Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP

ISO 22000 và HACCP đều ra đời với một mục đích chung. Đó chính là đảm bảo và nâng cao chất lượng đối với an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây GOOD Viêt Nam sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP. Qua đó doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn thích hợp cho mình.

HACCP là gì ?

HACCP là viết tắt của: Hazard Analysis and Critical Control Point System. Nghĩa  “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”.

HACCP là một  hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được phát triển vào những năm 1960 bởi các nhà khoa học cho NASA khi họ muốn sản xuất thực phẩm an toàn cho các phi hành gia. Và trong ba mươi năm gần đây HACCP đã được các ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng để giúp kiểm soát và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến các mối nguy có thể gây mất an toàn thực phẩm. 

HACCP là được coi là một hệ thống quy trình giúp Doanh nghiệp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm.

HACCP xác định các mối nguy cụ thểcác biện pháp để kiểm soát chúng. HACCP tập trung vào việc phòng ngừa, thay cho việc kiểm tra thành phẩm cuối cùng.

Việc triển khai và áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý ISO 9001; Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000.

ISO 22000 là gì ?

Tiêu chuẩn ISO 22000 tên đầy đủ là Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

Phiên bản đầu tiên của ISO 22000 là Phiên bản ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.

Ngày 19/6/2018, phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.

ISO 22000 có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm.

So sánh sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP

Về bản chất, HACCP và ISO 22000 đều hướng tới việc quản lý an toàn thực phẩm tại một Doanh nghiệp. HACCP và ISO 22000 đều sử dụng các công cụ, quy trình để kiểm soát việc sản xuất ra sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, có khá nhiều điểm khác biệt cần phải quan tâm giữa 02 tiêu chuẩn. GOODVN xin giới thiệu về các điểm khác biển cơ bản sau

Khái quát chung về HACCP và ISO 22000

HACCP

ISO 22000

–      HACCP tập trung chủ yếu vào việc xác định và phân tích mối nguy. Từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát.

–      HACCP dựa trên 7 nguyên tắc chính và 5 bước chuẩn bị sơ bộ.

–       HACCP sử dụng ý tưởng truyền thống về các biện pháp kiểm soát được chia thành hai nhóm; các điều kiện tiên quyết và các biện pháp áp dụng tại các điểm kiểm soát tới hạn.

–       Trong tiêu chuẩn HACCP, không đề cập trực tiếp với việc cải tiến hệ thống ( chỉ khắc phục và cải tiến các vấn đề liên quan tới kiểm soát mối nguy) 

 

–      ISO 22000 tập trung xây dựng một hệ thống quản lý tất cả các vấn đề trong Doanh nghiệp về an toàn thực phẩm (trong đó có HACCP)

–      ISO 22000 dựa trên các vấn đề: Trao đổi thông tin; Quản lý hệ thống; Các chương trình tiên quyết và HACCP

–       Đối với ISO 22000, những ý tưởng này đã được tổ chức lại bằng cách bổ sung một nhóm các biện pháp kiểm soát có tên là các chương trình tiên quyết trong hoạt động.

–       ISO 22000 yêu cầu phải có một hệ thống giám sát và các hành động khắc phục được lập kế hoạch.

–       ISO 22000 yêu cầu các kết quả phải được phân tích và cải thiện sau khi giám sát các kế hoạch HACCP. Việc cải tiến hệ thống được thực hiện liên tục

 

Khác nhau về Tổ chức ban hành tiêu chuẩn

HACCP được giới thiệu và ban hành bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX). HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008. Phiên bản mới nhất là Haccp Rev.5 – 2020

Tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, quy định về các yêu cầu hệ thống quản lý thực phẩm có cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. ISOLà Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa. (The International Organization for Standardization). ISO được thành lập năm 1947 và có trụ sở tại Geneva.

Phạm vi áp dụng

ISO 22000 được áp dụng cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp tham ra chuỗi như: chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất chất phụ gia, chế biến thực phẩm, nhà kinh doanh phân phối, vận chuyển… và các doanh nghiệp gián tiếp tham gia như: nhà cung cấp thiết bị sản xuất, sản xuất túi chống ẩm, bao bì đóng gói và các nhà cung cáp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

HACCP thì hướng tới các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, tập trung hướng tới vệ sinh an toàn trong toàn bộ quá trình của chuỗi cung ứng.

Do cả 2 bộ tiêu chuẩn này về mặt nội dung có những mặt trùng nhau, nên doanh nghiệp có thể chỉ cần lựa chọn áp dụng một trong hai. Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP và còn có các yêu cầu về hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Vì vậy áp dụng ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn thực phẩm.

Khác nhau về Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP

>> https://chungnhanquocgia.com/xay-dung-nha-xuong-theo-haccp/

Về nguyên tắc áp dụng

Nguyên tắc áp dụng của hai hệ thống ISO 22000 và HACCP có những nét tương đồng nổi bật. Về cơ bản, Hai tiêu chuẩn này khi áp dụng cần phải dựa trên 7 nguyên tắc về kiểm soát mối nguy trong quá trình sản xuất thực phẩm do Ủy ban Codex quy định. Cụ thể:

Nguyên tắc

   Nội dung

1

Nhận diện mối nguy

2

Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP)

3

Xác định giới hạn cho các CCP

4

Thiết lập thủ tục giám sát các CCP

5

Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn của các CCP bị phá vỡ

6

Xây dựng thủ tục kiểm tra hệ thống HACCP

7

Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Doanh nghiệp nên áp dụng ISO 22000 hay HACCP?

Do ISO 22000 và HACCP có khá nhiều điểm tương đồng, chính vì vậy việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn nào sẽ gây bối rối cho doanh nghiệp. Thế nhưng sự thật là giữa ISO 22000 và HACCP, doanh nghiệp lựa chọn tiêu chuẩn nào đều đạt được mục đích chính. Đó chính là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm, dịch vụ liên quan tới thực phẩm. Từ đó sẽ cải thiện chất lượng và đối tác khách hàng sẽ ưu tiên, đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp. 

Hiện nay tại Việt Nam, doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn ISO 22000. Bởi lẽ trong nội dung tiêu chuẩn 22000 đã có các yêu cầu của HACCP. Không chỉ có vậy ISO 22000 còn có các yêu cầu về hệ thống quản lý. Chính vì vậy lựa chọn ISO 22000 sẽ mang tới lợi ích toàn diện hơn cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000?

Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP chưa nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000 bởi ISO 22000 là một tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Trong tương lại doanh nghiệp đã có HACCP phải chuyển đổi sang ISO 22000. Thường sẽ rơi vào trường hợp: quy định của cơ quan thẩm quyền bắt áp dụng ISO 22000. Khách hàng hoặc đối tác yêu cầu doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm .

Tại sao nên lựa chọn cấp chứng nhận tiêu chuẩn 22000 và HACCP tại GOOD Việt Nam

  • GOOD Việt Nam là đơn vị trực tiếp cấp chứng nhận ISO 22000HACCP có giá trị toàn quốc

  • GOOD Việt Nam là tổ chức uy tín, bao gồm đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trên 10 năm và năng lực cao, luôn nhiệt tình tư vấn và hướng dẫn khách hàng cho tới khi nhận được chứng chỉ

  • Hàng trăm khách hàng lớn trên toàn quốc như Công ty TNHH Thương Mại Phan Yên, Công Ty TNHH TM-SX Đại Quang, Công ty TNHH XNK Cà Phê Việt Nam đã được GOOD Việt Nam đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP
  • Chi phí thực hiện quy trình đánh giá và cấp giấy chứng nhận luôn ở mức hài hòa nhất

Mọi thắc mắc và khó khăn  đối với việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP. GOOD Việt Nam luôn cập nhật những thông tin bổ ích để khách hàng có thể tham khảo và áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp của mình. 

Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận HACCP, ISO 22000.

HOTLINE : 0945.001.005 – 024.2231.5555
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo