Dịch vụ Chứng Nhận Hợp Chuẩn – các phương thức đánh giá chứng nhận Hợp Chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn là dịch vụ chứng nhận 01 sản phẩm phù hợp ( đạt được ) với 01 tiêu chuẩn nào đó. Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ: TCVN – Tiêu chuẩn việt nam; ASTM – Tiêu chuẩn Mỹ; JIS – Tiêu chuẩn Nhật Bản…
Dịch vụ chứng nhận của GOODVN sẽ giúp Khách hàng chứng minh được năng lực trên thị trường.
Dịch vụ của GOODVN được thực hiện:
Thực hiện trên toàn quốc
Hỗ trợ 24/7
Chuyên gia kinh nghiệm, thân thiện, nhiệt tình
Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp pháp, có giá trị trong hợp đồng và đấu thầu
Theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, tại điều 3, khoản 6 có nêu:
“Chứng nhận hợp chuẩnlà việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.” Chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh là Certificate standards
Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.
+ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn là một hoạt động tự nguyện, nếu luật quy định về việc phải đạt được chứng nhận theo 01 tiêu chuẩn nào đó thì nó trở thành bắt buộc.
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, tại điều 10 có nêu: Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn là gì?
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là kết quả của việc tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng và tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Tại sao chứng nhận hợp chuẩn lại quan trọng?
Để sản phẩm hàng hóa có mặt trên thị trường Việt Nam và vươn ra thị trường thế giới. Khẳng định chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, khách hàng và các bên quan tâm.
Các tiêu chuẩn có thể chứng nhận là tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, EN,…), tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM, DIN, BS, JIS,…).
Một số loại hình Chứng nhận hợp chuẩn thường gặp là:
Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn:
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn (tổ chức chứng nhận hợp chuẩn) có các quyền sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn;
b) Giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn đã cấp.
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng nhận với tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn.
Các phương thức đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
I. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa đã được lấy mẫu thử nghiệm.
II. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
III. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
IV. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
V. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
VI. Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
VII. Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
VIII. Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa
Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa để kết uận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
Quy trình chứng nhận hợp chuẩn tại GOOD VIỆT NAM
Quy trình cấp chứng nhận hợp chuẩn của GOODVN thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận GOOD Việt Nam.
Bước 2: Tổ chức chứng nhận GOOD Việt Nam xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và demo Giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn và bàn giao hồ sơ.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng để doanh nghiệp chứng minh sản phẩm/ hàng hóa của mình đã được đánh giá, xác nhận là đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật mà tiêu chuẩn tương ứng quy định.
Tùy thuộc vào đơn vị cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn mà giấy chứng nhận sẽ có kết cấu, hình dạng, màu sắc được quy định riêng.
Nhìn chung, một giấy chứng nhận hợp chuẩn sẽ bao gồm những thành phần như sau:
Thông tin của tổ chức thực hiện chứng nhận hợp chuẩn: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, chi nhánh, số điện thoại, email…).
Tên và nhãn hiệu của sản phẩm doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp chuẩn.
Thông tin của doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp chuẩn: tên, logo, slogan, thông tin liên hệ (trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, số điện thoại, email…).
Tiêu chuẩn đánh giá tương ứng: TCCS hoặc TCVN
Dấu hợp chuẩn.
Phương thức đánh giá hợp chuẩn.
Thông tin liên quan đến hiệu lực giấy chứng nhận: Ngày chứng nhận; Ngày phát hành giấy chứng nhận; Ngày hết hạn giấy chứng nhận.
Mã truy xuất chứng chỉ hợp chuẩn.
Chữ ký và dấu xác nhận của tổ chức thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho doanh nghiệp đó.
Dấu hợp chuẩn là gì?
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn. Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Dấu hợp chuẩn là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
Dấu hợp chuẩn trên bao bì sản phẩm là một ký hiệu minh chứng rằng hàng hóa, sản phẩm đó đã được đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng và được cấp sau khi đạt chứng nhận hợp chuẩn.
Người dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm đó được chứng nhận hợp chuẩn hay không thông qua dấu hợp chuẩn được in trên bao bì, nhãn dán của sản phẩm.
Đối với những doanh nghiệp, đơn vị tự đánh giá và công bố hợp chuẩn thì không phải quy định về kết cấu, hình dạng, cách thể hiện và không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
Lợi ích khi đạt chứng nhận hợp chuẩn?
Khi dùng sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Do đó, người sản xuất, người kinh doanh luôn cố gắng chứng minh sản phẩm của mình để khách hàng yên tâm sử dụng.
Việc chứng nhận hợp chuẩn đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Giảm thiểu chi phí trong quá trình xử lý các sản phẩm bị lỗi, hỏng;
Đảm bảo chất lượng sản phẩm được duy trì và cải tiến liên tục, đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của khách hàng;
Xây dựng sự uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh và khách hàng;
Tăng cao doanh thu cho doanh nghiệp vì sức mua của người tiêu dùng tăng hơn;
Tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của pháp luật về chất lượng sản phẩm;
Nâng cao khả năng trúng thầu cao hơn;
Giấy chứng nhận hợp chuẩn là cơ sở để đơn vị có thể tiến hành công bố hợp chuẩn;