nghiệp thời trang và dệt may toàn cầu mang lại nhiều hơn những gì mà ngành công nghiệp này lấy đi của trái đất. Họ muốn đảm bảo rằng các vật liệu may mặc được sử dụng, sản xuất theo hướng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng con người. Bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp ngành may mặc có thể áp dụng. Từ đó mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tiêu chuẩn RCS là một trong những tiêu chuẩn do Texile Exchange sáng lập và nghiên cứu.

Tiêu chuẩn RCS là gì?

tieu chuan tai che rcs

Tiêu chuẩn RCS (Recycled Claim Standard) là tên của bộ Tiêu chuẩn về Tuyên bố Tái chế toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này được Textile Exchange và Nhóm công tác về xác định tính bền vững thuộc Hiệp hội công nghiệp ngoài trời (Outdoor Industry Association’s Sustainability Working Group’s Materials) phát triển vào năm 2013.

Trong đó tiêu chuẩn RCS là một tiêu chuẩn tự nguyện bao gồm các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba đảm bảo xác minh được nguyên liệu đầu vào, chuỗi sản xuất cho các sản phẩm được chế tạo từ nguyên vật liệu tái chế.

Đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn RCS

Tiêu chuẩn RCS có thể áp dụng với bất kỳ sản phẩm nào được chứa ít nhất 5% vật liệu tái chế. Trong đó mỗi giai đoạn sản xuất đều phải được đánh giá chứng nhận, bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc tới hoạt động mua bán cuối cùng. 

Các địa điểm tập trung vật liệu và thu thập vật liệu bắt buộc phải tự khai báo, thu thập tài liệu và đến tận nơi để đánh giá. 

Mục đích của tiêu chuẩn RCS

Giống như tiêu chuẩn GRS, tiêu chuẩn RCS tập trung vào ba mục tiêu chính:

  • Thống nhất định nghĩa của hoạt động “tái chế” trên các ứng dụng khác nhau
  • Xác định hàm lượng tái ché trong sản phẩm
  • Cung cấp cho các thương hiệu và người tiêu dùng các phương tiện để đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn

Tóm lại mục đính chính của RCS chính là tăng cường tính minh bạch và đảm bảo cho vật liệu sợi tái chế.

Tiêu chuẩn RCS xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

Trong tâm của tiêu chuẩn RCS chính là theo dõi nguyên liệu tái chế từ nguồn gốc đến nơi lưu trữ. Cụ thể như sau:

  • Xác định được vật liệu tái chế: Vật liệu được gọi là tái chế phải đáp ứng đúng theo định nghĩa “tái chế” của ISO 14021`: Tái chế là đặc tính của sản phẩm, bao bì hoặc bộ phận kèm theo có thể được tách ra từ dòng thải thông qua các chương trình và quá trình sẵn có và có thể thu gom, chế biến và đưa vào sử dụng ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm “. Trong đó vật liệu trong trước và sau sử dụng đều được chấp nhận
  • Có trách nhiệm trong việc sản xuất: Các cơ sở sản xuất vật liệu tái chế phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ xã hội và môi trường. Bạn phải bảo đảm rằng các hóa chất có khả năng gây hại không phép sử dụng trên các sản phẩm đạt chứng nhận RCS
  • Tổ chức chứng nhận uy tín: Doanh nghiệp cần phải lựa chọn tổ chức chứng nhận chuyên nghiệp của bên thứ ba sẽ đánh giá từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng vật liệu tái chế
  • Gắn nhãn dễ dàng: Các sản phẩm tái chế đáp đứng yêu cầu theo tiêu chuẩn RCS đều được phép dán nhãn RCS.

Doanh nghiệp tham khảo thêm nội dung về áp dụng tiêu chuẩn RCS tại đây: tieu-chuan-rcs-TA-pdf

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn RCS

Áp dụng tiêu chuẩn Recycled Claim Standard (RCS) mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành dệt may và sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về tính bền vững và trách nhiệm môi trường ngày càng cao. Dưới đây là một số lợi ích chính khi áp dụng tiêu chuẩn RCS:

vat-lieu-tai-che
Những vật liệu hay được tái chế

approval 2

Tăng cường tính minh bạch và uy tín

  • Xác nhận nguồn gốc tái chế: Áp dụng RCS giúp chứng minh rằng sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế thật sự, từ đó nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
  • Tăng cường uy tín thương hiệu: Việc chứng nhận sản phẩm theo RCS tạo niềm tin đối với khách hàng và đối tác về cam kết bảo vệ môi trường và bền vững của doanh nghiệp, từ đó củng cố giá trị thương hiệu.
  • Đóng góp vào bảo vệ môi trường
  • Giảm thiểu chất thải và tác động đến môi trường: Việc sử dụng nguyên liệu tái chế thay thế nguyên liệu mới giúp giảm lượng chất thải nhựa, vải, và các vật liệu khác. Điều này đóng góp vào việc giảm ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  • Khuyến khích tái chế và sản xuất bền vững: RCS khuyến khích các công ty và nhà sản xuất áp dụng quy trình tái chế và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, giúp giảm lượng vật liệu thải ra môi trường.

approval 2

Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế

  • Phù hợp với các quy định môi trường toàn cầu: Việc áp dụng RCS giúp các công ty tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý, đặc biệt là trong các thị trường yêu cầu tính bền vững cao.
  • Chuẩn bị cho các quy định trong tương lai: Các quy định về môi trường và tái chế đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn, vì vậy việc áp dụng RCS giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai.

approval 2

Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng

  • Kiểm soát chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu: Việc sử dụng RCS giúp các công ty kiểm soát chất lượng và tính hợp pháp của nguyên liệu tái chế trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro từ việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng hoặc không đúng nguồn gốc.
  • Tạo sự kết nối trong chuỗi cung ứng: Tiêu chuẩn RCS giúp tạo ra một mạng lưới các nhà cung cấp và đối tác có cam kết chung về bền vững và sử dụng nguyên liệu tái chế, qua đó cải thiện sự hợp tác và hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

approval 2

Cải thiện quy trình sản xuất và giảm chi phí

  • Sử dụng nguyên liệu tái chế hiệu quả: Việc sử dụng nguyên liệu tái chế giúp giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là trong những trường hợp các nguyên liệu tái chế có giá thành thấp hơn so với nguyên liệu mới.
  • Tăng hiệu suất và giảm lượng chất thải: Áp dụng RCS khuyến khích các công ty tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lượng chất thải và tăng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên.

approval 2

Phát triển các sản phẩm bền vững phù hợp với xu thế

  • Khuyến khích đổi mới: Tiêu chuẩn RCS thúc đẩy các công ty đổi mới trong việc phát triển các sản phẩm bền vững, sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc phát triển các công nghệ sản xuất tiên tiến.
  • Tạo ra các sản phẩm được chứng nhận bền vững: Việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới, dễ dàng được thị trường đón nhận vì đáp ứng yêu cầu về môi trường và bền vững.

approval 2

Nâng cao mối quan hệ với các nhà đầu tư và đối tác

  • Thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư: Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn RCS sẽ được các nhà đầu tư chú ý hơn, đặc biệt là những nhà đầu tư quan tâm đến các yếu tố bền vững trong quá trình đầu tư.
  • Xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài: Việc chứng nhận sản phẩm theo RCS cũng giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác trong ngành dệt may và sản xuất, những đối tác có cam kết tương tự về bảo vệ môi trường.

approval 2

Tăng tính cạnh tranh

  • Lợi thế cạnh tranh: Việc áp dụng RCS giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong ngành công nghiệp dệt may và sản xuất khi các sản phẩm có chứng nhận này sẽ được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.
  • Khẳng định cam kết lâu dài về bền vững: Sản phẩm có chứng nhận RCS khẳng định cam kết lâu dài của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững, từ đó tạo dựng lòng tin với khách hàng và cộng đồng.

Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn RCS

Doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may có hoạt động kéo sợi, đan, in sản xuất, dệt, nhuộm, phân phối và xây dựng thương hiệu, tái chế và chế biến vật liệu tái chế đang có nhu cầu Chứng nhận tiêu chuẩn RCS có thể tham khảo thêm tại nội dung bài viết:

=> Chứng nhận RCS của Texile Exchange: Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu

Để được hỗ trợ giải đáp những thông tin cụ thể về tiêu chuẩn RCS, chứng nhận tiêu chuẩn RCS doanh nghiệp vui lòng liên hệ với  Văn phòng chứng nhận Quốc gia GOOD Việt Nam.

  • VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

    Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

    Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

    E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

    Website:        chungnhanquocgia.com

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI

    VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

    Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

    Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

    Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo