Bạn đang tìm hiểu về tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường, vậy bạn đã tìm được nguồn thông tin chính xác? Cùng GOODVN tìm hiểu và phân biệt các khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Điểm giống nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
- Về bản chất: Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý.
- Mục đích: Để bảo vệ môi trường.
- Vai trò: Là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khi tác động đến môi trường.
- Đối tượng điều chỉnh, gồm: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.
Điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
KHÁI NIỆM
Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 về giải thích từ ngữ, GOODVN xin cung cấp đến bạn khái niệm như sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan Nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Như vậy, dựa trên thông tin này, thì tiêu chuẩn môi trường là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản tự nguyện. Còn quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, được công bố dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
MỤC ĐÍCH
- Mục đích của tiêu chuẩn môi trường: Dùng để phân loại, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.
- Mục đích của quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng,…
QUY ĐỊNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trong thương mại quốc tế, tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường được quy định như sau:
- Tiêu chuẩn môi trường: Sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.
CƠ QUAN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành bởi các cơ quan khác nhau
- Đối với tiêu chuẩn
Theo quy định tại Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn, trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn thuộc về:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
- Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
- Tổ chức kinh tế;
- Cơ quan Nhà nước;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Lưu ý: Các tiêu chuẩn này được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân.
- Đối với quy chuẩn kỹ thuật
Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
Lưu ý: Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường là trách nhiệm của Chính phủ.
Trên đây GOODVN đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gồm những điểm giống và khác nhau để bạn dễ dàng hơn trong quá trình cấp phép, làm việc.
Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm thông tin, đặc biệt là Chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường, hãy liên hệ ngay với GOODVN qua Hotline 0945.001.005 để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.