Tư vấn ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, trước tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng cùng với thực phẩm kém vệ sinh ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, tiêu chuẩn ISO 22000 đã trở thành “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp nâng cao sự tin cậy từ người tiêu dùng và tăng cường khả năng cạnh tranh. ISO 22000 đóng vai trò nền tảng trong việc thiết lập và quản lý hệ thống an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu các rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. Một số lợi ích rõ rệt của việc xây dựng và áp dụng ISO 22000 có thể kể đến như sau:

  • Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Cải thiện quy trình sản xuất và kiểm soát rủi ro
  • Xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác
  • Đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế, mở rộng cơ hội xuất khẩu
  • Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm
  • …..

Với nhiều lợi ích thiết thực như vậy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm đơn vị tư vấn ISO 22000 để đồng hành trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình, hướng tới mục tiêu đạt chứng nhận ISO 22000.

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi doanh nghiệp tìm kiếm đơn vị tư vấn ISO 22000, ví dụ như: Đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, uy tín hay không, thời gian triển khai, chi phí chứng nhận và tư vấn ra sao, đơn vị tư vấn có hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống tài liệu đúng theo yêu cầu của chuẩn ISO 22000 không?….

Trong bài viết này, Good Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình lựa chọn đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000, bao gồm các quy trình triển khai, thời gian, chi phí chứng nhận ISO 22000 và các thông tin liên quan khác.

tư vấn ISO 22000
Tư vấn ISO 22000

Tư vấn ISO 22000 là gì?

Tư vấn ISO 22000 là quá trình một đơn vị tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo mọi quy trình sản xuất đều tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Dịch vụ tư vấn cung cấp hướng dẫn từ khâu xác định mối nguy tiềm ẩn, kiểm soát rủi ro đến xây dựng quy trình và hồ sơ tài liệu cần thiết. Với sự hướng dẫn từ các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ nắm bắt rõ các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn ISO 22000 và áp dụng một cách linh hoạt, thực tiễn.

=> Kết quả hướng tới là doanh nghiệp không chỉ đạt được chứng nhận ISO 22000 mà còn tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững và sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận ISO 22000 được cấp bởi Good Việt Nam, đơn vị chứng nhận được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định hợp pháp. Giấy chứng nhận ISO 22000 của Good Việt Nam không chỉ được công nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà còn được công nhận quốc tế thông qua Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF

chung nhan iso 22000 iaf boa good viet nam

Doanh nghiệp nên tự triển khai ISO 22000 hay thuê đơn vị tư vấn chứng nhận?

Việc doanh nghiệp nên tự triển khai ISO 22000 hay thuê đơn vị tư vấn chứng nhận phụ thuộc vào quy mô, nguồn lực và mức độ am hiểu về tiêu chuẩn của tổ chức. Ngoài ra, hình thức tự triên khai hay thuê đơn vị tư vấn chứng nhận đều có ưu nhược điểm riêng. Dưới đây Good Việt Nam sẽ làm rõ về vấn đề này cho bạn đọc.

Tự triển khai ISO 22000

Hiện nay với nhiều tài nguyên và tài liệu sẵn có trên Internet bao gồm cả tài liệu ISO 22000 tiếng việt cũng như tài liệu tiếng anh từ tổ chức ISO, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự triển khai ISO 22000. Tuy việc này có thể giúp doan nghiệp tiết kiệm chi phí thuê tổ chức tư vấn, nhưng nhiên việc này đòi hỏi khá nhiều nguồn lực và thời gian tìm hiểu về cách xây dựng áp dụng tiêu chuẩn (nếu doanh nghiệp không có sẵn nhân lực có chuyên môn về ISO). Dưới đây là ưu và nhược điểm của hình thức tự triển khai:

Ưu điểm của việc tự triển khai ISO 22000:

  • Tiết kiệm chi phí thuê ngoài: Doanh nghiệp không cần chi phí cho các dịch vụ tư vấn.
  • Hiểu sâu quy trình nội bộ: Nhân sự nội bộ khi tự triển khai sẽ có cơ hội nghiên cứu và làm việc sâu sắc với từng bước của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ đó hiểu rõ hơn về các quy trình vận hành của doanh nghiệp.
  • Tăng cường khả năng tự kiểm soát và quản lý: Khi tự triển khai, doanh nghiệp có thể điều chỉnh linh hoạt hệ thống để phù hợp với điều kiện thực tế mà không phụ thuộc vào đơn vị tư vấn.
  • Nâng cao năng lực đội ngũ: Tham gia vào quá trình triển khai giúp đội ngũ nhân sự tích lũy kiến thức và kỹ năng về an toàn thực phẩm, tạo nên giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của việc tự triển khai ISO 22000:

  • Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm: Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên sâu về quản lý an toàn thực phẩm hoặc thiếu kinh nghiệm triển khai tiêu chuẩn, có thể dễ gặp sai sót và khó khăn trong việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của ISO 22000.
  • Tốn thời gian và chi phí: Tự nghiên cứu và triển khai ISO 22000 có thể mất nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải tìm hiểu từ đầu và tự xử lý các vấn đề phát sinh, ngoài ra nếu doanh nghiệp chưa có phòng ban ISO thì việc xây dựng nguồn lực riêng cho phòng ban ISO cũng rất tốn kém.
  • Nguy cơ thiếu sót trong hệ thống: Thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến việc xây dựng hệ thống chưa hoàn chỉnh hoặc không tối ưu, gây khó khăn trong quá trình đánh giá và tiến tới là đạt chứng nhận ISO 22000.
  • Khó khăn trong việc duy trì và cải tiến: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi duy trì hệ thống và đáp ứng các yêu cầu cập nhật của tiêu chuẩn trong dài hạn mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
nên thuê đơn vị tư vấn iso 22000 hay tự triển khai
Nên thuê đơn vị tư vấn iso 22000 hay tự triển khai

Thuê đơn vị tư vấn chứng nhận

Việc thuê một đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 có kinh nghiệm sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đơn vị tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, tránh những sai sót không đáng có, rút ngắn thời gian triển khai và đạt chứng nhận nhanh chóng hơn. Ngoài ra, tổ chức tư vấn cũng cung cấp các giải pháp tối ưu hóa hệ thống quản lý và đào tạo nhân viên, đảm bảo quy trình tuân thủ các yêu cầu của ISO 22000 một cách chuyên sâu và hiệu quả. Do đó, việc lựa chọn dịch vụ tư vấn sẽ là một bước đầu tư hợp lý nếu doanh nghiệp muốn tập trung vào chuyên môn chính của mình mà vẫn đạt được chứng nhận một cách nhanh chóng và đúng chuẩn.

Ưu điểm của việc thuê đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000:

  • Chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn: Các đơn vị tư vấn thường có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc triển khai ISO 22000, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Tiết kiệm thời gian: Việc thuê đơn vị tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, vì các bước triển khai sẽ được hướng dẫn và thực hiện theo lộ trình rõ ràng.
  • Giảm thiểu rủi ro: Đơn vị tư vấn giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót và rủi ro trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn, nhờ đó giảm thiểu khả năng phải sửa chữa hay cải tiến hệ thống không cần thiết.
  • Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên: Dịch vụ tư vấn thường kèm theo các chương trình đào tạo cho nhân viên, giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng của đội ngũ về quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
  • Hỗ trợ trong quá trình đánh giá chứng nhận: Đơn vị tư vấn sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp từ giai đoạn chuẩn bị đến khi được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận, giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ.

Nhược điểm của việc thuê đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000:

  • Chi phí ban đầu: Việc thuê một đơn vị tư vấn có thể tốn kém, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc có ngân sách hạn chế.
  • Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ tư vấn có thể không đồng đều, phụ thuộc vào năng lực và uy tín của đơn vị tư vấn mà doanh nghiệp lựa chọn.
  • Thiếu tính linh hoạt: Một số đơn vị tư vấn có thể đưa ra giải pháp “theo mẫu”, không hoàn toàn phù hợp với tình hình và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, dẫn đến hệ thống không phát huy hết hiệu quả.
  • Cần đầu tư thời gian giám sát: Doanh nghiệp cần giám sát và làm việc chặt chẽ với đơn vị tư vấn để đảm bảo các yêu cầu và quy trình được triển khai đúng như mong muốn.

Các loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 22000

ISO 22000 có thể được áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm, dưới đây là một số loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất thường áp dụng ISO 22000:

  • Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống
  • Nhà cung cấp nguyên liệu và phụ gia thực phẩm: Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thô, phụ gia thực phẩm, gia vị và các thành phần cần thiết trong quá trình chế biến.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống: Nhà hàng, quán ăn, dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, khách sạn, và bếp ăn tập thể.
  • Doanh nghiệp kinh doanh và phân phối thực phẩm: Các đơn vị bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm và các nhà phân phối khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • Cơ sở vận chuyển và lưu trữ thực phẩm: Các đơn vị vận chuyển hàng hóa đông lạnh, kho lạnh, kho bảo quản và phân phối thực phẩm.
  • Nhà cung cấp bao bì thực phẩm: Các công ty sản xuất bao bì dùng trong ngành thực phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm.
  • Các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm: Đơn vị sản xuất thiết bị, công nghệ cho ngành chế biến và sản xuất thực phẩm.
  • Trang trại và doanh nghiệp sản xuất nông sản: Các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nông trại và các hợp tác xã liên quan đến sản xuất nguyên liệu thực phẩm.
  • ….

Đây là danh sách các lĩnh vực của khách hàng mà Good Việt Nam đã từng cấp chứng nhận ISO 22000. Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc một trong các loại hình kể trên thì việc áp dụng ISO 22000 là rất cần thiết.

Quy trình tư vấn ISO 22000

Mặc dù doanh nghiệp đã thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ việc xây dựng và áp dụng ISO 22000, tuy nhiên cả doanh nghiệp và đơn vị tư vấn cũng cần phải hợp tác chặt chẽ để việc triển khai được hiệu quả => Tiến tới là đạt chứng nhận ISO 22000 từ tổ chức đánh giá.

Dưới đây là quy trình tư vấn ISO 22000 và trách nhiệm của các bên liên quan:

Bước Mô tả các bước Trách nhiệm của đơn vị tư vấn Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Đánh giá hiện trạng và phân tích nhu cầu Đánh giá toàn diện hiện trạng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp để nhận diện các điểm cần cải thiện so với yêu cầu của ISO 22000. – Thực hiện khảo sát, đánh giá hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp.
– Xác định các khoảng trống cần khắc phục.
– Đưa ra báo cáo và đề xuất phương án triển khai.
– Cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu về quy trình sản xuất, quản lý hiện tại.
– Phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn trong quá trình đánh giá.
– Đảm bảo nguồn lực.
2. Lập kế hoạch triển khai Xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai hệ thống quản lý ISO 22000 bao gồm các bước thực hiện, mốc thời gian và phân công trách nhiệm cụ thể. – Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước, thời gian và nhiệm vụ.
– Tư vấn về cách thực hiện để đạt chứng nhận.
– Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với doanh nghiệp.
– Phê duyệt và cam kết thực hiện theo kế hoạch.
– Cung cấp điều kiện cần thiết cho việc triển khai, như nhân lực và vật lực.
– Điều chỉnh nội bộ khi cần.
3. Đào tạo và nâng cao nhận thức Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên ở tất cả các cấp để họ nắm rõ yêu cầu và quy trình của ISO 22000. – Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về tiêu chuẩn và quy trình ISO 22000.
– Hướng dẫn chi tiết các bước kiểm soát mối nguy và trách nhiệm cá nhân trong hệ thống.
– Bố trí nhân sự tham gia đầy đủ các buổi đào tạo.
– Đảm bảo nhân viên hiểu và tuân thủ các quy trình đã học.
– Tạo môi trường thuận lợi cho thực hành.
4. Xây dựng tài liệu hệ thống quản lý Xây dựng các tài liệu như chính sách, quy trình, biểu mẫu cần thiết cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. – Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện tài liệu hệ thống quản lý, bao gồm chính sách, quy trình, hướng dẫn và biểu mẫu.
– Đảm bảo tài liệu tuân thủ tiêu chuẩn.
– Phối hợp với đơn vị tư vấn trong việc xây dựng tài liệu.
– Thẩm định và phê duyệt các tài liệu.
– Cam kết triển khai vào hoạt động thực tế.
5. Áp dụng hệ thống quản lý vào thực tế Đưa các quy trình và tài liệu đã xây dựng vào thực tế hoạt động sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. – Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các quy trình, kiểm soát theo tài liệu.
– Theo dõi và điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.
– Áp dụng đầy đủ các quy trình theo hướng dẫn.
– Phản hồi kịp thời các vấn đề hoặc khó khăn.
– Phối hợp tối ưu hóa hệ thống.
6. Đánh giá nội bộ Thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả và tính tuân thủ của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. – Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ.
– Đưa ra khuyến nghị cải tiến và hành động khắc phục nếu cần.
– Tổ chức và tham gia đánh giá nội bộ.
– Thực hiện các hành động khắc phục, cải tiến theo khuyến nghị.
– Ghi nhận và lưu trữ kết quả.
7. Đánh giá chứng nhận ISO 22000 Chuẩn bị và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá bởi tổ chức chứng nhận. – Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết cho đánh giá.
– Hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với tổ chức chứng nhận, giải đáp thắc mắc.
– Phối hợp với đơn vị tư vấn và tổ chức chứng nhận.
– Thực hiện cải tiến nếu có yêu cầu.
– Sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận.
8. Cải tiến và duy trì hệ thống Liên tục duy trì, đánh giá và cải tiến hệ thống để đáp ứng các yêu cầu cập nhật của ISO 22000. – Đưa ra khuyến nghị để duy trì và cải tiến hệ thống quản lý.
– Theo dõi và cập nhật khi có yêu cầu mới từ tiêu chuẩn.
– Duy trì hệ thống theo hướng dẫn.
– Thực hiện đánh giá định kỳ, cải tiến để đảm bảo tính phù hợp.

