Mango là một trong những thương hiệu thời trang bình dân lớn nhất thế giới, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ phong cách thanh lịch, hiện đại và sản phẩm chất lượng cao. Được thành lập tại Barcelona, Tây Ban Nha, Mango tự hào là đại diện cho phong cách thời trang Địa Trung Hải độc áo, nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa giữa xu hướng mới và tính bền vững. Để trở thành một trong những nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng của Mango doanh nghiệp cần tuân thủ các điều khoản yêu cầu của họ. Bài viết dưới đây, GOOD Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn nhà cung ứng của Mango.
Về MANGO
Là một trong những tập đoàn thời trang hàng đầu châu Âu, Mango luôn muốn đảm bảo tác động của mình lên môi trường ở mức tối thiểu nhất có thể.
Lịch sử ra đời
Mango được thành lập vào năm 1984 bởi anh em Isak Andic và Nahman Andic tại Barcelona. Ban đầu, thương hiệu tập trung vào các thiết kế áo quần cho nữ giới, dần dần mở rộng danh mục sản phẩm bao gồm quần áo nam, trang phục trẻ em và phụ kiện thời trang. Đến nay, Mango có mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng trên 100 quốc gia, trở thành một trong những thương hiệu bình dân được yêu thích nhất.
MANGO đối với thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, Mango đã gây dựng được một cộng đồng người tiêu dùng đông đảo, nhất là trong giới trẻ. Đây là thị trường đầy tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của thương hiệu này nhờ vào năng lực sản xuất cạnh tranh và đội ngũ lao động lành nghề.
MANGO và các nhà cung ứng tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những đối tác cung ứng quan trọng của Mango, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may và gia công quần áo. Các nhà cung ứng Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của Mango bằng cách đáp ứng nhu cầu về chi phí, chất lượng và tiến độ cung cấp. Tuy nhiên, để trở thành nhà cung ứng cho Mango, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn mà thương hiệu này đặt ra.
Yêu cầu tiêu chuẩn nhà cung ứng của Mango đảm bảo tính minh bạch và bền vững
Mango đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt với các nhà cung ứng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn cụ thể bao gồm:
-
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Các nhà cung ứng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về nguyên liệu, thiết kế và kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.
-
Trách nhiệm xã hội: Các nhà cung ứng phải tuân thủ các quy tắc về lao động, không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và công bằng.
-
Tiêu chuẩn môi trường: Mango khuyến khích nhà cung ứng sử dụng nguyên liệu bền vững và đảm bảo quy trình sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
-
Truy xuất nguồn gốc: Các nhà cung ứng phải duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm để bảo đảm minh bạch và trách nhiệm.
Tính minh bạch
Để xác thực các thuộc tính bền vững của tất cả các loại sợi, Mango yêu cầu các nhà cung ứng phải có khả năng truy xuất nguồn gốc và minh bạch hoàn toàn liên quan đến vật liệu và quy trình được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Một trong những mục tiêu của thương hiệu là tạo ra sản phẩm và bộ sưu tập bền vững hơn bằng cách ưu tiên các vật liệu bền vững và thiết kế tuần hoàn, để đến năm 2030, những vật liệu này sẽ chiếm ưu thế trong sản phẩm Mango và 100% sợi được sử dụng trong các sản phẩm may mặc của thương hiệu đều bền vững hơn hoặc được tái chế.
Đến năm 2025, nhà bán lẻ thời trang này muốn 100% lượng bông sử dụng phải bền vững, 100% lượng polyester sử dụng phải được tái chế và 100% lượng sợi cellulose sử dụng phải có nguồn gốc được kiểm soát và có thể truy xuất nguồn gốc.
Tính bền vững
Thương hiệu này không chỉ không sử dụng các xưởng làm việc bóc lột sức lao động, mà coi những người công nhân tham gia sản xuất sản phẩm của họ là một phần quan trọng trong sáng kiến bền vững, với tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể là hiện thực hoá các chương trình để tạo tác động đến các cộng đồng đang gặp khó khăn nơi Mango đang hoạt động, đặc biệt xung quanh các nhà máy.
Chiến lược thiết kế vòng tròn 3 tầng của Mango gồm những thành phần chi tiết như:
- “Đưa trở lại vòng lặp”: Quần áo được thiết kế đơn giản và các loại vải đơn lẻ để cho phép tái chế nhiều hơn trong chuỗi cung ứng.
- “Tuổi thọ kéo dài”: Mục tiêu kéo dài tuổi thọ và tổng thế chất lượng của quần áo
- “Không lãng phí”: Tái chế kết hợp phế thải dệt may vào chuỗi cung ứng tuần hoàn, mang lại sức sống mới cho chất thải thay vì vứt bỏ như rác thải.
Những tiêu chí được Mango theo đuổi: Hàng may mặc chất lượng cao, Tôn trọng trái đất và khía cạnh bền vững của con người. Bằng cách tôn trọng những điều này, Mango đặt mục tiêu sản xuất trung lập với khí hậu vào năm 2050, giảm hoàn toàn tiêu thụ nước và nhựa. Không chỉ có vậy Mango đã gia nhập vào một số tổ chức tiêu chuẩn để khẳng định hướng đi bền vững của mình như:
- Sedex Meta
- Textile Exchange ( GRS, RCS,..)
- Amfori (BSCI)
- ….
Tiêu chuẩn nhà cung ứng của Mango chấp nhận những chứng nhận bền vững nào?
Khá tương đồng với H&M, để đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững của Mango, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến quản lý lao động, môi trường và chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn chính bao gồm:
Tiêu chuẩn về Lao động và Nhân quyền
- SA8000 (Social Accountability International): Tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, không có lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em, quyền tự do hiệp hội và trả lương công bằng.
- BSCI (Business Social Compliance Initiative): Một khung quản lý nhằm đánh giá và cải thiện điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng.
=> Xem thêm tại bài viết Chứng nhận tiêu chuẩn SA80000
=> Xem thêm tại bài viết Chứng nhận tiêu chuẩn BSCI
Tiêu chuẩn Môi trường
- ISO 14001: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals): Khung quản lý hóa chất giúp kiểm soát và giảm thiểu việc thải hóa chất độc hại trong ngành dệt may.
- Tiêu chuẩn yêu cầu tái chế (RCS): Vật liệu tái chế được chứng nhận trong sản phẩm và theo dõi chuỗi cung ứng của chúng.
=> Xem thêm tại bài viết Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
=> Xem thêm tai bài viết Chứng nhận tiêu chuẩn RCS
Tiêu chuẩn về Chất lượng Sản phẩm
- OEKO-TEX Standard 100: Đảm bảo sản phẩm không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
- Chứng nhận (Hội đồng quản lý rừng): Chứng nhận rằng các sản phẩm gỗ và giấy có nguồn gốc từ rừng được quản lý có trách nhiệm
=>Xem thêm tại bài viết Chứng nhận ISO 9001:2015
=>Xem thêm tại bài viết Chứng nhận FSC
Tiêu chuẩn nhà cung ứng của Mango về Truy xuất nguồn gốc và Tính minh bạch
- GOTS (Global Organic Textile Standard): Tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế cho hàng dệt may từ nguyên liệu hữu cơ, quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng.
- GRS (Global Recycled Standard): Tiêu chuẩn cho sản phẩm tái chế, thúc đẩy sử dụng nguyên liệu bền vững.
=>Xem thêm tại bài viết Chứng nhận GOTS
=>Xem thêm tại bài viết Chứng nhận GRS
Tiêu chuẩn An toàn và Sức khỏe
- ISO 45001: Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
=>Xem thêm tại bài viết chứng nhận ISO 45001
Doanh nghiệp đang có nhu cầu trở thành đối tác – nhà cung ứng của Mango và tiến hành đánh giá các chứng nhận theo tiêu chuẩn nhà cung ứng của Mango vui lòng liên hệ trực tiếp với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM
Trụ sở: Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0945.001.005 – 024.2231.5555
E-mail: chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com
Website: chungnhanquocgia.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI |
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG |
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH |
Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội |
Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng |
Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM |