Bộ tiêu chuẩn WARP trách nhiệm xã hội ngành may mặc và 12 nguyên tắc

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong ngành may mặc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cùng tìm hiểu bộ tiêu chuẩn WARP có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp thuộc ngành may mặc tại bài viết dưới đây.

Chứng nhận WARP là gì

Chứng nhận WARP là chứng nhận tiêu chuẩn độc lập về sản xuất có trách nhiệm được công nhận trên toàn thế giới. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo sản xuất có trách nhiệm đối với các sản phẩm may mặc, quần áo, giày dép. Tổ chức WARP là tổ chức phi lợi nhuận được phát triển nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất và hoạt động có trách nhiệm, nhân đạo và hợp pháp trong tất cả các cở sở sản xuất.

tieu chuan warp la gi

Lịch sự ra đời của chứng nhận WARP

WARP là viết tắt của cụm từ Worldwide Responsible Accredited Production. Đây đồng thời là tên gọi của tổ chức có trụ sở tại Arlingtion, Virginia. Tổ chức này được thành lập vào năm 2000 bởi Hiệp hội may mặc và giày dép Hoa Kỳ. Cho tới năm 2008, WARP đã chứng nhận tới 1700 nhà máy ở 60 quốc gia và cấp 1199 chứng chỉ cùng năm đó. Tháng 2 năm 2018, WARP trở thành đối tác chính thức về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội may mặc và giày dép Hoa Kỳ.

Tổ chức này hoạt động với mục đích thúc đẩy sản xuất an toàn, hợp pháp, nhân đạo và đạo đức trên thế giới. Họ tạo ra một tiêu chuẩn chứng nhận với mười hai nguyên tắc sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm trên toàn thế giới. 

Các nguyên tắc của tiêu chuẩn WARP 

Các nguyên tắc của WARP dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được chấp thuận chung tại các địa điểm làm việc, luật phá địa phương và quy định tại nơi làm việc. Những quy tắc này phán ảnh được tinh thần và nội dung các công ước liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).  Tiêu chuẩn WARP sẽ đánh giá và chứng nhận iệc tuân thủ các nguyên tắc một cách độc lập và đảm bảo rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất trong điều kiện an toàn, hợp pháp và có trách nhiệm. 12 nguyên tắc của WARP bao gồm

trach nhiem xa hoi nganh may mac
Tiêu chuẩn WARP yêu cầu doanh nghiệp tổ chức phải đảm bảo cho người lao động một môi trường làm viêc lành mạnh
  1. Tuân thủ luật pháp và quy định tại nơi làm việc: Các cơ sở sẽ tuân thủ luật pháp và quy định tại mọi địa điểm và nơi họ tiến hành sản xuất, kinh doanh
  2. Cấm lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp, tổ chức không sử dụng lao động không tự nguyện, cưỡng bức hoặc thực hiện các hoạt động buôn bán người
  3. Cấm lao động trẻ em: Doanh nghiệp, tổ chức không tuyển dụng bất kỳ nhân viên nào dưới 15 tuổi (14 tuổi ở các nước kém phát triển) hoặc dưới độ tuổi tối thiểu do pháp luật quốc gia đó quy định): 
  4. Cấm quấy rối hoặc lạm dụng: Doanh nghiệp, tổ chức phải cung cấp được môi trường làm việc không có sự quấy rối và lạm dụng của cấp trên hoặc động nghiệp, không được phép thực hiện bất cứ hình phạt nào tác động lên thể xác của con người
  5. Bồi thường và phúc lợi: Doanh nghiệp, tổ chức phải trả ít nhất tổng mức bồi thường tối hiểu theo yêu cầu của luật pháp quốc gia sở tại. Bao gồm tiền lương, phụ cấp và phúc lợi bắt buộc.
  6. Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số giờ làm việc mỗi tuần, tháng không được vượt quá quy định về người lao động của quốc gia. Các cơ sở sẽ cung cấp ít nhất một ngày nghỉ trong 7 ngày. Trừ một số giai đoạn cần thiết nhưng không được thường xuyên
  7. Cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng và trả lương, thăng chức và sai thải nhân viên dựa trên năng lực làm việc của họ, thay vì dựa trên yếu tố cá nhân
  8. Sức khỏe và An toàn: Doanh nghiệp tổ chức cung cấp một môi trường làm việc an toàn lành mạnh. 
  9. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể: Doanh nghiệp tổ chức công nhận và tôn trọng quyền của nhân viên trong việc thực hiện các quyền hợp pháp về tự do lập nhóm và thương lượng tập thể
  10. Môi trường: Doanh nghiệp tổ chức tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy tắc về môi trường áp dụng cho hoạt động của mình và thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường tại mọi địa điểm hoạt động
  11. Tuân thủ hải quan: Doanh nghiệp tổ chức phải tuân thủ luật hải quan hiện hành và thiết lập duy trì các quy định tuân thủ luật hải quan liên quan đến việc vận chuyển bất hợp pháp các sản phẩm 
  12. Bảo vệ: Doanh nghiệp tổ chức sẽ duy trì các quy trình phù hợp để đảm bảo được an ninh cho doanh nghiệp, an ninh vận chuyển, an ninh cho người và vật chất tại cơ sở.

Vai trò của WARP đối với doanh nghiệp may mặc

Chứng nhận WRAP mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất và người mua trong ngành may mặc, giày dép và hàng may mặc. Chứng nhận WRAP giúp bạn:

  • Cải thiện điều kiện làm việc
  • Giảm thiểu rủi ro
  • Nâng cao tinh thần của nhân viên
  • Giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng
  • Nâng cao uy tín thương hiệu bằng cách chứng minh cam kết cung ứng có trách nhiệm

Đối với người mua, chứng nhận WRAP cũng đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua được sản xuất theo cách có trách nhiệm xã hội và đạo đức.

Làm thế nào để đạt chứng nhận WARP

Đạt được chứng nhận WRAP là một cách tiếp cận hợp tác, làm việc cùng với các cơ sở để đảm bảo họ tuân thủ 12 nguyên tắc của chúng tôi. Các cơ sở phải tham gia tích cực, đảm bảo rằng các hệ thống quản lý hiệu quả được triển khai và chứng minh rằng họ có thể và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ xã hội.

Việc cấp chứng nhận phụ thuộc vào số lượng hành động khắc phục cần thiết và khả năng phản hồi của cơ sở trong việc khắc phục tất cả các điểm không tuân thủ được xác định trong quá trình kiểm toán. Chứng nhận WRAP chỉ được cấp sau khi tất cả các hành động khắc phục đã được thực hiện và xác minh.

Quy trình cấp chứng nhận

Capture

Đăng ký

Bước đầu tiên của quy trình chứng nhận là nộp đơn đăng ký, trong đó cơ sở chọn một tổ chức chứng nhận có năng lực để tiến hành đánh giá và nộp phí đăng ký. Mẫu đơn này cung cấp cho WRAP cái nhìn tổng quan về cơ sở và chính thức bắt đầu sự tham gia của cơ sở vào chương trình của họ

2

Tự đánh giá trước 

Bước thứ hai là tự đánh giá trước chứng nhận. Đây là bước hoàn toàn tùy chọn, nhưng các doanh nghiệp, cơ sở được khuyến khích sử dụng để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán sắp tới. Tự đánh giá trước bao gồm các câu hỏi mẫu mà đơn vị đánh giá sẽ hỏi và hướng dẫn cách tập hợp các tài liệu, thông tin liên quan.

3

Kiểm toán và đánh giá nhà máy

Tổ chức chứng nhận  sẽ tiến hành đánh giá đầy đủ về tuân thủ xã hội tại cơ sở. Sau khi đánh giá xong, báo cáo sẽ được gửi cho tổ chức WRAP trong vòng 10 ngày. Nhân viên đánh giá của chúng tôi sẽ xem xét các khuyến nghị trong báo cáo và yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin nếu cần. Nếu báo cáo cho thấy cơ sở tuân thủ đủ tiêu chuẩn, báo cáo sẽ được hội đồng đánh giá độc lập phê duyệt, và cơ sở sẽ nhận được chứng nhận WRAP.

4

Cấp chứng nhận

WRAP có hai cấp độ chứng nhận: PlatinumGold. Cấp độ chứng nhận sẽ được quyết định dựa trên kết quả kiểm toán về độ sâu và tính ổn định của chương trình tuân thủ xã hội tại cơ sở, cũng như cam kết rõ ràng của ban quản lý cơ sở đối với 12 Nguyên tắc của WRAP. Lưu ý rằng tất cả các cơ sở đã được chứng nhận WRAP có thể phải trải qua các cuộc đánh giá ngẫu nhiên, không thông báo trước trong thời gian hiệu lực của chứng nhận.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn đạt chứng nhận tiêu chuẩn WARP,  sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo mọi quy trình hoạt động đều đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp đang có nhu cầu cấp chứng nhận WARP và đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, chuẩn bị có thể liên hệ với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo