Tiêu chuẩn SEDEX-SMETA | Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội

smeta

Tiêu chuẩn Sedex- SMETA thực chất chỉ là một phương pháp chứng nhận về trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp của Sedex.

Tuy nhiên, nó lại được chấp nhận rộng rãi bởi rất nhiều doanh nghiệp và quốc gia trên thế giới.Nó như một công cụ đo lường về trách nhiệm xã hội cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp khi họ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng ta hãy tìm hiểu về Sedex-SMETA, để hiểu thực chất nó là gì ?

SEDEX LÀ GÌ ?

sedex la giSedex (Supplier Ethical Data Exchange) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2004.

Sedex là nơi tập hợp dữ liệu cho người mua, nhà cung cấp và các công ty chứng nhận để lưu trữ, chia sẻ và báo cáo thông tin liệu về đạo đức kinh doanh, điều kiện lao động, sức khỏe và an toàn, môi trường, và các hoạt động kinh doanh bền vững khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Sedex giúp hơn 50.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia cùng nhau quản lý tốt hơn về xã hội và môi trường. Đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ con người, môi trường và doanh nghiệp của họ.

SEDEX LÀ AI ?

Sedex không phải là một cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử hoặc chứng nhận tiêu chuẩn.

Thay vào đó vai trò của Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên toàn cầu chuyên thúc đẩy cải thiện các hoạt động kinh doanh có đạo đức và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các công ty mua và cung ứng sản phẩm sử dụng Sedex để quản lý xung quanh 4 vấn đề – bốn trụ cột của Sedex là Quyền lao động, Sức khỏe & An toàn, Môi trường và Đạo đức kinh doanh.

Sedex cho phép các thành viên và công ty chứng nhận liên kết tập hợp các loại dữ liệu, phương pháp, tiêu chuẩn và chứng nhận khác nhau.

Điều này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn và thúc đẩy cải tiến liên tục trên toàn bộ chuỗi cung ứng, giúp bảo vệ con người, môi trường và doanh nghiệp.

Sedex có văn phòng và đại diện tại London, Thượng Hải, Santiago, Sydney và Tokyo.

Tìm hiểu thêm về SEDEX tại website: https://www.sedex.com/

TIÊU CHUẨN SEDEX-SMETA là gì ?

Năm 2006, Sedex lần đầu tiên triệu tập một mạng lưới toàn cầu của Nhóm các tổ chức đánh giá Sedex (AAGs) – các nhóm làm việc để đánh giá đạo đức kinh doanh / trách nhiệm xã hội, dựa trên và giúp định hình thực hành tốt trên toàn cầu.

Nhóm AAG bao gồm các công ty đánh giá thương mại, các đơn vị đánh giá độc lập, người mua và nhà cung cấp là thành viên của Sedex và các tổ chức NGO.

Các nhóm AAGs đã phát triển chương trình Đánh giá đạo đức kinh doanh của các thành viên của Sedex (Sedex Member Ethical Trade Audit – SMETA) – một  quy trình đánh giá kết hợp thực hành tốt trong kỹ thuật đánh giá đạo đức vào một cách tiếp cận tổng thể.

Như vậy, có thể hiểu Tiêu chuẩn Sedex-SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Sedex.chung nhan smeta sedex

Tiêu chuẩn SMETA được thiết kế để đánh giá một cách toàn diện các thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào chuỗi cung ứng.

SMETA không phải là một tiêu chuẩn riêng biệt mà là một phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn liên quan tới đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng Tiêu chuẩn Sedex-SMETA

Tiêu chuẩn Sedex-SMETA có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, ngành nghề. Các Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn Sedex-SMETA, có thể bao gồm:

  • Đơn vị sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghiệp. Những doanh nghiệp liên quan nhiều tới việc cần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Nhà cung cấp (nguyên vật liệu): Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
  • Các đơn vị xuất nhập khẩu: Các công ty về xuất nhập khẩu, khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần tuân thủ để dễ dàng đáp ứng yêu cầu từ khách hàng.  
  • Các doanh nghiệp trong các ngành có rủi ro cao về đạo đức và xã hội:
  • Các ngành có nguy cơ cao về vi phạm lao động, an toàn và môi trường như khai thác mỏ, xây dựng,  dệt may, và nông nghiệp …
  • Những doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các phiên bản của tiêu chuẩn SMETA

Bộ tiêu chuẩn SMETA 6.1 được cập nhật vào tháng 5/2019 thay thế cho phiên bản 6.0 được cập nhật vào tháng 4/2017.

Hệ thống SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) với phiên bảng mới nhất là SMETA Version 7.0 ra đời 10/09/2024 thay thế phiên bản cũ là SMETA Version 6.1

Các yêu cầu của Tiêu chuẩn Sedex-SMETA

Các yêu cầu của SMETA 7.0 dựa trên Bộ luật ETI (Sáng kiến ​​thương mại có đạo đức) và các yêu cầu bổ sung của Sedex. Những yêu cầu này được nêu chi tiết trong các lĩnh vực sau:

0: Hệ thống quản lý và đánh giácac yeu cau smeta

1: Tự do việc làm

1A: Tuyển dụng có trách nhiệm và quyền được làm việc

2: Quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể được tôn trọng

3: Điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh

4: Không được sử dụng lao động trẻ em

5: Tiền lương

5A: Tiền lương đủ sống

6: Giờ làm việc không quá mức

7: Không có sự phân biệt đối xử

8: Việc làm thường xuyên được cung cấp

8A: Sử dụng hợp đồng phụ và người làm việc tại nhà một cách có trách nhiệm

9: Không được phép đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo

10A: Môi trường 2 trụ cột

10B: Môi trường 4 trụ cột

10C: Đạo đức kinh doanh

Để có thể biết chi tiết hơn về Yêu cầu của tiêu chuẩn SEDEX-SMETA, doanh nghiệp đọc bài viết:

– Các yêu cầu của tiêu chuẩn SEDEX-SMETA (bản đầy đủ)

CHỨNG NHẬN SEDEX-SMETA

Doanh nghiệp hay yêu cầu GOODVN tư vấn về chứng nhận SEDEX-SEMTA. Tuy nhiên Giấy chứng nhận chỉ là cách gọi thuận tiện cho doanh nghiệp.

Thực tế, không có thứ gọi là “Chứng chỉ SMETA” hay “Giấy chứng nhận SMETA. Các tổ chức đánh giá chỉ cấp Báo cáo SMETA /  Báo cáo Sedex/ Báo cáo Sedex-SMETA cho những tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn và đăng ký đánh giá Trách nhiệm xã hội trên SEDEX.

SEDEX-SMETA là một phương pháp và báo cáo đánh giá về các yếu tố xã hội. Do vậy, thực chất sẽ không có 01 chứng chỉ – giấy chứng nhận SEDEX-SMETA.

Cái mà doanh nhiệp nhận được sau đánh giá là Báo cáo đánh giá SMETA (SMETA Audit Report)

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SEDEX-SMETA

Đánh giá SMETA sử dụng Bộ luật cơ sở ETI , được xây dựng dựa trên các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, cũng như các luật địa phương có liên quan.

Đánh giá SMETA có thể được tiến hành dựa trên hai (2 pillar) hoặc bốn trụ cột (4 pillar)

Hai trụ cột bắt buộc đối với bất kỳ cuộc kiểm toán SMETA nào là Tiêu chuẩn lao động và Sức khỏe & An toàn. Hai trụ cột bổ sung của cuộc kiểm toán 4 trụ cột là Đạo đức kinh doanh và Môi trường. Chúng được đưa ra để đào sâu hơn nữa khía cạnh trách nhiệm xã hội của các cuộc kiểm toán SMETA.

Đánh giá 02 trụ cột SMETA

Đánh giá 2 trụ cột SMETA cung cấp cho bạn chỉ dẫn về việc nhà cung cấp của bạn tuân thủ các tiêu chuẩn làm việc có đạo đức. Nó bao gồm hai trong bốn trụ cột kiểm toán, Tiêu chuẩn lao động và Sức khỏe & An toàn.

Đánh giá 2 trụ cột SMETA bao gồm các mô-đun sau:danh gia smeta 4 tru cot

  • Tiêu chuẩn lao động
  • Sức khỏe và An toàn lao động
  • Các yếu tố bổ sung: Hệ thống quản lý; Quyền được làm việc; Gia công và làm việc tại nhà
  • Đánh giá môi trường (rút gọn)

Đánh giá SMETA 2 trụ cột có thể là bước khởi đầu tốt cho hoạt động Đánh giá và điều chỉnh trong chuỗi cung ứng của bạn.

Đánh giá 4 trụ cột của SMETA

Đánh giá 4 trụ cột SMETA bao gồm các tiêu chuẩn Lao động và Sức khỏe & An toàn của Đánh giá 2 trụ cột, cũng như Đánh giá Môi trường và Đạo đức Kinh doanh. Đây là Đánh giá SMETA đầy đủ và bao gồm:

  • Tiêu chuẩn lao động
  • Sức khỏe và An toàn
  • Đánh giá môi trường (mở rộng)
  • Đạo đức kinh doanh

CÁC BƯỚC ĐỂ ĐƯỢC CẤP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SEDEX-SMETA

Bước 1: Đăng ký đánh giá SEDEX-SMETA

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cơ bản theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Lưu ý: Tổ chức chứng nhận này phải nằm trong chuỗi thành viên SEDEX. Hiện có khoảng 51 tổ chức trên thế giới được đanh giá về SEDEX-SMETA

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành tự đánh giá SMETA

Doanh nghiệp tự đánh giá theo hướng dẫn tự đánh giá SMETA và nộp tại thời điểm đăng ký chứng nhận.danh gia smeta

GOODVN hoặc các đơn vị tư vấn khác sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp triển khai phần này.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Doanh nghiệp ký hợp đồng chứng nhận SMETA và nộp bản tự đánh giá cho tổ chức đánh giá đã lựa chọn.

Bước 4: Chuẩn bị đánh giá 

Sau khi hoàn thành việc xem xét hợp đồng của Tổ chức chứng nhận SMETA, Doanh nghiệp cần chuẩn bị các công việc liên quan tới đánh giá.

Bước 5: Thực hiện đánh giá chính thức

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá. Tổ chức đánh giá sẽ thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc áp dụng Tiêu chuẩn Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Việc đánh giá SMETA có thể lựa chọn đánh giá 2-pillar hoặc 4- pillar

Bước 6: Nhận Báo cáo đánh giá SMETA

Sau khi hoàn thành đánh giá, một báo cáo đánh giá (SMETA Report) được Tổ chức chứng nhận cung cấp, ký và xác nhận.

Lưu ý: Nếu muốn tải báo cáo đánh giá lên hệ thống của SEDEX. Doanh Nghiệp phải tiến hành đăng ký làm thành viên của Sedex. Phí đăng ký hiện tại là 102.95 bảng Anh.

Doanh nghiệp tham khảo bài viết:

– Hướng dẫn đăng ký thành viên Sedex

Các điều cần biết về chứng nhận Sedex-SMETA

Báo cáo Sedex-SMETA có phân loại không ?

Báo cáo Sedex-SMETA không phân loại, tức là không nói là Doanh nghiệp đạt hay không đạt với tiêu chuẩn. Báo cáo thể hiện các nội dung rà soát theo hình thức đánh giá và checklist đánh giá. Ghi nhận các bằng chứng khi kiểm tra thực trạng của cơ sở.

Đây sẽ là bằng chứng thể hiện việc tuân thủ theo tiêu chuẩn Sedex-Smeta. Các nội dung này sẽ được các thành viên, doanh nghiệp trong cuỗi cung ứng của Sedex xem và làm căn cứ khi lựa chọn các đối tác.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SMETA CÓ HIỆU LỰC NHƯ THẾ NÀO ?

Báo cáo đánh giá SMETA có thời hạn như chứng nhận ISO. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ quyết định khoảng thời gian có hiệu lực với các tiêu chí của riêng họ, căn cứ vào mức độ rủi ro hoặc yêu cầu của khách hàng. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều chọn 1 năm là thời hạn hiệu lực để thực hiện tái đánh giá SMETA.

chung chi smeta

Chi phí cho chứng nhận Sedex-SMETA là bao nhiêu ?

Chi phí chứng nhận Sedex-SMETA tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực, địa điểm và độ phức tạp của quy trình sản xuất.

Chi phí chứng nhận thường sẽ không giao động quá nhiều giữa các tổ chức chứng nhận.

Tương tự như vậy, để triển khai đạt được Báo cáo đánh giá Sedex-SMETA, doanh nghiệp cần phải dự trù kinh phí cho việc triển khai hệ thống đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp có thể tự triển khai hoặc thuê 01 đơn vị bên ngoài hỗ trợ triển khai như GOODVN.

Tiêu chuẩn Sedex-SMETA có thể áp dụng cho lĩnh vực nào ?

Sedex-SMETA được hiểu như là quy tắc mà DN cần phải tuân thủ về trách nhiệm xã hội. Do đó, Sedex-SMETA phù hợp với mọi ngành nghề. Vì cơ bản, Doanh nghiệp nào cũng sẽ có vấn đề về lao động, sức khỏe an toàn, môi trường, đạo đức kinh doanh…

Các ngành nghề đặc biệt như dệt may, thực phẩm, điện tử, và bán lẻ thường là các lĩnh vực được chú trọng hơn.

Có thể kết hợp chứng nhận Sedex-SMETA với các tiêu chuẩn khác không ?

Khi bạn tìm hiểu về Sedex-SMETA, có thể thấy rằng tiêu chuẩn để cập tới khác nhiều khía cạnh.

Nó thường liên quan tới các tiêu chuẩn khác. Vì vậy, doanh nghiệp nên kết hợp việc triển khai Sedex-SMETA với các tiêu chuẩn khác.

Các tiêu chuẩn liên quan như: ISO 9001; ISO 14001; ISO 45001; SA 8000; BSCI…

Thời gian để đạt được chứng nhận Sedex-SMETA

Doanh nghiệp sẽ phải chú ý 02 khoảng thời gian quan trọng.

– Thời gian để triển khai hệ thống, đào tạo: thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh và nguồn lực của Doanh nghiệp. Thông thường sẽ mất thời gian khoảng 3-6 tháng để triển khai.

– Thời gian thực hiện đánh giá: Nếu hệ thống quản lý của Doanh nghiệp đã được xây dựng tốt. Thời gian đánh giá của Tổ chức đánh giá sẽ triển khai trong thời gian 1-3 tháng. Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố của Doanh nghiệp. 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo