Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng văn minh, đời sống con người cũng ngày càng thuận lợi, duy chỉ có 1 thứ đang bị tàn phá đến mức báo động – môi trường sống của chúng ta.
“Ô nhiễm môi trường” là cụm từ đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua cụm từ này, nhưng “thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, ai ai cũng chăm chỉ làm việc của mình thôi, dành vài phút để nghiền ngẫm cụm từ tưởng chừng như không mấy liên quan đến mình như “ ô nhiễm môi trường” xem ra thật khó, và để thật hiểu về nó chắc cũng chẳng được mấy người. Chính vì vậy, Tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời để hạn chế phần nào các vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường.
ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu.
Giống như tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 14001 là trong những bộ tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay ISO 14001 là tiêu chuẩn chung đầu tiên về quản lý môi trường được thừa nhận trên toàn thế giới. Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn thực tế, cốt lõi nhất trong bộ tiêu chuẩn mà các chuyên gia đang áp dụng, triển khai và chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp. ISO 14001 đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) của một tổ chức theo những yêu cầu cụ thể phù hợp cho từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau.
Nhận thức được vấn đề này, Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Thừa Thiên Huế đã lựa chọn Tổ chức chứng nhận GOOD VIỆT NAM làm đơn vị đào tạo và chứng nhận ISO 14001 vào áp dụng trong phạm vi cung cấp nước sạch của công ty.
Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế tiền thân là Nhà máy nước Huế được thành lập vào năm 1909. Quy mô ban đầu của hệ thống cấp nước do Nhà máy nước Huế quản lý bao gồm: Trạm bơm cấp I Vạn Niên nằm ở tả ngạn thượng nguồn sông Hương; bể chứa, lắng, lọc đặt ở đồi Quảng Tế. Công suất thiết kế đạt 2.500m3/ngđ; với tổng chiều dài đường ống mạng phân phối từ D50 – D400 khoảng 15km, trong đó có 1,7km ống D400, chủ yếu cung cấp nước các công sở, người Pháp và một số công chức người Việt Nam và các gia đình giàu có lúc bấy giờ. Qua quá trình hình thành và phát triển công ty đã ngày 1 lớn mạnh, Năm 2022 công ty Tập trung thực hiện “3 mục tiêu đột phá” và “5 giải pháp trọng tâm” nhằm hướng đến ứng dụng công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến; xây dựng đội ngũ nhân sự ngang tầm, làm việc năng suất, tốc độ; phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và các đơn vị cấp nước tiên tiến trên thế giới.
Qua quá trình tìm hiểu, tư vấn, đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Cả 2 bên giữa Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Thừa Thiên Huế và GOOD VIỆT NAM đã trải qua quy trình các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Để thực hiện được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận.
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường
Việc đánh giá chứng nhận trải qua 02 bước cơ bản. Đó là đánh giá, xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp tới tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Sau 1 thời gian áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp đã nhận lại được khá nhiều lợi ích.
Các lợi ích lớn có thế kể đến như:
- Chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu , quy định của pháp luật
- Đảm bảo môi trường làm việc.
- Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan.
- Bằng cách tích hợp ISO 14001 vào hệ thống kinh doanh của tổ chức có thể khuyến khích việc bảo vệ môi trường tốt hơn của các nhà cung cấp.
- Giấy tờ quan trọng trong việc đấu thấu; hoặc trong việc maketing của Doanh nghiệp…
Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác liên quan tới quản lý; lợi ích cho người lao động; lợi ích về chi phí….
Việc giảm thiểu rủi ro, tác động tiêu cực đến môi trường đang là vấn đề cấp thiết hiện nay của xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực hóa chất; công nghiệp; dệt may; phân bón; xây dựng…
– Doanh nghiệp có nhiều nguồn thải nguy hại;
– Doanh nghiệp tham gia đấu thầu; xuất nhập khẩu.
– Doanh nghiệp muốn chứng minh cam kết của mình về môi trường quan tâm đến chứng nhận ISO 14001 có thể liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin liên với chúng tôi để các chuyên gia của Good Việt nam sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của ISO 14001.