Bộ quy tắc ứng xử của RBA là bộ tiêu chuẩn công nghiệp về mặt xã hội, môi trường và đạo đức. Vậy cụ thể RBA là gì và bộ quy tắc ứng xử RBA có tính ứng dụng như thế nào đối với các tổ chức, doanh nghiệp. GOOD Việt Nam khái quát tại nội dung dưới đây
RBA là gì?
RBA là viết tắt của Responsible Business Allance. Đây là tên gọi của Liên minh doanh nghiệp dành riêng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đinh nghĩa của tiêu chuẩn RBA (Responsible Business Allance)
Tiêu chuẩn RBA (Responsible Business Alliance) là một bộ quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo rằng điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp điện tử và các chuỗi cung ứng liên quan được an toàn, người lao động được đối xử tôn trọng và các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và tuân thủ đạo đức kinh doanh.
Tổ chức RBA là gì
Liên minh doanh nghiệp có trách nhiệm RBA là liên minh phi lợi nhuận của các công ty đầu tận tụy cải thiện các điều kiện xã hội, môi trường và đạo đức trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
RBA có bộ quy tắc ứng xử và một loạt các tiêu chuẩn, công cụ đào tạo và đánh giá để hỗ trợ cải tiến liến. Tầm nhìn của RBA chính là tạo ra một ngành công nghiệp điện tử toàn cầu tạo ra giá trị bền vững cho người lao động, môi trường và doanh nghiệp. Các thành viên, nhà cung cấp và các bên liên quan hợp tác cải thiện điều kiện làm việc và môi trường thông qua các tiêu chuẩn.
Lịch sử ra đời
RBA được thành lập vào năm 2004 bởi một nhóm nhỏ các công ty điện tử muốn tạo ra một tiêu chuẩn toàn ngành về các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức trong chuỗi cung ứng của ngành. Các thành viên sáng lập của RBA – ban đầu được thành lập dưới tên “Bộ quy tắc ứng xử của ngành điện tử” – đã nhìn thấy cơ hội thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tăng hiệu quả trong toàn ngành bằng cách tạo ra một cách tiếp cận thống nhất và đảm bảo rằng các nhà cung cấp phải tuân thủ một tiêu chuẩn chung. Độc đáo trong số các nhóm ngành, những người sáng lập ban đầu của EICC bao gồm các thương hiệu điện tử lớn cũng như các nhà cung cấp Cấp 1 lớn.
Cam kết về tiêu chuẩn và trách nhiệm
Hầu hết các thành viên RBA được yêu cầu cam kết công khai với Bộ quy tắc ứng xử của RBA và tích cực theo đuổi việc tuân thủ Bộ quy tắc và các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc, dựa trên các yêu cầu về hạng mục thành viên của họ . Các thành viên RBA phải coi Bộ quy tắc là một sáng kiến về chuỗi cung ứng toàn diện, nghĩa là các thành viên ít nhất phải yêu cầu các nhà cung cấp cấp tiếp theo của họ thừa nhận và thực hiện Bộ quy tắc.
Các thành viên RBA phải chịu trách nhiệm về cam kết tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của mình thông qua nhiều biện pháp đánh giá và giải trình bao gồm: bảng câu hỏi tự đánh giá; kiểm toán do các công ty bên thứ ba độc lập được RBA chấp thuận thực hiện; và các hành động khắc phục khi cần thiết.
Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn RBA là gì?
Tiêu chuẩn RBA (Responsible Business Alliance) có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác trong các lĩnh vực lao động, môi trường, đạo đức kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến RBA:
Tiêu chuẩn về lao động và quyền con người
- SA 8000 (Social Accountability 8000): RBA có các yêu cầu về lao động tương tự SA 8000, bao gồm cấm lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, mức lương hợp lý và giờ làm việc tuân thủ pháp luật.
- ILO Conventions (Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế): RBA tuân theo nhiều công ước của ILO liên quan đến quyền lao động, bao gồm tự do hiệp hội, chống phân biệt đối xử và bảo vệ sức khỏe người lao động.
- ISO 45001 (Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp): RBA yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng phải đảm bảo an toàn lao động, tương đồng với tiêu chuẩn ISO 45001 về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn về môi trường
- ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường): RBA có yêu cầu về quản lý tác động môi trường của doanh nghiệp, như xử lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, tương tự như ISO 14001.
- RoHS (Restriction of Hazardous Substances): Trong ngành công nghiệp điện tử, RBA yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ RoHS để hạn chế sử dụng các chất độc hại như chì, thủy ngân trong sản phẩm.
- REACH (Registration, Evaluation, Authorization, and Restriction of Chemicals): Các doanh nghiệp tuân thủ RBA cũng cần đảm bảo sản phẩm của họ không chứa hóa chất độc hại bị hạn chế theo quy định của REACH tại Châu Âu.
Tiêu chuẩn về đạo đức và quản trị doanh nghiệp
- ISO 37001 (Hệ thống quản lý chống hối lộ): RBA yêu cầu các công ty có chính sách chống tham nhũng và hối lộ, tương đồng với ISO 37001.
- UN Global Compact (Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc): RBA dựa trên các nguyên tắc của UN Global Compact về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng.
- ISO 26000 (Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – CSR): Tiêu chuẩn này hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, có nhiều điểm tương đồng với tiêu chuẩn RBA về lao động, môi trường và đạo đức kinh doanh.
Tiêu chuẩn quản lý chuỗi cung ứng
- ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng): RBA yêu cầu các nhà cung cấp duy trì chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, điều này liên quan trực tiếp đến ISO 9001.
- ISO 28000 (Hệ thống quản lý an ninh chuỗi cung ứng): RBA đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro về lao động, môi trường và đạo đức kinh doanh, phù hợp với ISO 28000.
Tiêu chuẩn RBA không tồn tại độc lập mà có sự tương đồng và bổ trợ với nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác. Việc tuân thủ RBA giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu trong ngành công nghiệp điện tử mà còn dễ dàng đạt được các chứng nhận quốc tế khác về lao động, môi trường, đạo đức kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng.
Nội dung của RBA – Bộ quy tắc ứng xử có trách nhiệm cho doanh nghiệp
Các quy định của Bộ Quy Tắc này bắt nguồn từ và tôn trọng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, bao gồm:
• Hướng Dẫn Của OECD Dành Cho Các Doanh Nghiệp Đa Quốc Gia
• Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh Doanh và Quyền Con Người
• Tuyên Bố của ILO về các Nguyên Tắc và Quyền Cơ Bản tại Nơi Làm Việc
• Các Công ước Cơ bản của ILO
• Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế của Liên Hợp Quốc

Bộ Quy Tắc bao gồm 5 phần:
• Các Phần A , B , và C : Các tiêu chuẩn về Lao Động, Sức Khỏe, An toàn và Môi
trường.
• Phần D: Các tiêu chuẩn liên quan đến đạo đức kinh doanh.
• Phần E: Các yếu tố của một hệ thống được chấp nhận để quản lý việc tuân thủ Bộ Quy
Tắc này.
A. LAO ĐỘNG
Các Bên Tham Gia cam kết tôn trọng nhân quyền của nhân viên và đối xử với họ một cách tôn trọng. Điều này được áp dụng đối với các nhà cung cấp trực tiếp và gián tiếp cũng như tất cả những người lao động, bao gồm cả lao động tạm thời, nhập cư, sinh viên, nhân viên hợp đồng, nhân viên trực tiếp và bất kỳ kiểu người lao động nào khác. Các tiêu chuẩn lao động như sau:
- Cấm Lao Động Cưỡng Bức
- Người Lao Động Trẻ
- Thời Giờ Làm Việc
- Tiền Lương và Phúc Lợi
- Không Phân Biệt Đối Xử/Không Quấy Rối/Đối Xử Nhân Văn
- Tự Do Hiệp Hội và Thương Lượng Tập Thể
B. SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN
Các Bên Tham Gia hiểu rằng ngoài việc giảm thiểu tỷ lệ mắc thương tích và bệnh tật liênquan đến công việc, một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tính nhất quán trong sản xuất và giữ chân người lao động và nâng cao tinh thần của người lao động. Các Bên Tham Gia cũng hiểu rằng đóng góp của người lao động cũng như sự giáo dục liên tục dành cho họ là cần thiết để xác định và giải quyết các vấn đề sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn là:
- Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp
- Chuẩn Bị Sẵn Sàng Cho Tình Huống Khẩn Cấp
- Thương Tích và Bệnh Nghề Nghiệp
- Vệ Sinh Công Nghiệp
- Công Việc Nặng Nhọc
- Vệ Sinh, Thực Phẩm và Nhà Ở
- Thông Tin Về Sức Khỏe và An Toàn
C. MÔI TRƯỜNG
Trong tất cả các chức năng kinh doanh, các Bên Tham Gia hiểu rằng trách nhiệm về môi trường là một phần không thể thiếu khi sản xuất ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới. Các BênTham Gia phải xác định các tác động môi trường và giảm thiểu những hưởng xấu đến cộng đồng, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời với việc bảo vệ sức khỏe và an toàncủa người dân. Các tiêu chuẩn môi trường như sau:
- Giấy Phép và Báo Cáo về Môi Trường
- Ngăn Ngừa Ô Nhiễm và Bảo Tồn Tài Nguyên
- Các Chất Độc Hại
- Chất Thải Rắn
- Phát Thải Ra Không Khí
- Các Hạn Chế về Vật Liệu
- Quản Lý Nước
- Tiêu Thụ Năng Lượng và Phát Thải Khí Nhà Kính
D. ĐẠO ĐỨC
Để đáp ứng các trách nhiệm xã hội và đạt được thành công trên thương trường, các Bên Tham Gia và đại lý của mình cần duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, bao gồm các nội dung sau:
- Liêm Chính Trong Kinh Doanh
- Lợi Thế Không Chính Đáng
- Công Bố Thông Tin
- Sở Hữu Trí Tuệ
- Kinh Doanh, Quảng Cáo và Cạnh Tranh Công Bằng
- Bảo Vệ Danh Tính và Không Trả Đũa
- Tìm Nguồn Cung Ứng Khoáng Sản Có Trách Nhiệm
- Quyền Riêng Tư
E. CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Các Bên Tham Gia cần thông qua hoặc thiết lập một hệ thống quản lý có phạm vi liên quan đến nội dung của Bộ Quy Tắc này. Hệ thống quản lý phải được thiết kế để đảm bảo: (a) phù hợp với pháp luật, quy định hiện hành và yêu cầu của khách hàng liên quan đến các hoạt động và sản phẩm của bên tham gia; (b) phù hợp với Bộ Quy Tắc này; và (c) xác định và giảm thiểu rủi ro hoạt động liên quan đến Bộ Quy Tắc này. Hệ thống cũng cần tạo điều kiện cho việc cải tiến liên tục.
- Cam Kết Của Công Ty
- Trách Nhiệm và Trách Nhiệm Giải Trình Của Lãnh Đạo Quản Lý
- Yêu Cầu Pháp Lý và Của Khách Hàng
- Đánh Giá Rủi Ro và Quản Lý Rủi Ro
- Mục Tiêu Cải Thiện
- Đào Tạo
- Trao Đổi Thông Tin
- Sự Tham Gia Của Người Lao Động/Bên Liên Quan và Tiếp Cận Biện Pháp Khắc Phục
- Kiểm Toán và Đánh Giá
- Quy Trình Hành Động Khắc Phục
- Tài Liệu và Hồ Sơ
- Trách Nhiệm của Nhà Cung Cấp
Quy trình đánh giá tiêu chuẩn RBA là gì
Quy trình đánh giá tiêu chuẩn RBA (Responsible Business Alliance) bao gồm các bước chính nhằm đảm bảo rằng các tổ chức tuân thủ các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội và môi trường. Dưới đây là quy trình cơ bản:
Doanh nghiệp chuẩn bị
- Xác định Phạm vi: Định rõ các nhà máy, cơ sở và hoạt động sẽ được đánh giá.
- Tạo Đội ngũ Đánh giá: Thành lập nhóm đánh giá gồm các chuyên gia có kinh nghiệm về trách nhiệm xã hội và môi trường.

Tự Đánh giá
- Điền Bảng Tự Đánh giá: Các tổ chức cần hoàn thành bảng tự đánh giá RBA, cung cấp thông tin về chính sách, quy trình và thực tiễn hiện tại.
- Thu Thập Dữ liệu: Tập hợp dữ liệu liên quan đến điều kiện lao động, môi trường, và các chính sách bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Đánh giá
- Đánh giá Tại chỗ: Thực hiện đánh giá tại cơ sở để kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí RBA. Điều này bao gồm phỏng vấn công nhân, xem xét tài liệu và quan sát thực tiễn làm việc.
- Đánh giá tài liệu: Kiểm tra các hồ sơ, báo cáo và tài liệu liên quan để xác minh thông tin trong bảng tự đánh giá.
Phân tích và Đánh giá Kết quả
- Tổng hợp Kết quả: Phân tích dữ liệu thu thập được từ cả đánh giá tự và đánh giá tại chỗ.
- Xác định Điểm Mạnh và Điểm Yếu: Nhận diện các lĩnh vực mà tổ chức tuân thủ tốt và những lĩnh vực cần cải thiện.
Báo cáo
- Lập Báo cáo Đánh giá: Soạn thảo báo cáo chi tiết về kết quả đánh giá, bao gồm các khuyến nghị và kế hoạch cải tiến.
- Chia sẻ với Các Bên Liên quan: Cung cấp báo cáo cho các bên liên quan, bao gồm ban lãnh đạo và nhân viên.
Cải tiến và Theo dõi
- Lập Kế hoạch Hành động: Phát triển kế hoạch hành động dựa trên các khuyến nghị từ báo cáo đánh giá.
- Theo dõi và Đánh giá Tiến độ: Thực hiện theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng các cải tiến đang được thực hiện và hiệu quả.
Tái Đánh giá
- Đánh giá Thường xuyên: Thực hiện các đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng tổ chức luôn tuân thủ các tiêu chuẩn RBA và cải tiến liên tục.
Doanh nghiệp đang quan tâm tới tiêu chuẩn RBA vui lòng liên hệ trực tiếp với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM
Trụ sở: Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0945.001.005 – 024.2231.5555
E-mail: chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com
Website: chungnhanquocgia.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI |
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG |
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH |
Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội |
Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng |
Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM |