Những điểm khác biệt của ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008

NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG – ISO 9001:2015

Được ban hành từ năm 1987, tiêu chuẩn ISO 9001 liên tục được soát xét trong các năm 1994, năm 2000, năm 2008. Ủy ban Kỹ thuật chịu trách nhiệm soạn thảo ISO 9001 của tổ chức ISO (ISO/TC 176) đã làm việc trong giai đoạn hơn 3 năm, từ tháng 2/2012- giai đoạn thiết kế. Giai đoạn soát xét  đã tiếp nhận hơn 3000 ý kiến đánh giá với tỷ lệ hơn 80% tán thành với các bản dự thảo, đồng thời các bản góp ý  đến từ các tiểu ban kỹ thuật TC 176 quốc gia.

Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

ISO 9001:2015 được tạo thành dựa trên các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh của một hệ thống quản lý chất lượng.Về cấu trúc, ISO 9001:2015 có 10 điều khoản tương ứng với chu trình PDCA. Điều khoản 4 đến 7 – Plan, Điều khoản 8 – Do, Điều khoản 9 – Check, Điều khoản 10 – Act.

Các yêu cầu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 được minh hoạ bằng mô hình Tiếp cận theo quá trình và chu trình PDCA như sau:

Những điểm khác biệt của ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM – Hỗ trợ tư vấn và cung cấp các dịch vụ: Tư vấn và xây dựng áp dụng ISO 9001:2015; Dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015; Chuyển đổi ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015; Đào tạo về ISO 9001:2015 và các thủ tục pháp lý khác. Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Hotline: 0945.001.005

CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA PHIÊN BẢN ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008

I. VỀ CẤU TRÚC

ISO 9001:2008 có năm phần chính (4-8) và ISO 9001:2015 nay đã có bảy (4-10) vì phiên bản mới sử dụng định dạng Phụ lục SL mới. Theo ISO, tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong tương lai (MSS) sẽ sử dụng cách sắp xếp mới này và có các yêu cầu cơ bản giống nhau. Kết quả là, tất cả MSS mới sẽ có cùng một cách nhìn và cảm nhận cơ bản.

ISO 9001:2015 được tạo thành dựa trên các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh của một hệ thống quản lý chất lượng. Về cấu trúc, ISO 9001:2015 có 10 điều khoản tương ứng với chu trình PDCA. Điều khoản 4 đến 7 – Plan, Điều khoản 8 – Do, Điều khoản 9 – Check, Điều khoản 10 – Act. Cụ thể:
• Khoản 0-3 – Giới thiệu và phạm vi của tiêu chuẩn
• Khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức
• Khoản 5 – Lãnh đạo
• Khoản 6 – Kế hoạch
• Khoản 7 – Hỗ trợ
• Khoản 8 – Hoạt động
• Khoản 9 – đánh giá hiệu suất
• Khoản 10 – Cải thiện

BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TRÚC, ĐIỀU KHOẢN GIỮA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008

BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TRÚC, ĐIỀU KHOẢN GIỮA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TRÚC, ĐIỀU KHOẢN GIỮA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TRÚC, ĐIỀU KHOẢN GIỮA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008

II. VỀ THUẬT NGỮ

Về thuật ngữ: có 69 thuật ngữ mới được đưa vào phiên bản ISO 9001:2015 với bố cục cụ thể hơn, dễ hiểu hơn và phạm vi sử dụng linh hoạt hơn, trong đó có các cụm từ như:

BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ CẤU TRÚC, ĐIỀU KHOẢN GIỮA ISO 9001:2015 VÀ ISO 9001:2008

Cụ thể Quý doanh nghiệp có thể tham khảo trong Tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2015

III. VỀ CHI TIẾT CÁC ĐIỀU KHOẢN

Ngoài những thay đổi về cấu trúc so với phiên bản cũ, ISO 9001:2015 có những thay đổi ở tất cả các điều khoản, điển hình là nội hàm tại các Điều khoản 4, 5, và 6.
Điều khoản “4. Bối cảnh của tổ chức”
Điều khoản này yêu cầu doanh nghiệp phải xác định “bối cảnh” bên trong và bên ngoài để đánh giá chúng ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình như thế nào (4.1). Để xác định bối cảnh này, các doanh nghiệp có thể dùng các công cụ hoạch định chiến lược như:
–       SWOT (Strenghs – Weaknesses – Opportunities – Threats): ma trận điểm Mạnh – Yếu – Cơ Hội – Đe doạ, BCG (Boston Consultant Group);
–       Ma trận MGSC (Grand Strategy Selection Matrix): ma trận lựa chọn chiến lược tổng thể;
–       Ma trận SPACE (Strategic Position and Action Evaluation): ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động;
–       Ma trận McKINSEY với vị thế cạnh tranh và sự hấp dẫn của ngành;
–       Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix);
–       The Business Model Canvas: phác hoạ mô hình kinh doanh…
Điều quan trọng là đầu ra của quá trình này phải lựa chọn được chiến lược (có thể thông qua đánh giá để xác định chiến lược nào được lựa chọn), thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược trong suốt quá trình kinh doanh.
Để thực thi các chiến lược, doanh nghiệp phải hoạch định các mục tiêu (6.2), hoạch định QMS và các quá trình cốt chính của doanh nghiệp mình.
Phiên bản mới cũng yêu cầu hiểu biết mong đợi của các bên liên quan (4.2) như: Nhân viên, nhà đầu tư, khách hàng; Nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, đối thủ…
Phiên bản cũ yêu cầu: khi thiết lập, thực hiện, duy trì, cải tiến QMS, doanh nghiệp cũng xác định các quá trình cần thiết. Phiên bản mới yêu cầu thêm …xác định rõ các yêu cầu “đầu  vào”, “đầu ra”, đo lường thông qua các “chỉ số” và các “rủi ro” (nếu có thể) cho các quá trình này.

Điều khoản “5. Vai trò lãnh đạo”:
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết của mình đối với hệ thống quản lý chất lượng thể hiện qua yêu cầu “tự chịu trách nhiệm”… đảm bảo tính cam kết của lãnh đạo…
Phiên bản mới không còn đòi hỏi đại diện lãnh đạo (QMR trong phiên bản cũ) với mong đợi rằng: lãnh đạo phải trực tiếp điều khiển hệ thống quản lý chất lượng (QMS).

Điều khoản “6. Hoạch định QMS” với “quản lý rủi ro” (Risk based thinking):
Thay đổi này rất quan trọng thay thế cho “hành động phòng ngừa” trong phiên bản cũ. Khi phòng ngừa doanh nghiệp chủ động hơn, phản ứng, ngăn ngừa hoặc làm giảm tác dụng không mong muốn. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến liên tục.
Hành động phòng ngừa là “tự động” khi một hệ thống quản lý dựa vào rủi ro. “Quản lý rủi ro” sẽ giúp doanh nghiệp giảm mạnh các nguy cơ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Nó tác động trực tiếp vào các yếu tố đầu vào (Man, Material, Machine, Method, Measurement,…) chứ không chỉ yếu tố đầu ra của quá trình.
Các nguyên tắc kiểm soát rủi ro có thể là: Thay đổi công nghệ hoặc thay đổi phương pháp, Kiểm soát công nghệ (sống chung với lũ), kiểm soát bằng biện pháp hành chính, Bảo vệ con người bằng PPE hoặc bảo vệ thành quả, ứng phó sự cố (khi có tình trạng khẩn cấp),…
Các rủi ro đều có tần suất xuất hiện và nguy cơ khác nhau, cho nên, phiên bản mới yêu cầu: Phải xác định và chọn các rủi ro có nguy cơ cao để kiểm soát. Việc kiểm soát các rủi ro này phải thông qua “các mục tiêu” và/ hoặc “các thủ tục” để kiểm soát chúng.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

– Thủ tục chứng nhận ISO 9001:2015 (tại đây)

– Quy trình xây dựng và áp dụng ISO 9001:2015 (tại đây)

– Kế hoạch tư vấn ISO 9001:2015 (tại đây)

– Các bước chuyển đổi ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 (tại đây)

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM – Hỗ trợ tư vấn và cung cấp các dịch vụ: Tư vấn và xây dựng áp dụng ISO 9001:2015; Dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015; Chuyển đổi ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015; Đào tạo về ISO 9001:2015 và các thủ tục pháp lý khác. Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Hotline: 0945.001.005

Thời gian:  

  – Tư vấn và áp dụng ISO 9001:20015 : 60 – 90 ngày

  – Chứng nhận ISO 9001:2015: 15 – 30 ngày

 

Chính sách hậu mãi  

  • Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề  liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý

  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác

  • Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan

  • Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website…

Mọi thắc mắc và khó khăn đối với việc Tư vấn và chứng nhận ISO 9001:2015; Tư vấn và chứng nhận ISO 14001; Tư vấn và chứng nhận ISO 22000; Tư vấn và chứng nhận HACCP; Chứng nhận hợp quy; Chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam; Công bố thực phẩm. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và  được hưởng dịch vụ tốt nhất.

Nguyễn Văn Toàn

One thought on “Những điểm khác biệt của ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008

  1. Pingback: cấu trúc iso 9001 - konkeng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo