Tham khảo quy trình xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP thủy sản

Lĩnh vực thực phẩm không còn xa lạ với thuật ngữ HACCP. Đây được xem như là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Trong nội dung dưới đây, Chungnhanquocgia.com sẽ cùng bạn tham khảo quy trình xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP thủy sản – Giống như một công cụ đắc lực cho phép doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể cải thiện, cũng như đảm bảo sự an toàn cho hệ thống của mình.

Các yêu cầu của doanh nghiệp về HACCP thủy sản

 

Yêu cầu của haccp thủy sản là gì? 

Để xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP cho doanh nghiệp thủy sản, thì các đơn vị này cũng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn quan trọng. Các yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng bao gồm:

Hoạt động chế biến thủy sản cần phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất như trang thiết bị, phòng chế biến sạch sẽ, hệ thống thoát nước tốt. Cùng nhiều các quy phạm sản xuất, quy phạm vệ sinh phải được tuân thủ chặt chẽ.

Tất cả các quy phạm sản xuất như GMP, SSOP (quy phạm vệ sinh) cần phải được thiết lập và ghi lại bằng văn bản một cách cụ thể.

Tham khảo quy trình, thủ tục xây dựng hệ thống HACCP ngành thủy sản cần những gì?

Hệ thống HACCP bao gồm đầy đủ các quy trình, các bước thực hiện và áp dụng vào từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có thể tham khảo về quy trình xây dựng hệ thống HACCP cơ bản sẽ bao gồm:

1: Cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp thủy sản

Cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp thủy sản

 Doanh nghiệp thủy sản cần cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, điện thoại lien hệ, Email, Số fax, Người quản lý cao nhất, sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, Sơ đồ bản vẽ mặt bằng, danh sách các trang thiết bị công nghệ phục vụ cho mục đích chế biến sản xuất.

2: Chính sách chất lượng của doanh nghiệp

Chính sách nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản được thể hiện dưới dạng văn bản và được phê duyệt, ban hành bởi lãnh đạo cao nhất. Chính sách này có thể được bao gồm:

  • Có chính sách về an toàn thực phẩm được phê duyệt bởi lãnh đạo cao nhất.
  • Có văn bản quyết định phê duyệt, cũng như cho phép thực hiện HACCP cho sản phẩm thủy sản.
  • Các chính sách liên quan đến an toàn thực phẩm thủy sản cần phải được thực hiện và duy trì…

3: Thành lập đội/nhóm HACCP thủy sản của doanh nghiệp

Ở bước này, thì người lãnh đạo doanh nghiệp thủy sản cần thành lập đội HACCP. Có tên, vị trí, cùng nhiệm vụ cụ thể. Đội ngũ này cần có kiến thức, hoặc được đào tạo để có thể thực hiện xây dựng hệ thống HACCP hiệu quả.

Các thông tin, nhiệm vụ mà đội HACCP cần phải nắm về doanh nghiệp thủy sản có thể bao gồm: Sản phẩm mới, nguyên liệu,  dịch vụ, thay đổi về công nghệ, dịch vụ… để phổ biến, đánh giá và hoàn thiện được công việc hiệu quả nhất.

4: Thực hiện mô tả sản phẩm thủy sản

Đội. Nhóm HACCP sẽ thực hiện việc mô tả sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp kỹ lưỡng.  Điều này giúp cho việc đánh giá được các mối nguy hại có thể xảy ra và đưa ra được biện pháp xử lý và khắc phục. Một vài mô tả sản phẩm doanh nghiệp cần phải có sẽ bao gồm:

  • Nguyên liệu: Tên nguyên liệu, đặc điểm hóa lý, khu vực khai thác…
  • Sản phẩm: Quy cách đóng gói, điều kiện bảo quản, thời gian và thời hạn sử dụng…

5: Thiết lập sơ đồ công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản

Quy trình áp dụng hệ thống HACCP thủy sản

Xây dựng hệ thống HACCP thủy sản sẽ không thể bỏ qua được bước thiết lập sơ đồ công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản. Khi đó, sơ đồ này cần phải được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích phân tích mối nguy hại. Đồng thời, cần được vẽ và lập bằng văn bản nhằm thể hiện đầy đủ các nội dung và công đoạn sản xuất thủy sản. Một yêu cầu đó là vẽ sơ đồ công nghệ cần phải đảm bảo đúng với thực tế và có đầy đủ các thông số kỹ thuật, cũng như các thao tác cho mỗi bước thực hiện.

6: Quy phạm sản xuất GMP

Quy phạm sản xuất GMP sẽ được xây dựng riêng cho mỗi sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm thủy sản khác nhau. Mỗi GMP sẽ bao gồm các nội dung về yêu cầu kỹ thuật, cũng như các nội dung về quy trình chế biến tại các công đoạn sản xuất khác nhau. Khi đó, cần có mô tả chính xác mỗi công đoạn .

7: Quy phạm về vệ sinh – SSOP/ GHP

Doanh nghiệp thủy sản cũng cần thiết lập quy phạm về vệ sinh để kiểm soát tốt hơn chất lượng. Mỗi quy phạm vệ sinh trong lĩnh vực thủy sản cần phải được mô tả chi tiết. Ví dụ như:

  • Mô tả các quy định của Việt Nam và quốc tế liên quan đến vấn đề vệ sinh trong quá trình chế biến thủy sản.
  • Mô tả các điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất đó nhằm xây dựng được biện pháp xử lý hiệu quả,
  • Mô tả phân công nhiệm vụ từng vị trí cần thực hiện trong quá trình.
  • Lập sơ đồ quy phạm vệ sinh định kỳ.

8: Kế hoạch HACCP cho doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản cần tuân thủ theo 7 nguyên tắc của HACCP bao gồm:

  • Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro với sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn của điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát điểm tới hạn.
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động và biện pháp khắc phục.
  • Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra và xác minh.
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

9: Thủ tục truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm của ngành thủy sản

Trường hợp phát hiện thực phẩm bẩn do phát hiện từ mối nguy hại gây ra. Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp truy xuất nguồn gốc, thu hồi và khắc phục hậu quả nếu có. Các hoạt động này cần được ghi chép đầy đủ và lưu trữ hồ sơ khi cần thiết.

10: Hoạt động đào tạo HACCP tại doanh nghiệp

Hoạt động đào tạo HACCP tại các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng khi áp dụng hệ thống HACCP. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các mối nguy hại và nâng cao được chất lượng sản xuất, chế biến thủy sản.

Trên đây là thông tin, cũng như những điều cần biết về việc xây dựng hệ thống HACCP thủy sản mà doanh nghiệp cần biết. Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ và tư vấn thủ tục HACCP có thể liên hệ trực tiếp với chungnhanquocgia.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo