Tiêu chuẩn PEFC là gì? Phân loại Chứng chỉ Rừng PEFC

Rừng luôn là tài nguyên vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới môi trường , dân số và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Rừng không chỉ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu thô tái tạo cho nhiều sản phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn PEFC giúp đảm bảo rừng sẽ phát triển bền vững qua thời gian. 

Investen Tech (7)

Tìm hiểu về tiêu chuẩn PEFC

PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification) được coi là một Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng. Đây là một tổ chức có năng lực toàn cầu thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua chứng nhận rừng và gắn nhãn các sản phẩm từ rừng.

Lịch sử

Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng được ra đời vào năm 1999 bởi một nhóm chủ sở hữu và quản lý rừng tại Châu Âu. Trong đó Liên đoàn chủ sở hữu rừng Châu ÂU (CEPF) đứng đầu. Mục tiêu ban đầu của tổ chức chính là phát triển một hệ thống chứng nhận có thể thể phù hợp đối với mỗi loại rừng và hoạt động theo cách quản lý khách nhau. Năm 2017, diện tích rừng được chứng nhận theo tiêu chuẩn PEFC đạt 300 triệu ha và tính đến năm 2022, có 55 tổ chức quốc gia là thành viên của PEFC.

Có thể coi PEFC chính là hệ thống chứng nhận rừng lớn nhất thế giới và là hệ thống chứng nhận được các chủ rừng ưu tiên lựa chọn hàng đầu

Tiêu chuẩn PEFC có vai trò gì?

  • Áp dụng tiêu chuẩn PEFC trong Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng là minh chứng cho thấy các chủ rừng đã quản lý rừng một cách bền vững
  • Vai trò của tiêu chuẩn PEFC ngoài thức đẩy tính bền vững còn tăng quyền lợi của người tiêu dùng và các công ty lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc bền vững
  • Chứng nhận tiêu chuẩn PEFC làm tăng giá trị của rừng, vì các yêu cầu hầu hết đều xoay quanh việc ngăn chặn phá rừng để sử dụng đất thay thế như nông nghiệp

Tóm lại việc áp dụng tiêu chuẩn PEFC và đạt đủ điều kiện để cấp chứng nhận rừng PEFC giúp doanh nghiệp tìm được nguồn cung ứng có trách nhiệm và để người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng các sản phẩm mà họ lựa chọn được đến từ các khu rừng được quản lý tốt. 

PEFC được phân loại như thế nào

chung-nhan-rung-pefc
Rừng đạt tiêu chuẩn của PEFC được gắn nhãn

PEFC được chia thành 2 loại tương ứng với các phương thức đánh giá chứng nhận cho đối tượng khác nhau:

  • PEFC- FM (Forest management certification) – Chứng nhận về quản lý rừng. Chứng nhận này thể hiện hoạt động đánh giá rừng đạt được quản lý phù hợp với các tiêu chí về môi trường, xã hội, kinh tế. Đối tượng của chứng nhận PEFC-FM là các dơn vị trồng và khai thác rừng, các chủ rừng và các nhà quản lý rừng. PEFC – FM là bằng chứng các hoạt đông trong rừng của những đối tượng áp dụng trên được phát triển bền vững.
  • PEFC – CoC (Chain of Custody certification) – Chứng nhận về chu trình sản phẩm. Có nghĩa là chứng nhận về quy trình giám sát nguồn gốc sản phẩm cụ thể. Chứng nhận PEFC – CoC là hoạt động đánh giá một chuỗi quy trình các sản phẩm làm từ rừng. Ví dụ: đồ nội thất, nông sản, giấy,…Chứng nhận này sẽ đánh giá từ giai đoạn phát triển rừng bền vững cho tới khi ra được sản phẩm có nguồn gốc từ rừng. Thông thường những sản phẩm đạt chứng nhận PEFC – CoC sẽ được gắn nhãn PEFC trên bao bì sản phẩm. Đối tượng của loại chứng nhận này là các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc từ rừng.

Các yêu cầu cơ bản của PEFC

Quy trình đánh giá của PEFC theo tiêu chí đảm bảo sự liên kết của các tiêu chuẩn khu vực, quốc gia và tiểu quốc gia với Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của PEFC. Để đảm bảo các yêu cầu trong tiêu chuẩn được áp dụng chính xác theo từng cấp độ của khu vực, quốc gia. Tất cả các hệ thống chứng nhận rừng bắt buộc phải thực hiện quy trình đánh giá độc lập và đảm bảo chất lượng một cách toàn diện. Quy trình thường mất trung bình là 9 tháng để hoàn thành và đảm bảo các yêu cầu chung sau:

  • Tuân thủ luật pháp: Rừng phải được quản lý theo các quy định pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền con người, và lao động.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học: Doanh nghiệp phải bảo vệ các khu vực nhạy cảm, duy trì hệ sinh thái và bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Đảm bảo quyền của cộng đồng địa phương: Doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi và tham vấn với cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
  • Quản lý tài nguyên bền vững: Đảm bảo cân bằng giữa việc khai thác và tái tạo tài nguyên rừng, không khai thác quá mức.
  • Giảm thiểu tác động môi trường: Sử dụng các phương pháp và công nghệ thân thiện với môi trường trong khai thác và quản lý.

Tiêu chuẩn PEFC hoạt động theo tiêu chí nào

tieu-chuan-rung-pefc
PEFC không đơn thuần là tiêu chuẩn chỉ tập trung vào bảo vệ hệ sinh thái trong rừng mà còn hỗ trợ cộng đồng con người thuộc rừng
  • Duy trì, bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học hệ sinh thái
  • Bảo vệ các khu vực rừng có tầm quan trọng về mặt sinh thái
  • Cấm chuyển đổi rừng
  • Sự công nhận sự đồng ý tự do, trước đó và được thông báo của người dân bản địa
  • Thúc đẩy bình đẳng giới và cam kết đối xử bình đẳng với người lao động
  • Thúc đẩy sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng rừng
  • Tôn trọng quyền con người trong hoạt động lâm nghiệp
  • Tôn trọng các chức năng đa dạng của rừng đối với xã hội
  • Các điều khoản tham vấn với người dân địa phương, cộng đồng và các bên liên quan khác
  • Tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đất đai cũng như các quyền theo phong tục và truyền thống
  • Tuân thủ tất cả các công ước cơ bản của ILO về quyền của người lao động
  • Làm việc từ mức lương tối thiểu đến mức lương đủ sống
  • Cấm cây biến đổi gen và hầu hết các loại hóa chất nguy hiểm
  • Loại trừ việc chứng nhận các đồn điền được thành lập bằng cách chuyển đổi, bao gồm cả việc chuyển đổi đất không phải là rừng có tầm quan trọng về mặt sinh thái (ví dụ như đất than bùn)
  • Các hoạt động tích cực về khí hậu như giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động lâm nghiệp

Doanh nghiệp cần làm gì để đạt chứng nhận PEFC

Bước 1

Trước hết để dăng ký đánh giá chứng nhận PEFC, doanh nghiệp cần lựa chọn xem đối tượng, sản phẩm của mình thuộc phân loại chứng nhận nào của PEFC:

  • Quản lý rừng bền vững: Doanh nghiệp cần chứng minh rằng các hoạt động khai thác và quản lý rừng của họ tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường, xã hội và kinh tế.
  • Chuỗi hành trình (Chain of Custody – CoC): Đảm bảo rằng sản phẩm từ rừng được quản lý đúng cách trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.

Bước 2

Tự đánh giá tình trạng hiện tại

Doanh nghiệp cần thực hiện một đánh giá nội bộ về hệ thống quản lý rừng hoặc chuỗi cung ứng của mình để xác định các điểm mạnh và điểm yếu, so với yêu cầu của PEFC. Điều này giúp xác định các bước cần thực hiện để đạt chuẩn theo yêu cầu

Doanh nghiệp cần thực hiện một đánh giá nội bộ về hệ thống quản lý rừng hoặc chuỗi cung ứng của mình để xác định các điểm mạnh và điểm yếu, so với yêu cầu của PEFC. Điều này giúp xác định các bước cần thực hiện để đạt chuẩn.

Bước 3

Áp dụng hệ thống quản lý

Doanh nghiệp cần xây dựng hoặc cải thiện hệ thống quản lý rừng hoặc chuỗi hành trình để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của PEFC. Một số yếu tố cần chú trọng bao gồm:

  • Đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và bền vững của gỗ và các sản phẩm từ rừng.
  • Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và các quyền lợi xã hội trong việc quản lý rừng.
  • Cải tiến quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm từ gỗ.

Bước 4

Chọn tổ chức chứng nhận PEFC

Doanh nghiệp cần liên hệ với một tổ chức chứng nhận PEFC được công nhận để tiến hành đánh giá và chứng nhận. Các tổ chức này sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu của PEFC.

Bước 5

Kiểm tra và đánh giá

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá về các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Kiểm tra các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quản lý rừng, chuỗi cung ứng và sản xuất.
  • Kiểm tra hiện trường tại các cơ sở khai thác rừng hoặc cơ sở sản xuất để đảm bảo quy trình quản lý và sản xuất đúng theo tiêu chuẩn PEFC.

Bước 6

Cấp chứng nhận PEFC

Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của PEFC, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận. Doanh nghiệp sẽ nhận chứng nhận PEFC cho hoạt động quản lý rừng bền vững (nếu là chủ rừng) hoặc chứng nhận chuỗi quy trình(nếu là doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc phân phối sản phẩm từ rừng).

Bước 7

Theo dõi và duy trì chứng nhận

Sau khi đạt chứng nhận PEFC, doanh nghiệp cần tuân thủ và duy trì các tiêu chuẩn và yêu cầu của PEFC qua các kỳ kiểm tra định kỳ (thường là hàng năm). Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ đạt chứng nhận mà còn duy trì các hoạt động bền vững trong dài hạn.

Bước 8

Cải tiến liên tục

Doanh nghiệp cần liên tục cải tiến quy trình quản lý, sản xuất và chuỗi cung ứng để duy trì sự tuân thủ với tiêu chuẩn PEFC và đạt được những mục tiêu bền vững. Việc cập nhật và duy trì các chứng nhận cũng giúp nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Mối quan hệ của tiêu chuẩn PEFC đối với sự phát triển rừng ở Việt Nam không chỉ mang tới lợi ích trong việc cải thiện quản lý rừng mà còn bảo vệ tài nguyên, nâng cao giá trị kinh tế rừng, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên đây là một tiêu chuẩn quốc tế, với nhiều yêu cầu khắt khe. Một số doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận, hoàn thiện hồ sơ và áp dụng tiêu chuẩn PEFC. Doanh nghiệp đang quan tâm tới Chứng nhận tiêu chuẩn PEFC quản lý rừng vui lòng liên hệ với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian nhanh nhất.

 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo