GFSI là gì? Danh sách tiêu chuẩn được GFSI công nhận

Thị trường xuất khẩu thực phẩm tại Việt Nam sang các nước Châu Âu đang càng ngày phát triển. Thế nhưng để có thể tạo được lợi thế khi tiếp cận thị trường hình mẫu về an ninh thực phẩm không phải điều dễ dàng. GFSI là tổ chức về đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm mang tính toàn cầu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nước ngoài. 

GFSI là gì?

sang kien an toan thuc pham toan cauGFSI ( Global Food Safety Initiative) được hiểu là tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu. Tổ chức này hoạt động và được điều phối bởi Diễn đàn Doanh nghiệp Thực phẩm CIES. Diễn đàn như một hệ thống thực phẩm toàn cầu bao gồm khoảng 400 nhà bán lẻ và nhà sản xuất trên toàn thế giới. Tổ chức này có sự tham gia bởi các chuyên gia về an toàn thực phẩm hàng đầu thế giới từ khâu bán lẻ, thu gom, nhà sản xuất cho tới các chuyên gia thuộc Tổ chức quốc tế, học viện, chính phủ. 

Mục đích của họ là giám sát và đánh giá các mô hình, chuỗi cung ứng, sản xuất đáp ứng với các tiêu chuẩn mà họ đưa ra. Các tiêu chí này sẽ phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhờ có sự giám sát chặt chẽ mà các sản phẩm có chất lượng ra được lưu hành trên thế giới.

Mục tiêu của tổ chức GFSI

Tổ chức GFSI hoạt động và phát triển với mục tiêu:

  • Giảm thiểu các rủi ro về an toàn thực phẩm bằng cách cung cấp và kết hợp các tiêu chí tương đương với các hệ thống quản lý thực phẩm hiệu quả
  • Quản lý chi phí trong hệ thống thực phẩm toàn cầu bằng cách loại bỏ sự hành động dư thừa và cải thiện hiệu suất hoạt động
  • Phát triển năng lực và xây dựng kĩ năng về an toàn thực phẩm để tạo ra các hệ thống thực phẩm toàn cầu một cách thống nhất và hiệu quả
  • Cung cấp nền tảng của các bên liên quan, tạo kết nối và sự hợp tác giữa các vùng, quốc gia

Cách thức hoạt động của tổ chức GFSI

tu nong trai toi ban an

Tổ chức GFSI không chỉ tổng hợp các định nghĩa về yêu cầu an toàn thực phẩm qua quá trình đo thang điểm chuẩn. GFSI còn mở rộng các yêu cầu để có thể bao quát toàn bộ các phạm vi của chuỗi cung ứng “ farm-to-table ( từ trang trại tới bàn ăn).

Ngoài ra một số hoạt động phụ của GFSI còn có xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ hoặc kém phát triển hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tiếp cận thị trường. Các tiêu chuẩn sẽ được GFSI đánh giá qua:

  • Nhà cung cấp có thể hiện được hoạt động của họ đang làm những gì k hông
  • Những gì nhà cung cấp báo cáo có thực hiện đúng không
  • Nhà cung cấp có hệ thống lưu trữ thông tin những gì họ làm không

Trả lời được ba câu hỏi này, tổ chức GFSI sẽ quyết định lựa chọn tiêu chuẩn đảm bảo rằng nhà cung cấp đang thực hiện sản xuất thực phẩm an toàn.

Phạm vi của GFSI

Doanh nghiệp cần phải biết được các phạm vi mà GFSI để biết hoạt động về thực phẩm của mình đang thuộc phạm vi nào. Từ đó có thể lựa chọn được chương trình tiêu chuẩn phù hợp của GFSI đối với doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 15 pham vi của GFSI:

  1. Chăn nuôi động vật (Thịt, Sữa, Trứng, Mật ong)
  2. Nuôi trồng thủy sản
  3. Trồng cây (trừ ngũ cốc và đậu)
  4. Trồng ngũ cốc và đậu
  5. Xử lý sơ bộ sản phẩm thực vật
  6. Chuyển đổi sơ cấp ở động vật
  7. Chế biến sản phẩm động vật dễ hỏng
  8. Chế biến sản phẩm thực vật dễ hỏng
  9. Chế biến các sản phẩm dễ hỏng hỗn hợp (Động vật và Thực vật)
  10. Xử lý sản phẩm ổn định ở nhiệt độ phòng
  11. Sản xuất thức ăn chăn nuôi
  12. Dịch vụ ăn uống
  13. Bán lẻ/Bán buôn
  14. Môi giới/Đại lý thực phẩm
  15. Lưu trữ và phân phối

Danh sách các tiêu chuẩn được tổ chức GFSI công nhận

Mỗi một tiêu chuẩn được coi như một chương trình chứng nhận cụ thể được phát triển theo khuôn khổ của GFSI. Các chương trình tiêu chuẩn sẽ được xây dựng riêng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động tương ứng với một phạm vi. Dưới đây là danh sách các tiêu chuẩn được tổ chức GFSI công nhận:

gfsi tieu chuan

  • Tiêu chuẩn toàn cầu BRC về an toàn thực phẩm, số 8 => xem thêm bài viết về BRC tại đây
  • Tiêu chuẩn toàn cầu BRC về bao bì và vật liệu đóng gói, số 6
  • Tiêu chuẩn toàn cầu BRC dành cho đại lý và môi giới, số 2
  • Tiêu chuẩn toàn cầu BRC về lưu trữ và phân phối, số 4
  • CanadaGAP (Chương trình an toàn thực phẩm tại trang trại của Hội đồng làm vườn Canada), v8
  • Freshcare FSQ, phiên bản 4.2
  • FSSC 22000, v5.1 (dựa trên các yêu cầu được xác định trong ISO 22000 ) => xem thêm bài viết về FSSC 22000 tại đây 
  • Tiêu chuẩn chế biến hải sản của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu, phiên bản 5.1
  • Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu
  • Chương trình đảm bảo trang trại tích hợp GLOBALG.AP, v5.4
  • Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hài hòa GLOBALG.AP, v1.2
  • Tiêu chuẩn đảm bảo xử lý sản phẩm GLOBALG.AP, v1.2
  • Tiêu chuẩn quốc tế nổi bật IFS Food, v7 => xem thêm bài viết về IFS FOOD tại đây
  • Tiêu chuẩn quốc tế nổi bật IFS Logistics, v2.2
  • Tiêu chuẩn quốc tế nổi bật IFS Broker, v3
  • Tiêu chuẩn quốc tế nổi bật IFS PACsecure, v1.1
  • Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản JFS-C, v3.0
  • Quỹ GAP Nhật Bản ASIAGAP, phiên bản 2.3
  • Tiêu chuẩn PrimusGFS, phiên bản 3.2
  • Bộ luật thực phẩm chất lượng an toàn SQF, phiên bản 9

Trong đó tiêu chuẩn BRC, SQF và FSSSC 22000 là ba tiêu chuẩn phổ biến nhất thường được các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.

Lợi ích của chứng nhận GFSI là gì?

Mặc dù tổ chức GFSI vô cùng khắt khe trong việc đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình, vì mục đích mà tổ chức này muốn chính là đảm bảo rằng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện và đạt yêu cầu cao nhất. Thế nhưng nếu như doanh nghiệp có nhu cầu muốn đạt chứng nhận 1 trong những tiêu chuẩn mà GFSI công nhận sẽ có rất nhiều lợi ích:

  • Sự công nhận mang tầm cỡ toàn cầu: Tất cả các tiêu chuẩn được GFSI công nhận đều được công nhận toàn thế giới, doanh nghiệp sẽ thêm điều kiện để tiếp cận thị trường và kinh doanh phạm vi toàn cầu
  • Tạo niềm tin vào chuỗi cung ứng: Đạt được một trong các chứng nhận GFSI chính là minh chứng cho việc doanh nghiệp cam kết về an toàn thực phẩm, củng cố niềm tin vững chắc cho khách hàng, nhà cung cấp và đối tác liên quan
  • Giảm thiểu rủi ro tối đa: Các chương trình tiêu thuộc tổ chức GFSI công nhận đều có các yêu cầu nhằm xác định và giảm các mối nguy hại về an toàn thực phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể phần nào kiểm soát được các sự cố có thể xảy ra
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động: Chắc chắn nếu như doanh nghiệp áp dụng thành công các yêu cầu tiêu chuẩn mà GFSI công nhận, bạn sẽ có một quy trình hoạt động tối ưu, tiết kiệm chi phí từ đó tăng năng suất
  •  Tiếp cận sự cải tiện liên tục: Các tiêu chuẩn của GFSI đều khuyên khích nâng cao các hoạt động thực hành an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động đánh giá lại thường xuyên của GFSI.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đạt chứng nhận của GFSI?

Doanh nghiệp cần những bước sau:

  1. Xác định phạm vi: Doanh nghiệp tổ chức cần xác định phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình. Ví dụ như: nông nghiệp, sản xuất thực phẩm hoặc phân phối. Từ đó có thể biết được mình đang thuộc phạm vi nào trong nội dung của GFSI
  2. Lựa chọn chương trình chứng nhận tiêu chuẩn: Doanh nghiệp tổ chức lựa chọn 1 trong các tiêu chuẩn mà GFSI công nhận có phù hợp với lĩnh vực và pham vi của bạn hay không
  3. Cập nhật Hệ thống an toàn thực phẩm hiện có: Doanh nghiệp tổ chức cần xem xét và cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mình xem đã tuân thủ đúng như các yêu cầu của tiêu chuẩn được GFSI công nhận chưa. Trong hoạt động này có thể bao gồm: phân tích mối nguy, quản lý rủi ro và thực hành lập tài liệu
  4. Lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín: Doanh nghiệp, tổ chức cần lựa chọn một tổ chức chứng nhận quốc tế có năng lực để đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của bạn
  5. Tiến hành đánh giá trước: Doanh nghiệp tổ chức có thể lựa chọn đánh giá trước để xác định xem hệ thống của mình còn cần cải thiện những gì từ đó mới tiến tới hoạt động đánh giá chính thức.
  6. Hoàn thành đánh giá: Các chuyên gia của tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá xem hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của bạn đã tuân thủ với tiêu chuẩn của GFSI. Nếu bạn đã đạt yêu cầu sau đó sẽ được cấp chứng nhận đánh giá

Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn đạt chứng nhận theo một tiêu chuẩn được GFSI công nhận,  sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo mọi quy trình hoạt động đều đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp đang có nhu cầu cấp chứng nhận được GFSI công nhận và đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, chuẩn bị có thể liên hệ với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo