CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM
- Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
- Chứng nhận hợp chuẩn bao gồm chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, BS…) hay các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC…)
CÁC TIÊU CHUẨN VỀ CỬA
- TCVN 9366-1:2012 CỬA ĐI, CỬA SỔ – PHẦN 1: CỬA GỖ
- TCVN 9366-2:2012 CỬA ĐI, CỬA SỐ – PHẦN 2: CỬA KIM LOẠI
- TCVN 7451 : 2004 CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI BẰNG KHUNG NHỰA CỨNG U-PVC
LỢI ÍCH CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN
Những cơ hội do hoạt động đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn là:
– Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn ổn định và nâng cao khi Doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc qui chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.
– Giấy chứng nhận và dấu hiệu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Doanh nghiệp có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại của thị trường Quốc tế, tiến tới thực hiện các thỏa thuận về thừa nhận song phương và đa phương, trong khu vực hoặc đa khu vực.
Khi sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng;
- Giảm thiểu chi phí tái chế nhờ cơ chế ngăn ngừa nguy cơ sản phẩm không bảo đảm chất lượng ngay trong quy trình sản xuất.
- Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
- Về mặt thị trường:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp;
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tác động đến môi trường của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội;
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc;
- Giảm thiểu các yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; hạn chế hiện tượng tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba;
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CỬA
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
– Các bước của thủ tục chứng nhận
– Tiêu chuẩn chứng nhận
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 9001 và kiểm soát chất lượng sản phẩm
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 9001 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 4 : Lấy mẫu điển hình và tiến hành thử nghiệm
– Chuyên gia đánh giá tiến hành lấy mẫu Cửa theo phương pháp lấy mẫu quy định trong TCVN
– Tiến hành thử nghiệm Cửa theo các yêu cầu trong TCVN tương ứng.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn
– Sản phẩm của Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn nếu đạt được 02 điều kiện:
+ Toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
+ Kết quả thử nghiệm Cửa phù hợp theo quy định
Doanh nghiệp đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong việc quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hàng năm, tối thiểu 12 tháng, tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát 01 lần.
Dịch vụ chứng nhận của Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế mang lại cho bạn những gì?
Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Văn Phòng Chứng Nhận Good Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO và chứng nhận hợp chuẩn với phương thức thực hiện nhanh chóng và tiện lợi nhất. Thực hiện dịch vụ này tại Văn Phòng Chứng Nhận Good Việt Nam quý khách hàng được.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Thực hiện chính xác, nhanh, chất lượng.
- Là đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam.
- Tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn về chất lượng.
- Thực hiện chứng nhận tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
- Đội ngũ nhận viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn.
- Có phòng thử nghiệm riêng.
- Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Để thực hiện chứng nhận hợp quy cửa tại các cơ quan hành chính, các tổ chức doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và làm nhiều thủ tục giấy tờ. Đến với Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế quý khách hàng chỉ cần đưa đến chúng tôi sản phẩm cần chứng nhận hợp quy và mẫu sản phẩm, chúng tôi sẽ hoàn tất những thủ tục còn lại với khách hàng.
Đặc biệt đến Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế quý khách hàng được tư vấn nhiệt tình với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nắm rõ những quy định, luật được nhà nước ban hành. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc công nhận hợp quy và những chi phí bỏ ra cho việc thực hiện chứng nhận này.