Giấy phép ATTPNhững tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm cá xuất khẩu

07/12/20200

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thủy sản, tôm cá sang 3 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật. Bởi vậy, để có thể xuất khẩu tôm cá sang các nước này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản như ASC, GlobalGAP và BAP. Do đó, để giúp các doanh nghiệp và bà con nuôi thuỷ sản có thể nắm bắt được tiêu chuẩn này, GOODVN xin chia sẻ một số thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải có chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản?

Các doanh nghiệp, trang trại khi đạt được các tiêu chuẩn nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung sẽ mang lại rất nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế

Các doanh nghiệp, trang trại khi đạt được các tiêu chuẩn nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung sẽ mang lại rất nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế

  • Hiện nay, chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản là một trong những giấy chứng nhận giúp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của bạn một cách rõ ràng và chính thống nhất. Đồng thời, giấy chứng nhận còn là “chiếc vé thông hành” có giá trị nhất được các doanh nghiệp sử dụng để xuất khẩu tôm, thuỷ sản vào các thị trường nước ngoài.
  • Bên cạnh đó, đạt tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản cũng giúp tăng giá trị sản phẩm thuỷ hải sản của doanh nghiệp so với những sản phẩm khác trên thị trường:
  • Đối với thị trường xuất khẩu: Mặt hàng thuỷ hải sản như tôm khi có chứng nhận BAP sẽ được gắn logo BAP để phân biệt và nhận diện thương hiệu đồng nhất trên toàn thế giới. Đây là một trong những chứng nhận chất lượng uy tín đối với người tiêu dùng tại 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Do đó, nếu sản phẩm có logo chứng nhận này sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn. Theo khảo sát, giá của các mặt hàng thuỷ sản khi có logo này sẽ cao hơn 11% so với sản phẩm không có logo chứng nhận.
  • Đối với thị trường tiêu thụ trong nước: Các trang trại nuôi thuỷ sản khi có chứng nhận này sẽ dễ dàng liên kết và cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các cơ sở thu mua và các nhà máy chế biến. Với tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này sẽ giúp người nuôi dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giảm rủi ro về giá.
  • Giúp chứng minh thuỷ sản của doanh nghiệp là sản phẩm tiêu dùng đạt chất lượng, an toàn.
  • Chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này có vai trò là đánh giá của bên thứ 3, giúp tăng thêm sự tín nhiệm và sự minh bạch cho sản phẩm.

Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hiện nay ngày càng có xu hướng phát triển dựa theo những yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, họ luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU yêu cầu thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường.

Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản uy tín, đáng tin cậy trên thế giới

Có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP,… Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quan trọng được áp dụng phổ biến cho nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có các tiêu chuẩn nuôi tôm xuất khẩu hiện nay là ASC, GlobalGAP và BAP.

Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này là đều tập trung vào:

  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • An toàn dịch bệnh.
  • An toàn môi trường.
  • An toàn xã hội.
  • Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Dưới đây là thông tin về các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản ASC, GlobalGAP và BAP:

Tiêu chuẩn ASC

ASC (Aquaculture Stewardship Council) – Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản, là tổ chức độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận.

Tiêu chuẩn ASC là một trong những chứng nhận uy tín trên thế giới về quản lý nuôi trồng thủy sản

Tiêu chuẩn ASC là một trong những chứng nhận uy tín trên thế giới về quản lý nuôi trồng thủy sản

Tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản ASC được thành lập vào năm 2009 bởi WWF (World Wildlife Fund: Quỹ Động vật hoang dã Thế giới) và IDH (Dutch Sustainable Trade Initiative: Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) với mục đích nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

Tiêu chuẩn này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh môi trường và xã hội, được xây dựng dựa theo hướng dẫn của tổ chức Liên minh Quốc tế về Công nhận và Dán nhãn Môi trường và Xã hội: ISRAEL.

Tiêu chuẩn BAP

BAP (Best Aquaculture Practices) – Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của tổ chức Global Aquaculture Alliance (GAA: Liên minh Thủy sản toàn cầu).

Logo chứng nhận BAP

Logo chứng nhận BAP

Tiêu chuẩn chứng nhận BAP được thực hiện cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ trại giống, nhà máy thức ăn đến trang trại và nhà máy chế biến thuỷ sản.

Chứng nhận BAP tập trung chủ yếu vào các mảng trách nhiệm với xã hội, môi trường, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chương trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản.

Các doanh nghiệp, trang trại nuôi trồng đạt được chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản BAP sẽ được cấp nhãn chứng nhận BAP in trên bao bì sản phẩm, thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất với khách hàng trong việc cung cấp thủy sản sạch và được khai thác bền vững.

Tiêu chuẩn GlobalGAP

GlobalGAP là tổ chức tư nhân thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trò như một quyển sổ tay hướng dẫn về Thực hành nông nghiệp tốt

Tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trò như một quyển sổ tay hướng dẫn về Thực hành nông nghiệp tốt

Tiền thân của tiêu chuẩn GlobalGAP là EurepGAP, được thành lập vào năm 2000 bởi các hệ thống siêu thị và những nhà cung cấp lớn ở châu Âu. Đến 9/2007, đổi tên thành GlobalGAP với mục đích mở rộng và nâng tầm quốc tế.

Có thể nói, bộ tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trò như một quyển Sổ tay hướng dẫn về Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) và được thiết kế nhằm cam đoan với người tiêu dùng về: đảm bảo tính an toàn thực phẩm, giảm thiểu sự tác động đến môi trường do các hoạt động nông trại, cung cấp các hướng dẫn về an sinh động vật, đồng thời duy trì nguyên tắc có trách nhiệm đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

Trong tình hình kinh tế phát triển và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản sẽ giúp ích rất nhiều cho nông dân và các doanh nghiệp. Do đó, hãy liên hệ ngay với GOODVNVăn phòng chứng nhận quốc gia để được hỗ trợ tư vấn, cấp chứng nhận đảm bảo uy tín, hợp pháp nhé!

HOTLINE liên hệ: 0945001005.

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

Good Viet Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo