Giấy phép ATTPTQM là gì? Ví dụ về TQM? Quy trình Áp dụng TQM

15/04/20220

Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường. Để quản lý chất lượng một cách hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp TQM. Vậy TQM là gì? Cùng GOODVN tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

TQM là gì?TQM là viết tắt của từ gì?

“TQM là viết tắt của từ gì” là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra khi mới tìm hiểu đến chứng chỉ ISO. TQM – Total Qualityl Management có nghĩa là Quản lý chất lượng toàn diện. Đây là phương pháp quản lý tiên tiến mà một tổ chức/doanh nghiệp sử dụng, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm mang lại thành công dài hạn thông qua hài lòng của khách hàng.

tqm la gi
TQM là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

Trong quá trình hoạt động, các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng quality management giúp chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao. Ngoài ra, TQM còn cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc luôn làm đúng việc ngay lần đầu.

Đặc điểm cơ bản của TQM

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Khách hàng là nhân tố đóng vai trò trung tâm đối với Quản lý chất lượng toàn diện. Những ý kiến phản hồi của khách hàng sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng TQM để giải quyết các ý kiến đó. Do vậy, mức độ hài lòng của khách hàng sẽ là thước đo sự thành công của quá trình cải tiến này.

Mọi nhân viên phải tham gia thực hiện

Một tổ chức/doanh nghiệp khi áp dụng TQM thì tất cả mọi người từ ban lãnh đạo cấp cao, quản lý cho đến nhân viên đều phải tham gia. Điều này sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp tìm ra vấn đề cần cải thiện một cách nhanh nhất.

Định hướng quy trình

Bất cứ công việc nào cũng cần có một quy trình rõ ràng để thực hiện, triển khai và hành động. Những doanh nghiệp áp dụng Quản lý chất lượng toàn diện TQM sẽ nghiên cứu các bước trong một quá trình, tinh chỉnh các bước đi và nghiên cứu để loại bỏ những bước không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. 

what is tqm
Khi doanh nghiệp thực hiện một hoạt động nào cần đưa ra quy trình rõ ràng

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban

Trong một doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức luôn được chia ra các phòng, ban với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Song, tất cả đều có hệ thống hỗ trợ việc đưa sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng. Các tổ chức quản lý với total quality management tích hợp các hệ thống nội bộ này để tạo ra một quy trình liền mạch. Chúng sẽ tạo nền văn hóa doanh nghiệp khi mọi người đều hiểu và coi trọng chất lượng và cách thức đạt được nó.

Cải thiện không ngừng

Việc cải tiến liên tục giúp cho doanh nghiệp có khả năng phân tích, sáng tạo và thúc đẩy hoạt động cải thiện chất lượng diễn ra hiệu quả nhất. Những nỗ lực không ngừng này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng được những kỳ vọng của đối tác. 

3 yếu tố của TQM

Quản lý bằng chính sách và mục tiêu

Đây là quy trình biến chính sách của lãnh đạo công ty thành các mục tiêu quản lý của mỗi bộ phận và thành hoạt động của toàn thể nhân viên. Những người quản lý bộ phận phải gánh trách nhiệm thực hiện mục tiêu của bộ phận mình.

Hoạt động của nhóm chất lượng

Các thành viên của nhòm thuộc cùng một bộ phận. Thông qua nhóm chất lượng những vấn đề liên quan được giải quyết và đề xuất cải tiến được chuyển lên ban lãnh đạo công ty.

Các nhóm dự án

Các thành viên của nhóm dự án đến từ các bộ phận khác nhau và có cấp bậc cao hơn thành viên của nhóm chất lượng. Mỗi nhóm được thành lập nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể.

Các nguyên tắc thực hiện TQM

  • Sự hài lòng của khách hàng: TQM là một quá trình được tập trung vào đối tượng chủ yếu là khách hàng. Mục đích của TQM thể hiện sự cải tiến về hoạt động kinh doanh thường xuyên giúp cho các thành viên có liên quan được tham gia vào các hoạt động và cùng hướng tới mục tiêu cụ thể, đồng nhất đó. Để từ đó cải thiện về chất lượng của các sản phẩm cũng như dịch vụ được tốt nhất. Đồng thời giúp cải tiến về quy trình sản xuất vẫn đang còn gặp phải nhiều bất cập.
  • Ra quyết định dựa trên thực tế: TQM xây dựng dựa trên nguyên tắc tối ưu về các quyết định mang tính chất thực tế bằng việc sử dụng những số liệu liên quan tới hiệu suất.
  • Truyền thông hiệu quả: Mỗi doanh nghiệp cần có một cuộc đối thoại cởi mở trong toàn bộ tổ chức.
    Tư duy chiến lược: Chất lượng phải là một phần trong tầm nhìn dài hạn của tổ chức.
  • Hệ thống tích hợp: Một tầm nhìn chung, bao gồm kiến ​​thức và cam kết về các nguyên tắc chất lượng, giữ cho mọi người trong công ty được kết nối. Ngay cả các nhà cung cấp cũng là một phần quan trọng của hệ thống.
  • Tập trung vào quy trình: Doanh nghiệp có hệ thống cấu trúc mọi hoạt động thành các quy trình và do đó, xác định vị trí và lặp lại quy trình tốt nhất.
  • Cải tiến liên tục: Mỗi nhân viên phải luôn suy nghĩ về cách thực hiện tốt hơn công việc của họ để hướng tới mục đích chung của công ty.

Ví dụ về quản lý chất lượng toàn diện TQM

Ví dụ điển hình về Quản lý chất lượng toàn diện TQM là Toyota triển khai hệ thống Kanban. Đây là một tín hiệu vật lý tạo ra một phản ứng dây chuyền, dẫn đến một hành động cụ thể. Nhờ việc sử dụng ý tưởng này để thực hiện quy trình kiểm kê đúng lúc (JIT), Toyota đã làm cho dây chuyền lắp ráp của mình hoạt động hiệu quả hơn, công ty quyết định giữ lại lượng hàng tồn kho vừa đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng khi chúng được tạo ra.

tqm la gi
Toyota đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện vào quá trình sản xuất của mình

Do đó, tất cả các bộ phận trong dây chuyền lắp ráp của Toyota đều được gán một thẻ vật lý có số hàng tồn kho liên quan. Ngay trước khi một bộ phận được lắp vào ô tô, thẻ được tháo ra và chuyển lên chuỗi cung ứng, yêu cầu một bộ phận khác của cùng một bộ phận một cách hiệu quả. Điều này cho phép công ty giữ cho hàng tồn kho của mình gọn gàng và không tích trữ quá nhiều tài sản không cần thiết.

Lợi ích khi áp dụng TQM

Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nội bộ công ty, xã hội.

  • Giảm chi phí và lãng phí.
  • Có được sự cam kết thực hiện từ các thành viên, nhân viên và bộ phận. Xây dựng phong cách làm việc mới có tính khoa học và hệ thống, dễ dàng giám sát.
  • Hình thành thói quen cải tiến liên tục để đạt được thành công mới.
  • Đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao năng suất lao động, Tăng tính cạnh tranh trên thị trường và uy tín cho doanh nghiệp.
  • Mở rộng mối quan hệ quốc tế, liên doanh.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô.

Quy trình áp dụng Áp dụng TQM vào doanh nghiệp

Bước 1: Tiếp cận

Để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM. Cấp lãnh đạo cao nhất, thống nhất giữa các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, thực hiện cam kết về chất lượng của các bộ phận: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động chung TQM.

Bước 2: Tổ chức và nhân sự

Để chuẩn bị công tác tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một ban triển khai và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức và kỹ năng xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

Bước 3: Xây dựng chương trình quản lý chất lượng toàn diện

Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công tách nhiệm cụ thể.

what is tqm
Ví dụ về việc xây dựng hoạch định trong TQM

Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM

Bước này nhằm tuyên truyền rộng rãi chương tình và kế hoạch TQM trong công ty. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ doanh nghiệp tham gia để thực hiện thành công chương trình.

Bước 5: Đánh giá chất lượng

Đo lường các chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng, các giai đoạn của chương trình TQM cần xác định chi phi cụt hể. Đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề ra kế hoạch hành động.

Bước 6: Hoạch định chất lượng

Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược chương trình tổng thể của TQM. Kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp với chính sách, chiến lược chung. Cần thiết lập các chương trình, kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động doanh nghiệp.

Bước 7: Thiết kế chất lượng

Thiết kế các quá trình liên quan để đúng ngay từ đầu và đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng, bao gồm thiết kế sản phẩm, quán trình sản xuất kinh doanh và quá trình kiểm soát chất lượng.

Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất lượng sản phẩm phù hợp. Gắn chặt quá trình nghiên cứu thị trường/ khách hàng với quá trình thiết kế công cụ triển khai chức năng chất lượng.

Xác định những yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong thực tế giống với chất lượng thiết kế kỳ vọng.

Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống

Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM. Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả ủy quyền và tự chủ.

Bước 9: Xây dựng hệ thống chất lượng

Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện các tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của công ty, doanh nghiệp (tính chất, trình độ của bộ phận sản xuất).

quản lý chất lượng toàn diện tqm là gì
Xây dựng hệ thống chất lượng theo các bước cụ thể

Bước 10: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu đề ra. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng.

Bước 11: Duy trì và cải tiến

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần chọn lựa những phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

Câu hỏi thường gặp về TQM

Hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được hết về TQM và họ thường đặt ra những câu hỏi về TQM như sau: 

  • TQM là gì?
  • Total quality management là gì?
  • Quản lý chất lượng toàn diện là gì?
  • Quality management là gì?
  • Quản lý chất lượng toàn diện tqm là gì?
  • TQM là viết tắt của từ gì?
  • What is tqm?
  • Total quality là gì?

Trên đây là tổng hợp những thông tin về hệ thống Quản lý chất lượng toàn diện TQM. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được TQM là gì cũng như lợi ích của nó đối với các doanh nghiện hiện nay. Để được chứng nhận sử dụng hệ thống này, các bạn có thể liên hệ với GOODVN, chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

thaoauditor

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo