Tiêu chuẩn BRC là gì? Mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, người tiêu dùng? Được áp dụng cho những đối tượng nào? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!
Tiêu chuẩn BRC là gì?
Tiêu chuẩn BRC là gì? Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là một tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được thiết lập từ năm 1998 bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc. Tính tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công ty phân phối thuộc nhiều khu vực khác nhau áp dụng tiêu chuẩn BRC này, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Phi, Trung Đông, Nam và Bắc Mỹ.
Tiêu chuẩn BRC đã ban hành phiên bản mới nhất vào năm 2018 – Tiêu chuẩn BRC Food Issue 8 (BRC – 8).
Tiêu chuẩn BRC là gì?
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn BRC
BRC là tiêu chuẩn mang tính tự nguyện để quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đối với các hoạt động có liên quan đến bán sỉ nhập khẩu, phân phối hoặc tồn trữ ngoài sự kiểm soát của tổ chức thì tiêu chuẩn BRC này không áp dụng.
Tiêu chuẩn BRC chỉ được áp dụng cho các cơ sở, công ty, nhà máy sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung, bao gồm thủy sản, thức uống, rau củ quả,…
Những yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn BRC là gì?
Tiêu chuẩn BRC gồm 10 yêu cầu cơ bản như sau:
- Cam kết của lãnh đạo cao cấp và liên tục cải tiến:
- Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
- Kế hoạch an toàn thực phẩm – Phân tích mối nguy và kiểm soát:
- Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
- Đánh giá nội bộ:
- Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn BRC là gì?
- Hành động khắc phục và phòng ngừa:
- Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
- Truy tìm nguồn gốc:
- Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý.
- Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt:
- Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
- Dọn dẹp và vệ sinh:
- Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
- Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt – Vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng:
- Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng cho tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
- Kiểm soát hoạt động:
- Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
- Đào tạo:
- Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.
(Nguồn: http://www.vinalab.org.vn/)
Vai trò, lợi ích của chứng nhận tiêu chuẩn BRC
Lợi ích của tiêu chuẩn BRC là gì?
BRC luôn được nhắc đến là chứng nhận mang lại nhiều lợi ích cho cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Vậy cụ thể lợi ích của chứng nhận tiêu chuẩn BRC là gì?
Dưới đây là những lợi ích khi thực phẩm đạt chứng nhận BRC:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả vì giảm thiểu các sản phẩm bị thu hồi do không đạt chất lượng.
- Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lẻ trong nước và tạo cơ hội để thâm nhập vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ.
- Giúp kiểm soát tốt quy trình sản xuất, hạn chế tối đa sai sót làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
- Giảm thiểu việc đánh giá của bên thứ hai.
- Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm.
- Giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sản xuất, quản lý quy trình sản xuất cũng như hướng đến an toàn thực phẩm.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng khách hàng đã phần nào hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn BRC cũng như tầm quan trọng của chứng nhận này. Trong trường hợp còn những thắc mắc liên quan cần được tư vấn thêm về các loại chứng nhận, chứng chỉ khác, bao gồm chứng chỉ HACCP, chứng nhận hữu cơ, công bố hợp quy,… khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với GOODVN qua Hotline: 0945.001.005