Danh sách các hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu cần có khi doanh nghiệp thực hiện tư vấn chứng nhận ISO 22000

Khi thực hiện tư vấn và chuẩn bị cho chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện nhiều hồ sơ, biểu mẫu nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Đơn vị tư vấn ISO 22000 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị và quản lý các tài liệu cần thiết.

Dưới đây là danh sách một số các tài liệu và hồ sơ phổ biến mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  1. Chính sách an toàn thực phẩm: Văn bản cam kết từ ban lãnh đạo về đảm bảo an toàn thực phẩm.
  2. Mục tiêu an toàn thực phẩm: Mục tiêu cụ thể liên quan đến an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
  3. Kế hoạch HACCP: Kế hoạch phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
  4. Phân tích mối nguy và kiểm soát:
    • Tài liệu phân tích mối nguy cho từng công đoạn trong chuỗi cung ứng.
    • Quy trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát mối nguy.
  5. Quy trình quản lý và vận hành:
    • Các quy trình vận hành chuẩn (SOP) liên quan đến sản xuất và kiểm soát an toàn thực phẩm.
    • Quy trình xử lý sự cố, khẩn cấp và rủi ro.
  6. Kế hoạch kiểm soát tài nguyên và cơ sở hạ tầng: Tài liệu về quy hoạch, kiểm tra và bảo trì cơ sở vật chất và trang thiết bị.
  7. Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Quy trình và biểu mẫu đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
  8. Quy trình đào tạo nhân viên: Kế hoạch và hồ sơ đào tạo nhân viên về an toàn thực phẩm và hệ thống ISO 22000.
  9. Hồ sơ kiểm soát tài liệu và thông tin: Các biểu mẫu quản lý tài liệu, quy trình cập nhật và lưu trữ tài liệu.
  10. Quy trình giao tiếp nội bộ và bên ngoài: Kế hoạch và tài liệu liên quan đến truyền thông trong và ngoài doanh nghiệp liên quan đến an toàn thực phẩm.
  11. Hồ sơ giám sát và đo lường: Biểu mẫu kiểm tra, ghi nhận kết quả kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
  12. Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp: Quy trình xử lý, phân loại và khắc phục sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn.
  13. Kế hoạch đánh giá nội bộ: Quy trình và biểu mẫu cho việc thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  14. Báo cáo xem xét của lãnh đạo: Tài liệu ghi nhận các buổi xem xét định kỳ của ban lãnh đạo đối với hệ thống quản lý.
  15. Kế hoạch cải tiến liên tục: Quy trình và biểu mẫu theo dõi, ghi nhận và thực hiện các hành động cải tiến.
  16. Hồ sơ đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Tài liệu nhận diện, đánh giá rủi ro và quy trình ứng phó khi xảy ra tình huống khẩn cấp
  17. …..

Những tài liệu trên là những thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp, một số tài liệu có thể được điều chỉnh hoặc bổ sung để phù hợp.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm một số tài liệu ISO 22000 đã được Good Việt Nam đăng tải trên website:

Giá trị của chứng nhận ISO 22000 được cấp bởi Good Việt Nam

Chứng chỉ ISO 22000 – hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do Good Việt Nam chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định đáp ứng đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chứng nhận ISO 22000 của Good Việt Nam còn được công nhận quốc tế (có giá trị toàn cầu) thông qua diễn đàn công nhận quốc tế IAF.

cong nhan iso 22000 goodvn

Công nhận IAF ISO 22000:2018 của Good Việt Nam

Với phương châm “Nhanh chóng – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”, GOODVN luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ ISO 22000 nhanh nhất, đồng thời tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực và quy trình chứng nhận.

Là một tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động chứng nhận ISO 22000, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, xác định những thiếu sót trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và đánh giá doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn được quy định.

Quy trình lựa chọn chuyên gia đánh giá của chúng tôi bao gồm các hoạt động giám sát và triển khai các chương trình phát triển năng lực chuyên môn, đảm bảo rằng nguồn lực của chúng tôi luôn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ chứng nhận ISO 22000 của GOODVN:

  • Chứng nhận ISO 22000 của Good Việt Nam được công nhận trên toàn cầu.
  • Hệ thống chi nhánh trên cả 3 miền đất nước, đảm bảo phục vụ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
  • Đảm bảo thời gian đánh giá và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC.
  • Chi phí dịch vụ cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ chuyên gia có trên 10 năm kinh nghiệm, tận tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.

GOODVN cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000, góp phần nâng cao uy tín và sự tin cậy của sản phẩm trên thị trường. Nếu có bất kì câu hỏi gì về việc triển khai ISO 22000, doanh nghiệp hãy liên lạc với Good Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia!

Hoạt động chứng nhận ISO 22000 của Good Việt Nam

Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận ISO 22000 với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận ISO, chúng tôi đã đánh giá chứng nhận ISO 22000 cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm với quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu của Good Việt Nam

GOODVN cấp ISO 22000 công nhận quốc tế cho Cà Phê Như Hương

Như Hương Coffee Đã lựa chọn công ty chứng nhận quốc gia Good Việt Nam là đơn vị đánh giá và cấp chứng nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 có dấu chứng nhận của diễn đàn công nhận quốc tế IAF cho phạm vi Sản xuất và kinh doanh cà phê bột, cà phê hạt rang.

goodvn cấp iso 22000 cho cà phê như hương
Goodvn cấp iso 22000 cho cà phê như hương

Good Việt Nam chứng nhận ISO 22000 cho công ty Traphaco

Tháng 11 năm 2022 đoàn chuyên gia của Tổ chức chứng nhận quốc gia Good Việt Nam đến Công ty cổ phần công nghệ cao TRAPHACO tại Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam để có buổi trao đổi tham quan và tư vấn phục vụ cho quy trình chứng nhận ISO 22000 trong phạm vi sản xuất, gia công, kinh doanh thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt các dạng viên, bột, cốm, siro, dịch, gel. Cao dược liệu dạng lỏng, dạng bột, dạng đặc dùng làm nguyên liệu.

goodvn cấp iso 22000 cho traphaco
Goodvn cấp iso 22000 cho traphaco

Good Việt Nam cấp chứng nhận ISO 22000 cho Hợp tác xã trà Vân Dũng – Thái Nguyên.

Với mong muốn đưa hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm vào trong công nghệ, quá trình sản xuất như hiện nay. Hợp tác xã trà Vân Dũng đã tìm hiểu về ISO 22000 và quyết định thực hiện áp dụng chứng nhận ISO 22000 vào việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. Qua quá trình tham khảo, nghiên cứu thị trường Hợp tác xã trà Vân Dũng đã lựa chọn công ty Good Việt Nam là đơn vị đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000 cho các sản phẩm chè khô tại hợp tác xã.

goodvn cấp iso 22000 cho htx trà vân dũng
Goodvn cấp iso 22000 cho htx trà vân dũng

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đánh giá chứng nhận ISO 22000 quốc tế, vui lòng tham khảo dịch vụ của Good Việt Nam – Tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín với nhiều năm kinh nghiệm đánh giá ISO 22000 cho nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

 
Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo