Sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi trồng theo các phương pháp hữu cơ và được kiểm định đầu ra nghiêm ngặt là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Bởi vậy, đối với các doanh nghiệp khi muốn sản phẩm của mình được cấp chứng nhận hữu cơ cần phải thực hiện với nhiều khâu kiểm định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, hiện nay, các chứng nhận hữu cơ trên thế giới còn khá mới mẻ với người tiêu dùng và với cả nhà sản xuất. Do đó, bài viết dưới đây GOODVN xin chia sẻ đến bạn những chứng nhận hữu cơ đáng tin cậy trên thế giới để bạn bổ sung thông tin cho mình khi mua các sản phẩm hữu cơ.
Chứng nhận hữu cơ (Organic) là chứng nhận quan trọng giúp người tiêu dùng căn cứ vào đó để mua sản phẩm hữu cơ chất lượng
Các chứng nhận hữu cơ trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều loại chứng nhận hữu cơ khác nhau được ban hành bởi các tổ chức uy tín thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó đáng tin cậy nhất là các loại sau:
Các loại chứng nhận thực phẩm hữu cơ Mỹ
Với chứng nhận hữu cơ Mỹ có thể kể đến một số chứng nhận đáng tin cậy trên thế giới như: chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ quốc gia; chứng nhận hữu cơ của Viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ,…
Cụ thể:
1. Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ quốc gia
Tên chứng nhận: USDA Ban hành: 2005 Website: www.ams.usda.gov |
USDA là chứng nhận hữu cơ được ban hành từ năm 2005 với các điều kiện nghiêm ngặt nhất, là tiêu chuẩn để cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ do Mỹ ban hành.
Sản phẩm hữu cơ của chứng nhận này có nhiều cấp bậc. Tuy nhiên, chỉ chấp nhận các sản phẩm hữu cơ chứa từ 95% – 100% nguyên liệu hữu cơ mới được cho phép đưa dấu logo của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
2. Chứng nhận hữu cơ Organic của Viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)
Tên chứng nhận: NSF/ANSI Ban hành: 2009 Website: www.nsf.org |
NSF/ANSI là một trong các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy nhất. Chứng nhận này quy định thực phẩm Organic phải chứa ít nhất 70% thành phần nguyên liệu hữu cơ (trừ nước) thì mới được công bố là “Contains Organic Ingredients”.
Tuy nhiên, một số sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận NSF/ANSI vẫn có thể sử dụng các thành phần hóa học nhưng phải là những thành phần được cho phép (có tên trong danh mục các chất hóa học được dùng).
Các chứng nhận hữu cơ châu Âu (EU) – Chứng nhận hữu cơ Nature
Tên chứng nhận: Nature Website: www.natrue.org |
Những sản phẩm có dấu logo Nature là những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Tiêu chuẩn này có 3 cấp độ chứng nhận, gồm:
- Organic Cosmetics: Mỹ phẩm được cấp chứng nhận này phải chứa từ 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.
- Natural Cosmetics With Organic Portion: Đây là một trong các chứng nhận hữu cơ trên thế giới quy định mỹ phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn Organic.
- Natural Cosmetics: Với chứng nhận này, chỉ cần sản phẩm chứa 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn Organic.
Chứng nhận hữu cơ Úc
Trong danh sách các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy thì chắc chắn không thể thiếu chứng nhận hữu cơ Úc với:
1. Chứng nhận hữu cơ của Chính phủ Úc
Tên chứng nhận: ACO (Australian Certified Organic) Website: austOrganic.com |
Chứng nhận hữu cơ Úc ACO hiện nay được chia làm 4 cấp độ:
- Sản phẩm chứa 100% thành phần, nguyên liệu Organic (hữu cơ).
- Certified Organic: Sản phẩm phải chứa từ 95% thành phần, nguyên liệu Organic.
- Made With Organic Ingredients: Sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần, nguyên liệu Organic.
- Nguyên liệu hữu cơ chiếm dưới 70% thành phần Organic của sản phẩm. Lưu ý: Trên tem nhãn chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu.
Các thành phần còn lại của sản phẩm phải là thực vật được sản xuất theo phương pháp tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.
2. Chứng nhận hữu cơ Organic Food Chain
Tên chứng nhận: OFC Website: www.Organicfoodchain.com.au |
OFC là chứng nhận nông nghiệp hữu cơ được công nhận bởi Chính phủ Úc. Chứng nhận hữu cơ trên thế giới này phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch (Bio-dynamic).
Sản phẩm theo tiêu chuẩn này cũng được chia thành 4 cấp độ:
- 100% Organic hoặc 100% Bio-dynamic: Thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo yêu cầu của tiêu chuẩn OFC.
- Organic hoặc Bio-dynamic: Thành phần sản phẩm chứa ít nhất 95% nguyên liệu Organic hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại của sản phẩm phải có nguồn gốc thực vật theo chứng nhận tiêu chuẩn này.
- Made with Organic hoặc Made with Biodynamic: Cấp độ này quy định các thành phần chính của sản phẩm phải có nguồn gốc Organic hoặc quy trình sản xuất sinh học. Trong đó, có ít nhất 70% thành phần được làm từ nguyên liệu hữu cơ hoặc Biodynamic. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tiêu chuẩn OFC.
- Đối với những sản phẩm có thành phần nguyên liệu hữu cơ hoặc Biodynamic dưới 70% thì chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu lên tem nhãn.
Các chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy khác
Ngoài các chứng nhận hữu cơ trên thế giới của Mỹ, Úc đáng tin cậy được nêu ở trên, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số chứng nhận khác như: BDIH, Soil Association,…
Cụ thể:
1. Chứng nhận hữu cơ Organic của Đức – BDIH
Tên chứng nhận: BDIH Website: www.bdih.de |
BDIH là tiêu chuẩn chứng nhận dành cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên. Các tiêu chuẩn trong chứng nhận này yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. Cụ thể: BDIH định nghĩa “nơi có thể”, tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Do đó, nếu sản phẩm không chứa thành phần hữu cơ vẫn có thể đạt đủ điều kiện để được chứng nhận tiêu chuẩn BDIH. Chú ý: tiêu chuẩn BDIH cũng có danh sách các thành phần được sử dụng trong sản phẩm cho các hội viên của BDIH.
Đặc biệt, chứng nhận hữu cơ Organic BDIH cũng được xem là “tiền bối” vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.
2. Chứng nhận hữu cơ Organic Soil Association của Anh
Tên chứng nhận: Soil Association Website: www.soilassociation.org |
Tổ chức Soil Association chỉ chứng nhận Organic cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu Organic trên 95%. Đối với các sản phẩm có từ 70% – 95% thành phần nguyên liệu Organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này nhưng trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu hữu cơ đã sử dụng và không có chữ “Organic” trên tem nhãn.
Lưu ý: Soil Association không cấp chứng nhận tiêu chuẩn cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu hữu cơ dưới 70%.
Trên đây là các loại chứng nhận hữu cơ trên thế giới đáng tin cậy, hy vọng sẽ hữu ích và là nguồn thông tin tham khảo giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hoặc cần được tư vấn về chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam nói chung và chứng nhận VietGAP nói riêng thì có thể liên hệ với GOODVN qua Hotline 0945.001.005 để được hỗ trợ nhanh chóng.