NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP – CÁC THAY ĐỔI VỀ QUẢN LÝ THỰC PHẨM

NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP – CÁC THAY ĐỔI VỀ QUẢN LÝ THỰC PHẨM

Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018. Theo đó, Nghị định có rất nhiều điểm mới thay đổi về mặt quản lý thực phẩm.

Công bố thực phẩm trọn gói Good Việt Nam 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM xin giới thiệu các điểm mới cần chú ý như sau: 

Thứ nhất, điểm mới đầu tiên trong Nghị định là Doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận, chỉ trừ một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và Sở Y tế.
Cụ thể, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, DN đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương; các sản phẩm còn lại Doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn.
“Căn cứ công bố của DN, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, trong đó sẽ mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật. Đặc biệt, có một số mặt hàng sẽ được miễn công bố”.

Thứ hai, điểm mới tiếp theo của Nghị định là thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để đảm bảo ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các Doanh nghiệp không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Đặc biệt là quy định về việc các doanh nghiệp sản xuất được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP khi đã áp dụng và được chứng nhận Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000.

Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin về dịch vụ liên quan dưới dây

– Chứng nhận ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Tại đây)

– Chứng nhận HACCP.  (Tại đây)

– Giấy chứng nhận GMP cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chứng năng) (Tại đây)

– Công bố thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) (Tại đây)

Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, Nghị định lần này cũng quy định cụ thể các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Nghị định đã phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng các Bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối.
Riêng với một số Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm giao thoa thuộc thẩm quyền quản lý của 2 bộ trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào, cơ quan đó sẽ quản lý.

CÁC LƯU Ý VỀ VIỆC DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

I. Các sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm

1. Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này thì tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm. Cụ thể:

Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm thuộc đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

2. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) sản xuất, nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất của tổ chức, cá nhân được miễn tự công bố sản phẩm.

II. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
c) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.
3. Hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
4. Các tài liệu nộp kèm hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp.

Mọi thắc mắc và khó khăn đối với các vấn đề liên quan tới Chứng nhận hợp quy thực phẩm, Công bố hợp quy Thực phẩm; Công bố thực phẩm phù hợp quy định An toàn thực phẩm; Công bố thực phẩm chức năng; Công bố mỹ phẩm; Chứng nhận ISO 22000, HACCP trong lĩnh vực thực phẩm. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và  được hưởng dịch vụ tốt nhất.  

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo