Hiện nay các quy định về sản phẩm thực phẩm được quy định theo Luật an toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm; cùng với các văn bản pháp luật khác của các Bộ, ban ngành liên quan. Theo đó, khi sản xuất, kinh doanh sản xuất thực phẩm cần chú ý các vấn đề sau:
- Thủ tục tự công bố sản phẩm ( đối với sản phẩm thường)
- Thủ tục đăng ký công bố ( với nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới)
-
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ HACCP
- Kiểm nghiệm sản phẩm.
Trong khuôn khổ bài viết này; GOOD VIỆT NAM sẽ làm rõ các quy định đối với công bố sản phẩm thực phẩm. Từ đó, Doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm mình khi sản xuất kinh doanh sẽ phải làm thủ tục gì.
Về hồ sơ để triển khai, Doanh nghiệp vui lòng tham khảo các bài viết liên quan của chúng tôi. Hoặc liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí về các bộ hồ sơ mẫu đối với 01 số sản phẩm thông dụng.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
Theo Luật An toàn thực phẩm 2024, về cơ bản, Doanh nghiệp có nghĩa vụ sau:
-
Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất. Hiểu một cách cơ bản, sản phẩm thực phẩm của Doanh nghiệp cần phải được xây dựng dưa trên tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sản xuất đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố. Trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng Tiêu chuẩn cho sản phẩm. Sau đó tiến hành thủ tục tự công bố hoặc đăng ký công bố (GOODVN sẽ nói rõ ở phần sau)
- Đảm bảo các quy định về ghi nhãn, bao gói, bảo quản, kinh doanh….
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm; đối với sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Công bố sản phẩm thực phẩm.
Lúc này, việc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì sẽ quyết định thủ tục công bố sản phẩm Doanh nghiệp phải làm là “tự công bố” hay “đăng ký công bố”.
- Nếu doanh nghiệp là những sản phẩm sau: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm… hay gọi là thực phẩm thường. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục “TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM”
- Đối với sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì sẽ thực hiện thủ tục ” ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM”
Như vậy, về quy định pháp luật, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục “tự công bố sản phẩm” hoặc “đăng ký công bố”. Hồ sơ và yêu cầu của 02 thủ tục này là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Lưu ý, đây là yêu cầu trực tiếp đối với 01 sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường. Còn về việc, doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đó hay không. Doanh nghiệp cần phải có Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm .
Doanh nghiệp xem chi tiết về vấn đề này tại bài viết:
- Tìm hiểu về Giấy phép đủ điều khiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương (tại đây)
THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Thủ tục tự công bố sản phẩm được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó những sản phẩm sau sẽ phải làm thủ tục này:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn:
Công bố sản phẩm là gì?
Hiện nay, có 2 dạng công bố sản phẩm là công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm. Hai khái niệm này dễ dàng bị nhầm lẫn với nhau.
Công bố sản phẩm là công bố bắt buộc của cơ quan nhà nước xác nhận đối với một số sản phẩm sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Tự công bố sản phẩm là việc cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tự đăng ký công bố các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Trừ các sản phẩm bắt buộc công bố.
Một số sản phẩm tự công bố: bánh, kẹo, mứt, gao, nước, sữa, yến, đông trùng hạ thảo, các loại hạt, bún, miến, …..
Công bố tiêu chuẩn cơ sở: công ty tự xậy dựng và ban hành (người đứng đầu kí ban hành TCCS): sản phẩm như nước rửa chén, nước lau nhà, tinh dầu, nước tẩy đa năng, nước lau kính, xả vải, khăm giấy, giấy vệ sinh,….
Những loại thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm trước khi công bố sản phẩm
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm bao gói sẵn cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này
Mà Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng là điều kiện cần để tiến hành tự công bố.
=>Doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm nghiệm an toàn của sản phẩm sản phẩm trước khi tự công bố sản phẩm.
5. Những nhóm chỉ tiêu cần kiểm nghiệm
– Chỉ tiêu cảm quan: màu, mùi, vị, trạng thái,…
– Chỉ tiêu dinh dưỡng: Hàm lượng protein, béo, carbonhydrat, vitamin, khoáng chất,…
– Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, coliform, E.coli,…
– Chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, thủy ngân, Cadimi, Asen,…
– Chỉ tiêu độc tố vi nấm
– Chỉ tiêu dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật.
Mỗi loại thực phẩm có các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau. Các tài liệu cần tham khảo để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng với sản phẩm của mình.
– Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.(đã bãi bỏ 1 số phần, chỉ tham khảo khi chưa có văn bản khác thay thế) văn bản bãi bỏ: TT12/2021/TT/BYT về bãi bỏ một số quy định pháp luật do bộ trưởng bộ y tế ban hành.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi tự công bố sản phẩm 2024
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm hoặc ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, FSSC,…
Để biết thêm những thông tin chi tiết về tự công bố sản phẩm năm 2024 vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM
Trụ sở: Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0945.001.005 – 024.2231.5555
E-mail: chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com
Website: chungnhanquocgia.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI |
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG |
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH |
Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội |
Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng |
Số 366/7F Chu Văn An, P. 12, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh |