Chứng nhận PGS là gì? Hệ thống chứng nhận hữu cơ tin cậy

PGS là chứng nhận hữu cơ đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy có những nguyên tắc cơ bản nhất quán nhưng chứng nhận PGS vẫn có một số điểm khác biệt tại mỗi quốc gia để phù hợp với điều kiện thực tế. Vậy tại Việt Nam, chứng nhận này yêu cầu những gì và làm sao để đạt được? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng nhận PGS là gì?

Chứng nhận hữu cơ PGS là gì?

Chứng nhận hữu cơ PGS là gì?

PGS (Participatory Guarantee System) là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình cũng như tuân thủ theo các quy định của sản xuất hữu cơ.

Tại Việt Nam, chứng nhận PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đây cũng là chứng nhận duy nhất trong thị trường nội địa chứng minh nguồn gốc hữu cơ của sản phẩm.

Được cấp chứng nhận PGS là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế hiệu quả.

Làm sao để đạt được chứng nhận hữu cơ PGS?

Không chỉ ở Việt Nam, chứng nhận PGS đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Brazil, New Zealand,… Mỗi quốc gia sẽ có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

  1. Tham gia vào nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận PGS

Để tham gia vào nhóm này, cá nhân, tổ chức phải trải qua một khóa đào tạo, sau đó ký cam kết tự nguyện và nộp cho liên nhóm một bản kế hoạch quản lý đồng ruộng, nông trại, trang trại.

  1. Thẩm tra kế hoạch

Việc thẩm tra kế hoạch sẽ do liên nhóm thẩm tra. Tiếp theo, kết quả sẽ được trả lại cho nhóm sản xuất để thực hiện thanh tra chéo.

Để được cấp chứng nhận PGS cần phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt

Để được cấp chứng nhận PGS cần phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt

  1. Thanh tra thực tế

Sẽ có ít nhất ba người trong nhóm sản xuất đến đồng ruộng, nông trại, trang trại để thanh tra trực tiếp.

  1. Ra quyết định chứng nhận

Dựa theo báo cáo từ việc thanh tra thực tế, cũng như kế hoạch quản lý trong hồ sơ, hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ ra quyết định chứng nhận theo tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ PGS.

  1. Cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn PGS

Sau khi đã nhập những thông tin cần thiết lên hệ thống dữ liệu, nhóm điều phối sẽ gửi giấy chứng nhận PGS cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 1 năm (tính từ ngày thanh tra).
  • Mỗi giấy chứng nhận sẽ được nhận diện bằng số ID (gồm mã số nông dân và liên nhóm).
  1. Thanh tra lại

Việc thanh tra sẽ được thực hiện hàng năm để chắc chắn rằng các khu sản xuất vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn trong chứng nhận PGS. Sau đó, sẽ đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận dựa theo quy trình như trên.

Bên cạnh đó, mỗi năm, giám đốc chứng nhận liên nhóm PGS sẽ thanh tra khu vực sản xuất bằng cách chọn ra ngẫu nhiên 10% trong báo cáo. Việc thanh tra sẽ quyết định duyệt hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận.

Các tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam

PGS - Hệ thống chứng nhận đáng tin cậy cho sản phẩm hữu cơ

PGS – Hệ thống chứng nhận đáng tin cậy cho sản phẩm hữu cơ

Các tiêu chuẩn chứng nhận PGS Việt Nam cơ bản bao gồm:

  • Nguồn nước sử dụng trong canh tác phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942:1995).
  • Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm.
  • Lưu ý các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hay chất tổng hợp kích thích sinh trưởng đều bị cấm sử dụng, chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận.
  • Cấm sử dụng phân người, phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
  • Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
  • Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất cấm trong canh tác hữu cơ để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ.
  • Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.
  • Cấm sử dụng tất cả vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
  • Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây trồng trong ruộng thông thường.
  • Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh.
  • Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch, sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

(Nguồn: Báo VNExpresshttps://vnexpress.net/)

Để được tư vấn thêm về chứng nhận hữu cơ PGS, chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi – GOODVN qua Hotline: 0945.001.005

Nguyễn Đỗ Sơn

One thought on “Chứng nhận PGS là gì? Hệ thống chứng nhận hữu cơ tin cậy

  1. Trần Thanh Thao says:

    Sao không thấy nhắc đến việc kiểm tra bao nhiêu chỉ tiêu vậy. Nếu không test thì làm sao biết được nông sản đó đạt được bao nhiêu chỉ tiêu và có phải là organic không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo