Tìm hiểu về Tiêu chuẩn REACH (mới nhất)

Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp chắc chắn đã từng nghe hoặc tiếp cận với Tiêu chuẩn REACH. Vậy thực chất, REACH là gì ? Tại sao nó lại cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất. REACH là Quy định của Châu Âu số 1907/2006 ngày 18 tháng 12 năm 2006, do Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ban hành.

Về TIÊU CHUẨN REACH 

Về cơ bản, REACH không phải là 01 bản tiêu chuẩn đúng nghĩa.

tiêu chuẩn reach

REACH là gì?

REACH là từ viết tắt của Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Cấp phép (Authorisation)Hạn chế các Hóa chất (Restriction of Chemical substances).

Về nguyên tắc, REACH áp dụng cho tất cả các chất hóa học; không chỉ những chất được sử dụng trong các quy trình công nghiệp mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ví dụ như trong các sản phẩm tẩy rửa, sơn cũng như trong các mặt hàng như quần áo, đồ nội thất và thiết bị điện.

REACH yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo các hóa chất mà họ sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng và sản phẩm của mình.

Các nhà sản xuất và nhập khẩu các chất hóa học, riêng lẻ, dưới dạng hỗn hợp và dạng sản phẩm, với số lượng trên 1 tấn mỗi năm, được yêu cầu nộp đơn đăng ký cho Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA), có trụ sở tại Helsinki.

Các sản phẩm phải tuân thủ REACH

Tiêu chuẩn REACH có thể áp dụng với những sản phẩm sau:

  • Chất (đơn chất và hợp chất)
  • Chế phẩm (hỗn hợp hay dung dịch được tạo từ 02 hay nhiều chất)
  • Vật phẩm (một vật thể mà hình dáng, bề mặt hay thiết kế đặc biệt tạo ra trong quá trình sản xuất góp phần xác định các chức năng của nó, thay vì thành phần hóa học của nó, ví dụ đồ chơi, giày dép, quần áo, đồ nội thất,…)

Dưới đây là danh sách những sản phẩm cơ bản cần đáp ứng tiêu chuẩn Reach

  • Các sản phẩm hợp kim và sản phẩm từ nhựa
  • Hóa chất
  • Xăng, Dầu, nhiên liệu và khí đốt
  • Sản phẩm như thép tấm, ống dẫn, ống, khuôn đúc
  • Đồ chơi trẻ em
  • Sản phẩm nội thất và ngoại thất
  • Mỹ phẩm, phụ kiện
  • Văn phòng phẩm
  • Phụ gia sản xuất và 
  • Sơn, keo dán…
  • Chất và phụ gia tẩy rửa
  • Các sản phẩm may mặc, da giày
  • Sản phẩm điện,điện tử

Đối tượng áp dụng REACH

  • Nhà sản xuất
  • Nhà nhập khẩu/kinh doanh/phân phối
  • Người tiêu dùng (cá nhân, tập thể sử dụng chất)

Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn REACH

Theo quy định của EU, REACH sẽ đưa ra các yêu cầu đối với các Doanh nghiệp có sử dụng các chất hóa học có nguy cơ cao. Các yêu cầu cơ bản như sau: 

Registration – Đăng ký

REACH yêu cầu phải đăng ký các chất hóa học được sản xuất hoặc nhập khẩu vào EU với số lượng vượt quá 1 tấn mỗi năm. REACH giao nghĩa vụ đăng ký cho nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Đăng ký được gửi đến Cơ quan Hóa chất Châu Âu ( ECHA ) thông qua trang web. 

echaViệc đăng ký được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ kỹ thuật chi tiết tất cả tính chất hóa lý và độc tính của các chất cùng với những biện pháp an toàn cần thiết khi sử dụng và lưu trữ

Hồ sơ đăng ký phải có các thông tin bao gồm:

  • Thông tin nguy hiểm
  • Đánh giá các rủi ro mà các chất có thể gây ra
  • Làm thế nào để kiểm soát những rủi ro này
  • Tính chất và công dụng

Những đánh giá này phải được thực hiện trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa vào EU.

Các chất trên 10 tấn mỗi năm cũng phải có đánh giá an toàn hóa chất và được ghi vào báo cáo an toàn hóa chất như một phần của hồ sơ. Đánh giá sẽ xem xét đánh giá nguy cơ (phân loại, kết luận PBT và đặc điểm liều lượng) cũng như đánh giá phơi nhiễm (các tình huống và giới hạn phơi nhiễm).

Điều quan trọng cần lưu ý là có nghĩa vụ đảm bảo thông tin đăng ký được cập nhật với bất kỳ thông tin mới hoặc có liên quan nào. Việc lưu giữ hồ sơ này là một phần quan trọng để duy trì tuân thủ REACH.

► Evaluation – Đánh giá

Các chuyên gia của ECHA sẽ đánh giá tất cả tài liệu đăng ký REACH và có thể yêu cầu thêm thông tin nếu thấy cần thiết.

Đánh giá REACH được thực hiện thông qua Đánh giá hồ sơĐánh giá chất.  

chung nhan reach

  • Đánh giá hồ sơ yêu cầu ECHA thực hiện kiểm tra tuân thủ đối với tối thiểu 5% hồ sơ được nộp để đăng ký. Sau đó, ECHA sẽ thông báo cho người đăng ký về bất kỳ thiếu sót nào.
  • Đánh giá chất yêu cầu ECHA và các quốc gia thành viên EU phải lựa chọn 30 chất hóa học được sử dụng nhiều hàng năm để đưa vào “Kế hoạch hành động luân phiên của cộng đồng”, thường được gọi là “ CoRAP ”, để đánh giá thêm. Mỗi quốc gia thành viên có một cơ quan được chỉ định thực hiện đánh giá và không do ECHA thực hiện. Các chất hóa học được đưa vào CoRAP cuối cùng có thể được thêm vào danh sách hạn chế.  

Nhà sản xuất/nhập khẩu sản phẩm cần phải thông báo với ECHA nếu trong sản phẩm có bất kỳ chất có nguy cơ cao nào có nồng độ vượt trên 0.1% tính theo khối lượng.

► Authorisation – Chứng nhận

Việc cấp phép của ECHA áp dụng cho các chất nằm trong “Danh sách cách chất có nguy cơ cao” (SVHC)

Danh sách các chất được cấp phép nằm trong các loại sau:

  • CMR – chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • PBT – khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại
  • vPvB – rất khó phân hủy và tích lũy sinh học cao
  • Các chất có nguy cơ tương đương với bằng chứng khoa học cho thấy tác động nghiêm trọng có thể xảy ra

Quy trình cấp phép nhằm đảm bảo SVHC dần được thay thế bằng các chất ít nguy hiểm hơn hoặc các công nghệ thay thế. 

Theo Điều 33 của REACH, các công ty phải khai báo sự hiện diện của SVHC ở nồng độ trên 0,1% trọng lượng theo trọng lượng.

Các công ty được yêu cầu cung cấp tên của bất kỳ SVHC nào có trong sản phẩm của mình, cùng với bất kỳ thông tin sử dụng an toàn nào cho các chất đó (phải được cung cấp trong vòng 45 ngày kể từ ngày yêu cầu). Sau khi các công ty hoàn tất quy trình này, họ được phép sử dụng các SVHC đã khai báo.

► Restriction of Chemical substances – Hạn chế các chất hóa học

Các nước thành viên Liên minh châu Âu có thể đề xuất hạn chế sản xuất, tiếp thị và sử dụng các chất gây nguy hiểm và các chế phẩm. Các chất này có thể bị hạn chế hoàn toàn nếu việc sử dụng mang đến những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường (Phụ lục XVII REACH).

Tính đến tháng 1 năm 2024 , có 240 chất được liệt kê trong Danh sách các chất có nguy cơ cao của REACH . Danh sách này bao gồm các chất như chì cacbonat và sunfat, cloroetilen, benzen, sợi amiăng, hợp chất thủy ngân, hợp chất asen, cadmium, v.v. 

danh sach cac chat svhc
Danh sách các chất có nguy cơ cao (SVHC)

Danh sách đầy đủ các chất bị hạn chế có thể được tìm thấy trên trang web của Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA).

Hoặc Doanh nghiệp có thể truy cập bài viết:

– Danh mục các chất có nguy cơ cao (SVHC)

Tổ chức ECHA 06 tháng một lần sẽ bỏ phiếu để xác định những chất được bổ sung vào danh sách (SVHC) Tất cả nhà máy sản xuất, nhập khẩu, bán lẻ vào thị trường châu Âu cần phải đảm bảo sản phẩm của họ có hàm lượng dưới 0,1% về khối lượng chất có nguy cơ cao để tránh các bị phạt và thu hồi sản phẩm.

Các chất bị hạn chế theo “Chỉ thị RoHS” đều nằm trong danh sách các chất bị hạn chế REACH.

Tại sao doanh nghiệp cần tuân thủ REACH

Reach (SVHC) là tiêu chuẩn đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

Tiêu chuẩn REACH như một tấm vé thông hành giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng cơ hội xuất khẩu.

Mục đích của quy định REACH

Theo quy định của Reach, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo về chất có nguy cơ cao SVHC.

  • SVHCs bao gồm các chất được phân loại thành:
  • CMR (Chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản)
  • PBT (Chất khó phân hủy, tích tụ sinh học)
  • vPvBs (Chất rất khó phân hủy và tích tụ sinh học rất cao)
  • Các chất được xác định dựa trên bằng chứng khoa học là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc môi trường và tương đương với PBT hoặc vPvB.

Mục đích của Quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe con người và môi trường. Bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất.

Lợi ích của REACH đối với doanh nghiệp

Chứng nhận REACH sẽ là điểm nổi bật, giúp các đơn vị dễ dàng kinh doanh và trúng thầu. Lợi ích cụ thể của REACH mang lại như sau:

  • Quản lý việc sử dụng hóa chất một cách an toàn và hiệu quả.
  • REACH là điều kiện bắt buộc khi muốn xuất khẩu hàng vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và các nước khác (ví dụ Nhật, Hàn, Úc,…)
  • Đảm bảo sự sẵn có thông tin liên quan đến rủi ro do hóa chất gây ra.
  • Mở rộng thị trường kinh doanh và xuất khẩu

Chứng nhận REACH

Giấy chứng nhận tuân thủ REACH là một tài liệu chứng nhận rằng một sản phẩm tuân thủ các quy định REACH của Liên minh Châu Âu (EU).

Giấy chứng nhận REACH do Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) cấp và có số đăng ký REACH cho thấy sự tuân thủ quy định.

Chứng nhận REACH cho người dùng biết về các chất và hóa chất được sử dụng để tạo ra các sản phẩm họ mua và mức độ an toàn hoặc có hại của các chất được đề cập. Khách hàng có thể muốn chọn tránh một số chất nhất định trong các sản phẩm mà họ mua và sử dụng. Tuyên bố tuân thủ đúng chứng nhận REACH giúp các công ty xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy và minh bạch mà khách hàng của họ có thể tin tưởng mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường.

Quy trình chứng nhận REACH

Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau để chuẩn bị chứng nhận REACH. Bao gồm:

  • Đánh giá danh mục các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra xem trong sản phẩm có chứa các chất hay hỗn hợp chất nào hay không. Nếu có cần xem xét rằng loại hóa chất đó có phải đăng ký Reach hay không.
  • Kiểm tra các loại hóa chất trong sản phẩm với bộ phận Nghiên cứu và phát triển, thu mua và chuỗi cung ứng.
  • Trong trường hợp xuất hiện các hóa chất tiềm ẩn, doanh nghiệp cần xác nhận thông qua thử nghiệm, thí nghiệm
  • Kiểm tra xem sản phẩm có chứa các chất SVHC hay không. Nếu có cần thông báo với Cơ quan hóa chất châu Âu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn đề ra thì sẽ được cấp chứng nhận REACH.

cac buoc dat chung nhan reach

Quy trình chứng nhận REACH gồm các bước dưới đây:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký REACH

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ kỹ thuật chi tiết tất cả tính chất hóa lý và độc tính của các chất cùng với những biện pháp an toàn cần thiết khi sử dụng và lưu trữ.

Chuẩn bị báo cáo an toàn hóa chất và các dịch vụ liên quan đến Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS/CLP)

Doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá an toàn hóa chất (CSA) và ghi lại trong Báo cáo an toàn hóa chất (CSR) . Báo cáo an toàn hóa chất cung cấp thông tin về tác động của chất đó đối với sức khỏe con người và môi trường.

CSR phải bao gồm đánh giá phơi nhiễm và đặc điểm rủi ro, kịch bản phơi nhiễm, hướng xử lý… nếu chất đó được phân loại là nguy hiểm hoặc đáp ứng các tiêu chí đối với chất tồn tại lâu dài, tích tụ sinh học hoặc độc hại (PBT)

Đánh giá phơi nhiễm và đặc điểm rủi ro phải giải quyết tất cả các mối nguy hiểm đã xác định của chất đó.

Bao cao an toan hoa chat sds

Để tìm hiểu về Báo cáo an toàn hóa chất (CSR), doanh nghiệp tham khảo bài viết dưới đây:

– Hướng dẫn về Báo cáo an toàn hóa chất (CSR)

Tiến hành Thử nghiệm sản phẩm

Các doanh nghiệp phải thực gửi mẫu của mình tới các phòng thử nghiệm có năng lực thử nghiệm với các chất nguy cơ cao. Các phòng PTN này cần được công nhận ISO 17025 và được chỉ định để thực hiện việc thử nghiệm SVHC (chất bị hạn chế sử dụng, chất có nguy cơ cao)

thu nghiem reach

 

Đào tạo về REACH và an toàn hóa chất (đào tạo nội bộ và đào tạo nhà cung cấp)

Việc hiểu về REACH và các quy định khác của EU về quản lý hóa chất là khá quan trọng. Để có thể duy trì quản lý và đáp ứng tuân thủ, các nhân sự của Doanh nghiệp cần được đào tạo về an toàn hóa chất; cách lập báo cáo an toàn hóa chất….

GOODVN LÀ TỔ CHỨC HỖ TRỢ VỀ THỬ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN REACH

GOODVN có thể giúp doanh nghiệp hiểu về quy định của REACH. GOODVN giúp Doanh nghiệp xác định chính xác các nghĩa vụ cần thực hiện.

GOODVN có thể hỗ trợ Doanh nghiệp:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
  • Chuẩn bị báo cáo an toàn hóa chất và các dịch vụ liên quan đến Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS/CLP)
  • Thử nghiệm hóa học (chất bị hạn chế sử dụng, chất có nguy cơ cao (SVHC) bởi các Phòng thử nghiệm đạt ISO 17025.
  • Đào tạo về REACH (đào tạo nội bộ và đào tạo nhà cung cấp)

REACH áp dụng cho nhiều nhóm doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tiêu dùng. Do đó, yêu cầu tuân thủ cũng phải được điều chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo