Chứng nhận hữu cơ USDA Organic – Các tiêu chí đánh giá USDA

Chứng nhận hữu cơ USDA Organic là một trong những chứng nhận quan trọng khi doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp sang Mỹ. Nhận biết được tầm quan trọng của chứng nhận này, bài viết dưới đây GOODVN xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh chứng nhận USDA Organic, bạn đừng bỏ qua nhé!

USDA là gì?

USDA là gì?

Chứng nhận hữu cơ USDA Organic là gì?

USDA (United States Department of Agriculture) là chứng nhận do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép (chứng nhận USDA) cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép.

Với các mặt hàng nông nghiệp được chứng nhận hữu cơ USDA Organic, Bộ Nông nghiệp Mỹ còn nghiêm cấm sử dụng các chất hóa học độc hại, các loại chất bảo quản dưới mọi hình thức. Điều này nhằm chứng minh quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm hữu cơ đều được kiểm định nghiêm ngặt để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, giúp bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho phép các nhà sản xuất được sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ nhưng phải nằm trong danh sách các chất được phê duyệt.

>>>Xem thêm: Chứng nhận VietGAP

Các tiêu chí đánh giá chứng nhận hữu cơ USDA Organic

Tiêu chí đánh giá chứng nhận USDA Organic là gì?

Tiêu chí đánh giá chứng nhận USDA Organic là gì?

Chứng nhận USDA Organic gồm các tiêu chí để đánh giá một sản phẩm hữu cơ như sau:

  • Chứng nhận USDA cho cây trồng: Thông thường, chứng nhận này sẽ có 3 dạng con dấu khác nhau và tương ứng với từng lĩnh vực nông nghiệp.

Ví dụ: Con dấu chứng nhận cây trồng hữu cơ giúp xác nhận lượng bùn thải, phân bón tổng hợp, tia bức xạ, những loại sinh vật có bị biến đổi gen hay không, thuốc trừ sâu có trong danh sách bị cấm sử dụng.

  • Chứng nhận USDA Organic trong chăn nuôi: Chứng nhận này giúp xác minh các nhà sản xuất có đáp ứng đủ những tiêu chí về sức khỏe và an toàn của động vật hay không; nguồn thịt cung ứng ra thị trường có sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng hay chỉ sử dụng thức ăn hữu cơ;…
  • Chứng nhận hữu cơ USDA Organic cho thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Với trường hợp này, giấy chứng nhận sẽ giúp người tiêu dùng xác nhận xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn thành phần chất hữu cơ hay không (trên 95%).

Tóm lại, không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh doanh, chứng nhận tiêu chuẩn USDA Organic còn là một hành động thiết thực mà các nhà sản xuất cần cam kết với người tiêu dùng về việc xây dựng môi trường sống an toàn. Bởi vậy, chứng nhận này được xem là một trong những loại chứng nhận hữu cơ có giá trị nhất hiện nay.

Cách đăng ký chứng nhận USDA là gì?

Đăng ký chứng nhận USDA Organic

Đăng ký chứng nhận USDA Organic

Trong trường hợp hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, việc cấp giấy chứng nhận USDA Organic lại càng khó khăn. Tiêu chuẩn này đòi hỏi người nông dân, doanh nghiệp phải cam kết trong suốt thời gian trồng trọt, chăn nuôi áp dụng theo chứng nhận.

Và để có được giấy chứng nhận hữu cơ USDA Organic cũng vậy, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành kiểm tra và xem xét mọi công đoạn trong quá trình hoạt động chứ không đơn thuần là đánh giá thành phẩm sau cùng.

Trong trường hợp, bạn tuân thủ theo mô hình trồng trọt, chăn nuôi USDA Organic, vậy việc được cấp giấy chứng nhận chỉ còn là vấn đề thời gian.

Quá trình đăng ký chứng nhận USDA Organic trải qua 3 giai đoạn, gồm:

  • Giai đoạn 1: Chọn điểm đăng ký và nộp giấy chứng nhận USDA Organic
    • Sau khi bạn hoàn thiện mẫu đơn đăng ký, bạn nộp giấy chứng nhận và chờ cơ quan đó xem xét và phản hồi.
  • Giai đoạn 2: Cơ quan, đại lý có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra toàn bộ mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong bản đăng ký
    • Việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp trong đơn đăng ký có chính xác hay không. Đặc biệt, sẽ kiểm tra việc sử dụng các chất cấm trong nông nghiệp. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa, sau đó sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.
  • Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình kiểm tra
    • Thanh tra viên sẽ viết báo cáo dựa theo những thông tin thực tế đã kiểm tra trước đó. Trong bản báo cáo này, cũng sẽ thể hiện rõ mô hình đầu tư trồng trọt, chăn nuôi của bạn có đạt đủ các tiêu chí cần thiết để cấp giấy chứng nhận USDA Organic hay không. Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí, cơ quan bạn nộp đơn đăng ký sẽ chấp thuận việc cấp giấy chứng nhận và các sản phẩm sẽ được dán nhãn chứng nhận USDA Organic.

Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu thêm về chứng nhận USDA. Trong trường hợp bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp về chứng nhận này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng chứng nhận quốc gia – GOODVN để được hỗ trợ nhanh chóng với những thông tin chính xác nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:

  • Trụ sở: 50B Mai Hắc Đế, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 7 tòa nhà HLT, Số 23 ngõ 37/2, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng TPHCM: Số 16 – Đường Cô Bắc – quận Phú Nhuận – TPHCM.

Hotline: 0945.001.005

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo