Điều khoản Giờ làm việc trong tiêu chuẩn SA 8000 khá tương đồng trong các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam. Cũng như các tiêu chuẩn ngành khác như RBA (Responsible Business Alliance); SMETA… Việc tuân thủ yêu cầu về Điều khoản Giờ làm việc trong tiêu chuẩn SA 8000 cũng sẽ đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn ngành khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Vì các tiêu chuẩn này dường như là bắt buộc với các nhà cung ứng toàn cầu.
ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN TRONG TIÊU CHUẨN SA 8000
- Thỏa thuận thương lượng tập thể: Một hợp đồng quy định các điều khoản và điều kiện làm việc, được thương lượng giữa tổ chức (ví dụ: người sử dụng lao động) hoặc nhóm người sử dụng lao động và một hoặc nhiều tổ chức người lao động.
- Tổ chức công nhân: Một hiệp hội tự nguyện tự trị của công nhân được tổ chức với mục đích thúc đẩy và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
YÊU CẦU ĐIỀU KHOẢN GIỜ LÀM VIỆC TRONG TIÊU CHUẨN SA 8000
Tiêu chí:
7.1 Tổ chức phải (bắt buộc) tuân thủ luật pháp sở tại được áp dụng, tuân thủ thỏa ước lao động tập thể (nếu được áp dụng) và những tiêu chuẩn của ngành công nghiệp về giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi và những ngày nghỉ lễ. Một tuần làm việc tiêu chuẩn, không bao gồm giờ làm thêm, phải (bắt buộc) tuân theo luật nhưng không được (bắt buộc) vượt quá 48 giờ.
7.2 Nhân viên phải (bắt buộc) được cung cấp ít nhất một ngày nghỉ sau mỗi sáu ngày làm việc liên tục. Ngoại lệ của nguyên tắc này được áp dụng khi và chỉ khi cả hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:
a) Luật pháp sở tại cho phép thời gian làm việc vượt trên giới hạn này, và
b) Tự do thương lượng thông qua thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực cho phép giờ làm việc trung bình, bao gồm thời gian nghỉ thỏa đáng.
7.3 Việc làm thêm giờ phải (bắt buộc) dựa trên nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ điểm 7.4 bên dưới, phải (bắt buộc) không vượt quá 12 giờ cho một tuần và không được (bắt buộc) diễn ra đều đặn.
7.4 Trong trường hợp làm thêm giờ là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn và tổ chức có thực hiện tự do thương lượng thỏa ước lao động tập thể đại diện cho đại bộ phận người lao động, tổ chức có thể yêu cầu làm thêm giờ theo những thỏa thuận đó. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải tuân theo những yêu cầu còn lại của tiêu chuẩn Giờ Làm Việc này.
BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NỘI DUNG VỀ GIỜ LÀM VIỆC
CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN VỀ GIỜ LÀM VIỆC
ILO đã công bố nhiều công ước giải quyết cụ thể vấn đề về giờ làm việc, áp dụng cho một nhiều cam kết công nghiệp và nơi làm việc, bao gồm nhưng không giới hạn ở Công ước 1 (Giờ làm việc – Ngành) và Khuyến nghị 116 (Giảm Giờ làm việc). Theo các công ước này và tiêu chuẩn SA 8000, quy tắc chung là người lao động không được làm việc nhiều hơn tám giờ một ngày, 5 hoặc 6 ngày một tuần, tối đa là 48 giờ một tuần. Người lao động cần được cung cấp những khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định và được phép làm thêm giờ theo một số trường hợp.
Giờ làm việc thường được điều chỉnh bởi luật pháp và quy định quốc gia. Ví dụ, Luật Lao động Quốc gia năm 1995 của Trung Quốc quy định thời gian làm thêm tối đa là ba giờ mỗi ngày và 36 giờ mỗi tháng.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019 của Việt Nam quy định: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn SA 8000 nhằm mục đích loại bỏ việc lạm dụng các quyền của người lao động liên quan đến giờ làm việc. Đặc biệt là sử dụng thời gian làm thêm giờ có hệ thống và / hoặc không tự nguyện.
Quy định về giờ làm việc
Nghiên cứu đã xác định rằng tỷ lệ tai nạn ở nơi làm việc và các tác động tiêu cực đối với người lao động tăng lên khi số giờ làm việc tăng. Và cao hơn đáng kể khi vượt quá 60 giờ trong một tuần. Giờ làm việc dài và / hoặc công việc không thể đoán trước có thể có ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng và gia đình. Do đó, giờ làm việc bị giới hạn để giảm tỷ lệ tai nạn, thúc đẩy cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn; và giảm bớt căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn SA 8000 giới hạn rõ ràng tuần làm việc là 48 giờ (hoặc ít hơn, nếu được yêu cầu bởi luật địa phương) với tối đa 12 giờ làm thêm tự nguyện mỗi tuần và ít nhất một ngày nghỉ sau mỗi sáu ngày đã làm việc.
Các yêu cầu này cũng bảo vệ quyền của người lao động trong thời gian nghỉ ngơi và ngày nghỉ lễ, (theo yêu cầu của luật pháp địa phương). Người lao động không nên làm việc vào các ngày nghỉ lễ trừ khi họ nhận được tiền bồi thường cho những giờ làm việc đó (tham khảo mục 8.4 SA 8000 về Tiền lương).
Các trường hợp ngoại lệ đối với yêu cầu về giờ làm việc SA 8000 là chỉ được phép trong các điều kiện nghiêm ngặt được quy định trong mục 7.2 và 7.4 SA 8000.
Ngoài việc tuân thủ các luật và tiêu chuẩn ngành về giờ làm việc, tổ chức cũng được yêu cầu tuân theo bất kỳ yêu cầu khách hàng / quy tắc khác và / hoặc các thỏa thuận thương lượng tập thể .
Giờ làm thêm
Chỉ khi có thỏa ước lao động tập thể được thương lượng tự do, tổ chức mới có thể áp dụng các ngoại lệ sau đối với các yêu cầu về thời gian làm thêm của tiêu chuẩn:
- Một ngoại lệ đối với yêu cầu làm thêm giờ tự nguyện là trong khoảng thời gian “nhu cầu kinh doanh ngắn hạn”( mục 7.4 SA 8000).
- Các ngoại lệ trong SA 8000 7.2 và 7.4 nhằm tôn trọng các nguyên tắc cơ bản về giờ làm việc theo nhu cầu của công nhận hoặc điều kiện hoạt động đặc biệt. Chỉ trong những trường hợp khi luật pháp quốc gia và thỏa thuận thương lượng tập thể cho phép thời gian làm việc trung bình (SA 8000 7.2) hoặc bắt buộc ngoài giờ (SA 8000 7.4), các tổ chức mới được phép thực hiện làm thêm giờ như vậy.
Cuối cùng, các quy định về giờ làm việc nhằm áp dụng cho tất cả người lao động, cả những người làm việc trực tiếp và gián tiếp. Với tư cách là người quản lý, giám sát hoặc chuyên gia / nhân viên kỹ thuật (không phân biệt cơ cấu hoặc tỷ lệ tiền lương). Những người quản lý có vai trò quan trọng trong việc thiết lập lịch trình làm việc của họ; có thể không phải tuân theo giới hạn giờ làm việc của tiêu chuẩn SA 8000. Tuy nhiên, tổ chức khuyến khích tất cả nhân viên hạn chế giờ làm việc hàng tuần của họ để duy trì cân bằng công việc / cuộc sống lành mạnh và đảm bảo rằng họ có thể thực hiện một cách hiệu quả.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN GIỜ LÀM VIỆC
Tiêu chuẩn SA 8000 yêu cầu các tổ chức thực hiện một hệ thống quản lý hiệu quả để quản lý về trách nhiệm xã hội cho Điều khoản 1-8. Vui lòng tham khảo Điều khoản 9 để có hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu của hệ thống quản lý.
Các thành phần của một hệ thống quản lý hiệu quả là:
- Chính sách, Thủ tục và Hồ sơ
- Nhóm hoạt động xã hội
- Xác định và Đánh giá Rủi ro
- Giám sát
- Đánh giá nội bộ
- Quản lý và giải quyết khiếu nại
- Xác minh bên ngoài và sự tham gia của các bên liên quan
- Các Hành động Khắc phục và Phòng ngừa
- Đào tạo và nâng cao năng lực
- Quản lý các nhà cung cấp và nhà thầu
Tổ chức nên phát triển một hệ thống quản lý để đáp ứng hiệu quả các yêu cầu về điều khoản 7 Tiêu chuẩn SA 8000 Giờ làm việc.
Như vậy, việc đầu tiên, Doanh nghiệp cần ban hành các chính sách, quy định rõ ràng về quản lý giờ làm việc. Kể các các thủ tục, quy trình liên quan tới thẩm tra, giám sát việc tuân thủ giờ làm việc của công nhân. Các quy trình khiếu nại, xử lý liên quan tới giờ làm việc.
Các tài liệu này, phải chứng minh những vấn đề dưới đây liên quan tới giờ làm việc để đáp ứng các tiêu chí trong Điều khoản 7.
Ví dụ về chính sách giờ làm việc và tính lương theo tiêu chuẩn SA 8000:
1. Hệ thống ghi lại giờ làm việc
Tổ chức nên duy trì số theo dõi thời gian làm việc hoặc một hồ sơ khác về giờ làm việc. Bao gồm cả thời gian làm thêm giờ cho tất cả người lao động (cố định, theo hợp đồng hoặc tạm thời), cho dù họ được trả lương theo công việc hay theo giờ, để đảm bảo giám sát chính xác thời gian làm việc của công nhân. Cá nhân người lao động nên ghi lại thời gian làm việc của họ (ví dụ: quẹt thẻ vào và ra) để đảm bảo rằng đầu vào cho hồ sơ giờ làm việc là chính xác. Và họ hiểu và kiểm soát được giờ làm việc của họ. Sau đó, tổ chức có thể giám sát giờ để đảm bảo họ nằm trong giới hạn và có thể tính toán tiền lương một cách chính xác.
Các doanh nghiệp hay sử dụng sổ chấm công hoặc phần mềm kiểm soát thời gian làm việc bằng: thẻ ra vào.
2. Làm thêm giờ tự nguyện
Làm thêm giờ tự nguyện là nguyên lý chính của yêu cầu này của tiêu chuẩn SA 8000. Do đó, tổ chức nên đảm bảo rằng các thỏa thuận liên quan đến giờ làm việc giữa quản lý và người lao động về thời gian làm thêm là rõ ràng. Thông thường Doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra quy định về vấn đề này. Việc quy định về giờ làm việc thường đi đôi với quy định tính lương.
Người lao động trước khi vào làm việc chính thức của Doanh nghiệp bắt buộc phải được phổ biến và hiểu được các quy định này. Các công nhân phải chứng minh sự hiểu biết của mình đối với các quy định này.
3. Số giờ trung bình làm việc
Chỉ cho phép tính trung bình thời gian làm việc để giải quyết các yêu cầu về giờ làm việc không thường xuyên khi được cho phép bởi luật quốc gia và thỏa ước thương lượng tập thể.
Trong những trường hợp này, giờ có thể được tính trung bình trên một khoảng thời gian từ hai tuần trở lên và có thể kéo dài hơn 48 giờ trong một tuần cụ thể và ít hơn 48 giờ giờ trong tuần khác. Một số quốc gia và một số ngành công nghiệp cho phép tính số giờ làm thêm trung bình, sao cho giới hạn hàng tháng hoặc hàng tuần có thể được mở rộng, miễn là mức trung bình hàng tháng hoặc hàng tuần trên khoảng thời gian quy định không vượt quá giới hạn quy định.
Mục 7.1 và 7.3 Tiêu chuẩn SA 8000 giới hạn thời gian làm việc đến một tuần làm việc bình thường tối đa 48 giờ cộng thêm 12 giờ làm thêm mỗi tuần. Ngoại lệ chỉ trong 7.2 cung cấp sự linh hoạt về việc người lao động có làm việc hơn sáu ngày liên tục mà không có ngày nghỉ hay không.
Các ngoại lệ cũng được quy định trong pháp luật quốc gia của nước sở tại.
4. Làm thêm giờ không tự nguyện
Chỉ khi luật quốc gia quy định và các yêu cầu của thỏa ước thương lượng tập thể ở mục 7.4 được đáp ứng. Tổ chức mới được yêu cầu làm thêm giờ không tự nguyện. Ngay cả trong những trường hợp như vậy, tổ chức vẫn phải yêu cầu về giờ làm việc thường xuyên và làm thêm theo các điều khoản khác của tiêu chuẩn SA 8000 (theo luật, nhưng không vượt quá 48 và 12 giờ mỗi tuần tương ứng).
Trên đây là các nội dung liên quan tới Điều khoản Giờ làm việc của tiêu chuẩn SA 8000. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu, bài viết khác của GOODVN để có thể xây dựng hệ thống của mình đáp ứng được Điều khoản tiêu chuẩn SA 8000 một cách đơn giản nhất.
Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận SA 8000.
HOTLINE : 0945.001.005 – 024.2231.5555
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN
Doanh nghiệp có thể xem thêm các bài viết :