Với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì Giấy chứng nhận hữu cơ là rất quan trọng. Vậy thực chất loại chứng nhận này quan trọng như thế nào và làm sao để được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ? Chúng ta cũng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ LÀ GÌ?
Chứng nhận hữu cơ là loại chứng nhận dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhằm xác thực và khẳng định các sản phẩm đó là hữu cơ, sạch và an toàn cho người sử dụng.
Giấy chứng nhận hữu cơ có nhiều dạng khác nhau và có những yêu cầu riêng biệt, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm và một số yếu tố khác.
CÁC TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ nông nghiệp của Việt Nam hiện tại được quy định trong các tiêu chuẩn dưới đây:
TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
Bộ tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ về nông nghiệp vừa được công bố quy định cụ thể về các lĩnh vực:
Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ; tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (CODEX, IFOAM), quy định và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
Mặt khác, để phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đã tổ chức khảo sát, khảo nghiệm tiêu chuẩn tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ và định hướng hữu cơ và có sự góp ý cho dự thảo cho các tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ này đưa ra các nguyên tắc chung về sản xuất hữu cơ tại các trang trại, từ giai đoạn sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn, marketing và đưa ra các yêu cầu đối với vật tư đầu vào như phân bón, yêu cầu về ổn định đất canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại và bệnh cây trồng, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến…
Nông nghiệp hữu cơ là các hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe sinh thái nông nghiệp, bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học.
Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp nhấn mạnh đến việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu từ bên ngoài và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện phụ thuộc vào khả năng từng vùng về các phương pháp trồng trọt, sinh học, cơ học, hạn chế việc dùng các vật liệu tổng hợp để đáp ứng bất cứ chức năng riêng biệt nào trong hệ thống.
Hệ thống sản xuất hữu cơ được thiết kế sao cho tăng cường đa dạng sinh học trong toàn hệ thống; nâng cao hoạt tính sinh học của đất; duy trì được lâu dài độ phì của đất; tái chế các chất thải có nguồn gốc từ thực vật và dộng vật nhằm trả lại các chất dinh dưỡng cho đất, do đó giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên không thể phục hồi được.
Dựa vào các tài nguyên có thể phục hồi được trong các hệ thống chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp được tổ chức tại địa phương, nông nghiệp hữu cơ khuyến khích sử dụng hợp lý đất đai, nước và không khí cũng như giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp;
Nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp chế biến cẩn trọng trong quá trình xử lý các sản phẩm nông nghiệp, để duy trì được nguyên vẹn các phẩm chất hữu cơ quan trọng của sản phẩm trong tất cả các giai đoạn;
Thiết lập phương pháp phù hợp cho mọi trang trại thông qua giai đoạn chuyển đổi thích hợp, xác định bởi các yếu tố đặc trưng như lịch sử vùng đất, loại cây trồng và vật nuôi để sản xuất.
Riêng về tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ, tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu chính là đưa ra các yêu cầu cho các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn về trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ và các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc ban hành bộ tiêu chuẩn về chứng nhận hữu cơ kịp thời, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia, bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh gian lận trong thương mại và tránh công bố sản phẩm vô căn cứ; bảo vệ các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm hữu cơ trước những cách làm ăn phi đạo đức.
Các tiêu chuẩn này đều nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu.
Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Đây là phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng là một sản phẩm an toàn để phục vụ đời sống người tiêu dùng.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN HỮU CƠ NÔNG NGHIỆP
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
– Các bước của thủ tục chứng nhận
– Tiêu chuẩn chứng nhận
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận những giấy tờ sau: Đơn đăng ký chứng nhận hữu cơ, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng TCVN 11041 và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng TCVN 11041 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 4 : Lấy mẫu điển hình và tiến hành thử nghiệm
– Chuyên gia đánh giá tiến hành lấy mẫu Cửa theo phương pháp lấy mẫu quy định trong TCVN.
– Tiến hành thử nghiệm các sản phẩm theo các yêu cầu trong TCVN 11041 .
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ
– Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ nếu đạt được 02 điều kiện:
+ Toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
+ Kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định
Giấy chứng nhận hợp chuẩn có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hàng năm, tối thiểu 12 tháng, tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát 01 lần.
DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HỮU CƠ VỀ NÔNG NGHIỆP
Theo đó, GOODVN đã xây dựng chương trình chứng nhận hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn TCVN 11041. Đây là bộ tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2017. Bộ tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn áp dụng cho nông nghiệp hữu cơ theo từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Việc đạt được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 là bằng chứng cam kết cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững. Đơn vị được chứng nhận sẽ được sử dụng dấu hữu cơ trên sản phẩm, đó chính là sự khẳng định chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Dịch vụ chứng nhận của Văn Phòng Chứng Nhận Quốc Tế mang lại cho bạn những gì?
Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, GOODVN chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ với phương thức thực hiện nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Dưới đây là những ưu điểm của dịch vụ cấp chứng nhận của GOODVN so với các đơn vị khác:
- Thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp nhất, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian.
- Thực hiện chính xác, nhanh, chất lượng.
- Là đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam.
- Tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn về chất lượng.
- Thực hiện chứng nhận tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
- Đội ngũ nhân viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn.
- Có phòng thử nghiệm riêng.
Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì?
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
LIÊN HỆ: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !
Pingback: Tìm hiểu về chứng chỉ HACCP – Diaries Blog
Pingback: các tiêu chuẩn hữu cơ - taytou