Văn phòng chứng nhận Quốc gia – GOOD Việt Nam là tổ chức được bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Chúng tôi có đầy đủ năng lực để giúp khách hàng đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp chứng nhận VietGAP.
VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. Nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Dịch vụ cấp chứng nhận VietGAP tại GOOD Việt Nam
Lựa chọn Tổ chức Chứng nhận GOOD VIỆT NAM, khách hàng có thể nhận được những dịch vụ có giá trị chất lượng gắn liền với thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể:
✅GOOD VIỆT NAM là tổ chức có quyền trực tiếp cấp chứng nhận VietGap.
✅Đội ngũ Chuyên gia đánh giá viên có từ 10 năm kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với khách hàng. Không chỉ có vậy các Chuyên gia đánh giá tại GOOD VIỆT NAM có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
✅Chi phí đánh giá tại GOOD VIỆT NAM luôn hợp lý, có thể làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
✅Các chi nhánh Văn phòng Chứng nhận quốc gia GOOD VIỆT NAM đặt tại nhiều thành phố trung tâm của cả nước. Chúng tôi luôn sẵn sàng có mặt để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
VIETGAP là gì – Chứng nhận VIETGAP
Mặc dù VietGAP không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc. Nhưng đứng trước sự lẫn lộn thực phẩm trên thị trường liệu có an toàn không. Đang là vấn đề mà mọi người tiêu dùng đều lo lắng và trăn trở. Chính vì thế doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thực phẩm sẽ cần tới VietGAP như một minh chứng để thể hiện sự uy tín.
VietGAP
Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục, cá nhân sản xuất, thu hoạch và xử lý sau khi thua hoạch sản phẩm của họ. VietGAP ra dời nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Bảo vê môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Doanh nghiệp muốn có được chứng nhận VIETGAP cần chú ý 4 tiêu chí dưới đây:
- Tiêu chí về Kỹ thuật sản xuất
- Tiêu chí về An toàn thực phẩm, biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch
- Tiêu chí về Môi trường làm việc, ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân
- Tiêu chí về việc Truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định những vấn đề từ khi sản xuất cho tới khi tới bước tiêu thụ sản phẩm.
Chứng nhận VietGAP
Chứng nhận VietGAP là một trong những điều kiện bắt buộc dành cho nông sản Việt nếu muốn có mặt tại các hệ thống siêu thị Việt Nam. Chứng nhận VietGAP là minh chứng khẳng định chất lượng của các sản phẩm như:
- Vietgap trồng trọt
- Vietgap chăn nuôi
- Vietgap thủy sản
Phạm vi của tiêu chuẩn VietGAP
Đăng ký chứng nhận VietGAP đối với trang trại
- Đang trong thời kỳ thu hoạch
- Nêu rõ đối tượng trồng trọt, ví dụ: cam, trái dâu, thanh long, rau cải, rau cải chíp,…
- Diện tích (tính theo Hecta)
- Số địa điểm trồng (1 vị trí hay nhiều vị trí)
- Số hộ nông dân tham gia (đối với loại hình hợp tác xã)
Đăng ký chứng nhận VietGAP đối với cơ sở sơ chế
- Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp.
- Thời điểm sơ chế
- Số địa điểm áp dụng
Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP
-
- Giấy đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Nếu nhà sản xuất đăng ký đánh giá chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên. Doanh nghiệp cần có cả Danh sách thành viên (họ tên, địa điểm, địa chỉ, diện tích, loại sản phẩm)
- Sơ đồ hoặc bản đồ minh họa phân lô khu vực sản suất. Bản thuyết minh thiết kế, khai quát vị trí mặt bằng của khu vực sản suất. Cụ thể chỗ sản xuất, xử lý sau thu hoạc, sơ, bảo quản là vi trí nào.
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục 3)
- Nội dung quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm
- Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
- Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
Quy trình chứng nhận VietGAP tại GOOD VIỆT NAM
Giai đoạn 1: Khảo sát, điều tra
Đánh giá thực trạng khu vực sản xuất
Giai đoạn 2: Đào tạo tập huấn
Thực hiện đào tạo là bước cần thiết để có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi đã thực hiện đào tạo xong các chuyên gia tư vấn sẽ xây dựng các quy trình. Và lập biểu mẫu ghi chép, chuẩn hóa quy trình thực hiện tiêu chuẩn VietGAP.
Giai đoạn 3 : Đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp cần thực hiện giám sát, theo dõi việc thực hiện. Tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ các quy trình hay thực hiện ghi ghép biểu mẫu đầy đủ hay không. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp và hiệu quả không.
Giai đoạn 4: Đánh giá để cấp chứng nhận VietGAP
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.
Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận VietGAP.
GỌI NGAY: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN