Thị trường thực phẩm hồi giáo đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với sự gia tăng nhanh chóng của dân số Hồi giáo trên toàn cầu. Theo dự báo, số lượng người Hồi giáo sẽ đạt khoảng 2,2 tỷ vào năm 2030, tạo ra nhu cầu lớn về thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn HALAL. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có mục tiêu khai thác thị trường Hồi Giáo thì chứng nhận HALAL là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thiếu. Nhu cầu về thực phẩm HALAL không chỉ đến từ cộng đồng Hồi giáo mà còn thu hút cả những người tiêu dùng khác quan tâm đến sản phẩm hữu cơ, tự nhiên và bền vững.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ… ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm đạt chứng nhận HALAL do các thực phẩm này đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Qua bài viết này, bạn đọc hãy cùng Good Việt Nam tìm hiểu chi tiết về chứng nhận HALAL và vì sao nó là là tấm vé “vàng” để thâm nhập thị trường thực phẩm Hồi Giáo.
HALAL Food là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu từ HALAL nghĩa là gì. HALAL là một thuật ngữ trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được cho phép” theo luật Hồi giáo (Shariah).
Sử dụng trong ngữ cảnh thực phẩm, HALAL Food chỉ những loại thực phẩm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về thành phần và quy trình sản xuất theo quy định của đạo Hồi. Đối với thịt động vật, HALAL yêu cầu động vật phải được giết mổ theo một phương pháp đặc biệt, gọi là “Zabiha” (hoặc Dhabihah) nhằm đảm bảo tính nhân đạo và tuân thủ các nguyên tắc tôn giáo.
Lưu ý rằng HALAL cũng áp dụng cho các đồ uống và sản phẩm khác, đảm bảo rằng không có thành phần nào bị cấm, như thịt lợn hoặc rượu, xuất hiện trong sản phẩm.
Các thực phẩm HALAL và HARAM
Bảng dưới đây tổng hợp các sản phẩm HALAL (hợp pháp) và các thực phẩm HARAM (cấm)
Sản phẩm HALAL (Hợp pháp) | Thực phẩm HARAM (Cấm) |
---|---|
Thịt từ động vật hợp pháp: Thịt từ bò, cừu, dê, gia cầm (gà, vịt), nếu được giết mổ đúng quy trình HALAL với sự cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo. | Thịt heo và các sản phẩm từ heo: Thịt, mỡ heo, gelatin từ heo, hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa thành phần từ heo. |
Hải sản: Tôm, cua, cá, mực và các loại hải sản khác (theo nhiều trường phái Hồi giáo, hải sản được xem là HALAL). | Động vật ăn thịt: Các loài động vật ăn thịt như chó, mèo, sư tử, hổ và động vật có móng vuốt hoặc răng nanh. |
Các sản phẩm từ thực vật: Rau, củ, quả, ngũ cốc, hạt, và các sản phẩm không chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật haram, ví dụ như đậu, gạo, ngô, vv. | Thịt từ động vật chết tự nhiên: Thịt của động vật chết do bệnh, bị chết tự nhiên, hoặc không qua quy trình giết mổ HALAL. |
Sản phẩm từ sữa: Sữa, pho mát, bơ từ động vật HALAL, hoặc từ các nguồn không chứa thành phần có nguồn gốc haram. | Máu và các sản phẩm từ máu: Bao gồm máu và các sản phẩm có chứa máu như tiết canh. |
Đồ uống không cồn: Nước, nước trái cây, sữa đậu nành, nước dừa và các đồ uống không có thành phần cồn hoặc các chất kích thích. | Đồ uống có cồn: Bao gồm rượu, bia, rượu vang và các thức uống có chứa cồn dù ở bất kỳ nồng độ nào. |
Chất phụ gia và gia vị hợp pháp: Các loại gia vị và phụ gia không chứa thành phần cồn, chất gây say, hoặc chất có nguồn gốc từ động vật haram. | Chất phụ gia có nguồn gốc từ động vật haram: Gelatin, mỡ, và dầu chiết xuất từ động vật không phải HALAL (như từ heo). |
Trứng từ các loài động vật HALAL: Trứng gà, vịt từ động vật HALAL, không chứa thành phần bị nhiễm haram. | Động vật lưỡng cư: Động vật sống cả trên cạn và dưới nước như ếch, cá sấu, rùa thường bị coi là haram. |
Các loại hạt và ngũ cốc: Hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô, và các loại đậu phù hợp với tiêu chuẩn HALAL. | Động vật độc hoặc nguy hiểm: Các loài như rắn, rết, bọ cạp và những động vật gây nguy hiểm cho con người. |
Ngoài ra, các thực phẩm nằm trong danh mục HALAL nhưng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đóng gói đã tiếp xúc hoặc chứa các thành phần từ nguồn haram, gây mất tính halal của sản phẩm đó thì cũng nằm trong danh sách cấm.
Chứng nhận HALAL là gì?
Ngắn gọn thì chứng nhận HALAL là một xác nhận chính thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn Hồi giáo về thành phần và quy trình sản xuất.
Để đạt chứng nhận này, sản phẩm phải không chứa các thành phần bị cấm trong đạo Hồi, như thịt lợn và rượu, và phải được sản xuất theo các quy định nghiêm ngặt của luật Hồi giáo.
Chứng nhận HALAL giúp người tiêu dùng, đặc biệt là cộng đồng Hồi giáo, an tâm về việc sản phẩm đáp ứng các yêu cầu tôn giáo, vệ sinh và an toàn thực phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường đến các quốc gia và cộng đồng ưa chuộng sản phẩm HALAL.
Phân loại chứng nhận HALAL theo khu vực
Các khu vực địa lý khác nhau có tổ chức chứng nhận HALAL khác nhau. Dưới đây là các chứng nhận HALAL phân loại theo khu vực địa lý.
Khu vực | Tổ chức chứng nhận | Quốc gia/Khu vực | Ghi chú |
---|---|---|---|
Đông Nam Á
|
JAKIM | Malaysia | Được công nhận toàn cầu, tiêu chuẩn cao về sản phẩm HALAL. |
MUI | Indonesia | Quan trọng cho thị trường Indonesia và xuất khẩu. | |
IPOH | Singapore | Chứng nhận cho thực phẩm và dịch vụ, được ASEAN công nhận. | |
Trung Đông & Vùng Vịnh | GCC HALAL | Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) | Áp dụng chung cho các nước GCC như Saudi Arabia, UAE, Qatar, v.v. |
ESMA | UAE | Đảm bảo tiêu chuẩn HALAL quốc gia và quốc tế. | |
SFDA | Saudi Arabia | Chứng nhận HALAL cho các sản phẩm nhập khẩu vào Saudi Arabia. | |
Nam Á | HCB | Ấn Độ | Chứng nhận HALAL cho thực phẩm và mỹ phẩm tại Ấn Độ. |
Jamiat Ulama-I-Hind | Ấn Độ | Chứng nhận nội địa phục vụ cộng đồng Hồi giáo ở Ấn Độ và Nam Á. | |
HAP | Sri Lanka | Được công nhận tại Nam Á và một số quốc gia Hồi giáo khác. | |
Bắc Mỹ & Châu Âu | IFANCA | Mỹ | Tiêu chuẩn HALAL uy tín cho thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. |
HFA | Anh | Được công nhận rộng rãi tại Trung Đông và Châu Âu, đặc biệt trong giết mổ và chế biến thực phẩm. | |
HMC | Anh | Giám sát chặt chẽ về giết mổ và chế biến thực phẩm HALAL. | |
Quốc tế | WHC | Nhiều quốc gia | Hợp tác quốc tế, thúc đẩy công nhận chung các tiêu chuẩn HALAL. |
IHAF | Trụ sở tại UAE | Liên kết các tổ chức HALAL toàn cầu, tiêu chuẩn hóa chứng nhận. | |
GIMDES | Thổ Nhĩ Kỳ | Được công nhận tại nhiều nước Trung Đông và Đông Âu. |
Doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn chứng nhận HALAL phù hợp với thị trường cần xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp chưa nắm rõ được mình cần làm loại chứng nhận HALAL nào có thể liên hệ với tổ chức tư vấn HALAL Good Việt Nam, chuyên viên của chúng tôi sẽ đưa ra thông tin chính xác nhất.
Các loại hình công ty có thể đăng ký chứng nhận HALAL
Chứng nhận HALAL có thể áp dụng cho nhiều loại công ty, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thực phẩm. Các công ty trong những ngành sau thường quan tâm đến chứng nhận HALAL:
- Công ty thực phẩm và đồ uống: Đây là lĩnh vực phổ biến nhất, bao gồm các công ty sản xuất, chế biến thịt, đồ uống, đồ ăn nhẹ và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Công ty mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân: Các sản phẩm như kem dưỡng da, dầu gội, son môi và sản phẩm chăm sóc cá nhân cần tuân thủ các quy định HALAL để đảm bảo không chứa thành phần bị cấm và được sản xuất theo quy trình phù hợp.
- Công ty dược phẩm và y tế: Bao gồm các loại thuốc, thực phẩm chức năng và vật tư y tế, đòi hỏi không có thành phần cấm và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về sản xuất.
- Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm vệ sinh: Các sản phẩm vệ sinh như xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các chất tẩy rửa cũng có thể được chứng nhận HALAL.
- Công ty dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và dịch vụ ăn uống: Các cơ sở kinh doanh này phải tuân thủ tiêu chuẩn HALAL trong quá trình chuẩn bị, chế biến và phục vụ thực phẩm cho khách hàng.
Ví dụ một số công ty nổi tiếng tại Việt Nam đã đạt chứng nhận HALAL
Dưới đây là một số ví dụ về các công ty lớn tại Việt Nam đã đạt chứng nhận HALAL trong các lĩnh vực khác nhau:
Thực phẩm và đồ uống:
-
- Vinamilk: Đã đạt chứng nhận HALAL cho các sản phẩm sữa và đồ uống, giúp công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia Hồi giáo.
- Acecook Việt Nam: Nổi tiếng với các sản phẩm mì ăn liền, Acecook đã có chứng nhận HALAL cho nhiều dòng sản phẩm của mình, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á và Trung Đông.
- TH True Milk: Cung cấp các sản phẩm sữa được chứng nhận HALAL, giúp phục vụ các thị trường có nhu cầu cao như Indonesia và Malaysia.
- Vinamilk: Đã đạt chứng nhận HALAL cho các sản phẩm sữa và đồ uống, giúp công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia Hồi giáo.
Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân:
-
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà: Một số dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân của Nam Hà được chứng nhận HALAL, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Thorakao: Sản phẩm mỹ phẩm như kem dưỡng da và dầu gội của thương hiệu Thorakao cũng đã được cấp chứng nhận HALAL.
Dược phẩm và y tế:
-
- Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma): Một số sản phẩm dược phẩm của Dược Hậu Giang đã đạt tiêu chuẩn HALAL để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Traphaco: Cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với chứng nhận HALAL, đặc biệt hướng tới khách hàng trong cộng đồng Hồi giáo.
Sản phẩm vệ sinh:
-
- Unilever Việt Nam: Một số dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân và vệ sinh của Unilever như Lifebuoy và Sunsilk đã được chứng nhận HALAL, phục vụ cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Procter & Gamble (P&G) Việt Nam: Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội và nước rửa tay của P&G cũng có chứng nhận HALAL.
Dịch vụ nhà hàng và khách sạn:
-
- Khách sạn InterContinental Saigon: Đã đạt chứng nhận HALAL cho dịch vụ ăn uống và phục vụ khách hàng Hồi giáo.
- Nhà hàng Lion City: Chuyên phục vụ các món ăn phong cách Singapore, Lion City đảm bảo tiêu chuẩn HALAL cho thực đơn của mình, thu hút khách hàng Hồi giáo tại Việt Nam.
Lợi ích của chứng nhận HALAL đối với doanh nghiệp
Việc đạt chứng nhận HALAL mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng. Dưới đây là các lợi ích chính mà chứng nhận HALAL mang lại cho doanh nghiệp:
Mở rộng thị trường và tăng cơ hội xuất khẩu
- Tiếp cận thị trường Hồi giáo: Sản phẩm có chứng nhận HALAL được chấp nhận tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn như Indonesia, Malaysia, Trung Đông, và nhiều quốc gia khác. Đây là điều kiện gần như bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được xuất hiện tại các quốc gia theo đạo Hồi
- Gia tăng xuất khẩu: Việc có chứng nhận HALAL giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận các quốc gia yêu cầu tiêu chuẩn này, mở ra cơ hội xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng.
Xây dựng và nâng cao uy tín thương hiệu
- Lời cam kết về sản phẩm chất lượng cao: Chứng nhận HALAL yêu cầu sản phẩm tuân theo các quy trình sản xuất an toàn, vệ sinh và thân thiện với môi trường rất nghiêm ngặt, từ đó tạo niềm tin về chất lượng. Khách hàng mua những sản phẩm đạt chứng nhận HALAL sẽ không còn phải lo lắng về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
- Củng cố lòng tin của khách hàng: Sản phẩm HALAL không chỉ được người Hồi giáo tin dùng mà còn được người tiêu dùng không phải là người Hồi giáo quan tâm vì chất lượng và độ an toàn. Tại các nền kinh tế lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật bản… người tiêu dùng đang ngày càng tin tưởng các sản phẩm đạt HALAL.
Tạo lợi thế cạnh tranh
- Sự khác biệt hóa sản phẩm: Chứng nhận HALAL giúp sản phẩm nổi bật hơn so với các sản phẩm cùng loại, là yếu tố phân biệt giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn. Với sự phổ biến của chứng nhận HALAL hiện nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng.
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng: Nhiều khách hàng hiện nay quan tâm đến sản phẩm HALAL vì nó đảm bảo không chứa các chất gây hại và quy trình sản xuất an toàn.
Gia tăng doanh thu và lợi nhuận
- Tăng doanh thu: Rõ ràng với sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đạt HALAL, doanh nghiệp có thể khai thác thị trường HALAL rộng lớn trên toàn cầu, qua đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tuân thủ luật pháp và quy định quốc tế
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia: Một số quốc gia ví dụ như: Indonesia, Malaysia, Brunei, Saudi Arabia, UAE, Qatar, Ai Cập, Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ…. yêu cầu chứng nhận HALAL là điều kiện để nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm, mỹ phẩm, và dược phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục hải quan: Sản phẩm đã có chứng nhận HALAL sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro bị từ chối và tiết kiệm thời gian khi làm thủ tục hải quan.
Hỗ trợ trong việc quản lý chất lượng sản phẩm và hướng tới phát triển bền vững
- Quy trình sản xuất nghiêm ngặt: Chứng nhận HALAL yêu cầu doanh nghiệp duy trì quy trình sản xuất sạch và kiểm soát chất lượng tốt, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng.
- Phát triển bền vững: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn HALAL giúp doanh nghiệp hướng tới sản xuất bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Lựa chọn tổ chức tư vấn chứng nhận HALAL uy tín
Với rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt và quy trình triển khai phức tạp, doanh nghiệp nên lựa chọn một tổ chức tư vấn chứng nhận HALAL thay vì tự triển khai. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực mà còn giúp việc áp dụng HALAL chính xác hơn.
- Chuyên môn và kinh nghiệm: Các chuyên gia HALAL của tổ chức tư vấn có kiến thức sâu rộng, giúp doanh nghiệp tuân thủ chính xác tiêu chuẩn HALAL.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tư vấn tối ưu quy trình, giảm thiểu thời gian và nguồn lực cần thiết.
- Hỗ trợ hồ sơ và kiểm tra: Tổ chức tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đáp ứng các yêu cầu kiểm tra từ cơ quan cấp chứng nhận HALAL.
- Đảm bảo tuân thủ quốc tế: Tư vấn viên nắm rõ tiêu chuẩn HALAL tại các thị trường khác nhau, từ đó đưa ra các tư vấn chính xác nhất tùy theo lĩnh vực và khu vực mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu.
- Giảm rủi ro, tăng cơ hội đạt chứng nhận: Tư vấn giúp hạn chế các rủi ro và tăng khả năng đạt chứng nhận ngay từ lần đầu, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực liên quan.
- Đào tạo và xây dựng hệ thống bền vững: Hỗ trợ đào tạo nhân viên và thiết lập hệ thống quản lý HALAL hiệu quả dài hạn.
Good Việt Nam là tổ chức tư vấn triển khai HALAL uy tín và nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam. Lựa chọn Good Việt Nam, chúng tôi cam kết sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn HALAL, qua đó đạt chứng nhận HALAL.
Thông tin liên hệ
- Website: Chứng nhận HALAL – chungnhanquocgia.com
- Điện thoại: 0945.001.005
- Địa chỉ: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội