Công bố thực phẩm trọn gói Good Việt Nam

Công bố thực phẩm giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp luật, khẳng định chất lượng của sản phẩm trước khi được lưu thông trên thị trường.

Dịch vụ tư vấn công bố thực phẩm được: 

  • Thực hiện trên toàn quốc
  •  Hỗ trợ 24/7
  •  Chuyên gia kinh nghiệm, thân thiện, nhiệt tình
  •  Giấy công bố thực phẩm hợp pháp, có giá trị trong hợp đồng và đấu thầu      
Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005

CÔNG BỐ THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Công bố thực phẩm nhập khẩu hay tự sản xuất là việc làm bắt buộc đối với doanh nghiệp hay tổ chức muốn sản phẩm của mình được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Hay hiểu đơn giản hơn là các sản phẩm cần được thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn lượng với cơ quan nhà nước trước khi lưu hành.

Hiện nay, có 2 hình thức công bố thực phẩm là: Tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm. Để biết trường hợp của Quý khách cần làm loại thủ tục nào, cần xác định được loại thực phẩm đó thuộc nhóm nào trong 2 hình thức kể trên.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

Khi làm hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào các loại văn bản:

  • Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ THỰC PHẨM?

Dưới đây là 4 lý do bạn cần phải đăng ký công bố thực phẩm càng sớm càng tốt:

Khẳng định thương hiệu:

Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vì thế sản phẩm này được người tiêu dùng lựa chọn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Đặc biệt, các sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng uy tín hoặc siêu thị là nơi được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, để sản phẩm đủ điều kiện được bày bán thì bắt buộc phải thực hiện công bố theo quy định.

Yên tâm mở rộng thị trường

Tự công bố thực phẩm giúp doanh nghiệp yên tâm mở rộng thị trường mà không phải lo lắng về rủi ro pháp lý khi bị thanh tra kiểm tra.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tự công bố thực phẩm giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng và tạo ưu thế cạnh tranh hơn so với những sản phẩm chưa được đăng ký công bố.

Tuân thủ quy định pháp luật

Căn cứ Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng nếu không thực hiện công bố thực phẩm.

DANH MỤC SẢN PHẨM THỰC PHẨM TỰ CÔNG BỐ

Thẩm quyền Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố/ tỉnh

Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);
  • Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

Thẩm quyền Sở Công Thương thành phố/ tỉnh

Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:

  • Bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát;
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Dầu thực vật;
  • Bột, tinh bột, các loại bánh làm từ bột và tinh bột;
  • Bánh, mứt, kẹo

Thẩm quyền Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành phố/ tỉnh

Công ty sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:

  • Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (trừ ngũ cốc dạng bột);
  • Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm;
  • Sản phẩm phối chế có chứa thịt như giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, dăm bông, pate, thịt bao bột…
  • Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm như nước mắm, thủy sản tẩm bột, ruốc,…
  • Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm;
  • Rau, củ, quả chế biến như trái cây sấyTrứng động vật đã sơ chế, chế biến;
  • Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng;
  • Muối, gia vị, đường;
  • Chè, cà phê, cacao, hạt tiêu đã qua chế biến
  • Các sản phẩm nông sản khác đã qua chế biến: mộc nhĩ, đỗ xanh, tổ yến

Thẩm quyền UBND cấp quận/ huyện

Hộ kinh doanh sản xuất/ Nhập khẩu các sản phẩm:

  • Tất cả các sản phẩm nêu trên

Tìm hiểu thêm về Công Bố Thực Phẩm qua loạt bài viết của Good Việt Nam

Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005 Chat Facebook Good Việt Nam

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM?

Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm

  • Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.

Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm.

Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học
  • Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế đã quy định.

HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM GỒM NHỮNG GÌ?

1./ Hồ sơ tự công bố chất lượng thực phẩm

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

– Nhãn dự thảo (đối với thực phẩm sản xuất trong nước)

– Nhãn chính sản phẩm và nhãn phụ sản phẩm (đối với thực phẩm nhập khẩu)

2./ Hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm

2.1./ Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu

– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

2.2./ Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước

– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

QUY TRÌNH CÔNG BỐ THỰC PHẨM TẠI GOOD VIỆT NAM

Bước 1: Tư vấn chọn loại thủ tục công bố sản phẩm

Có 2 hình thức công bố sản phẩm là tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm. Để biết trường hợp của bản thân cần làm loại thủ tục nào, Quý khách phải xác định sản phẩm đó thuộc nhóm tự công bố hay nhóm đăng ký bản công bố. Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:

Bước 2: Hỗ trợ soạn thảo và nộp hồ sơ công bố sản phẩm

Với mỗi loại hàng hóa, sản phẩm sẽ có yêu cầu về thủ tục, hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm khác nhau. Vì thế, với mỗi trường hợp, chúng tôi sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng.

Sau khi hoàn thiện, TQC sẽ đại diện doanh nghiệp liên hệ, nộp hồ sơ đến đúng cơ quan chuyên trách.

Lưu ý, trong gói dịch vụ công bố sản phẩm của chúng tôi cũng hỗ trợ các công việc sau:

✔ Hỗ trợ kiểm nghiệm sản phẩm;

✔ Hỗ trợ dự thảo nhãn phụ sản phẩm;

✔  Hỗ trợ dịch thuật công chứng hồ sơ cho khách;

Bước 3: Theo dõi tiến độ và bàn giao kết quả cho khách hàng

Trường hợp thứ 1 : Khách hàng tự công bố sản phẩm: Thông tin sản phẩm đã được đăng tải trên website của Ban quản lý An toàn Thực phẩm, TQC sẽ hướng dẫn khách hàng cách tra cứu thông tin để xác nhận thông tin về việc Công bố sản phẩm:

Trưởng hợp thứ 2: Đối với khách hàng đăng ký bản công bố sản phẩm: TQC sẽ bàn giao Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm.

Kết quả sẽ được công khai trên các website của cơ quan có thẩm quyền:

● Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh;

● Cục An Toàn Thực Phẩm;

● Sở Công Thương Hà Nội;

cac buoc chung nhan

CHI PHÍ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM HẾT BAO NHIÊU?

Về việc Chi phí công bố sản phẩm và lệ phí công bố sản phẩm là vấn đề mà các cá nhân, tổ chức khi thực hiện công bố sản phẩm đang rất quan tâm. Công bố Sản phẩm vừa được đưa ra thị trường sớm nhất và tiết kiệm được chi phí ban đầu chắc chắn là sự mong muốn của tất cả doanh nghiệp.

Chi phí mang đi kiểm nghiệm tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm.

1. Chi phí lấy mẫu, chi phí kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.

2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và chi phí kiểm nghiệm.

Về mức thu phí kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

GOOD VIỆT NAM có triển kiểm nghiệm sản phẩm với một số đơn vị liên kết của Hệ thống như: VNTEST,…Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp, chỉ cần sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện thì kết quả sẽ được công nhận. Đối với mỗi sản phẩm mang đi kiểm nghiệm thì sẽ có một mức giá khác nhau. 

Nhận Báo Giá Miễn Phí HOTLINE: 0945.001.005 Chat Facebook Good Việt Nam
G

0945 001 005

chat zalo