Giải thích yêu cầu điều khoản ISO 22000:2018 (Phần 2: Điều khoản 6; Điều khoản 7)

 

Giải thích các yêu cầu của điều khoản tiêu chuẩn ISO 22000 (Phần 2 Điều khoản 6, Điều khoản 7)

Một trong những khó khăn trong việc triển khai hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 22000 và đạt được chứng nhận ISO 22000 của Doanh nghiệp chính là việc hiểu rõ các điều khoản tiêu chuẩn để có thể đáp ứng yêu cầu.

Việc hiểu các yêu cầu trong điều khoản và cách thức đáp ứng đương nhiên cần nhiều thời gian, tài liệu tham khảo; chứ không đơn thuần là đọc 01 bài viết.

Tuy nhiên, việc hiểu cơ bản những yêu cầu điều khoản là bước đầu tiên cần phải thực hiện.

Trong chuỗi bài viết này, GOOD VIỆT NAM sẽ giải thích một cách ngắn gọn nhất các yêu cầu điều khoản. Các bạn có thể hình dung và liên kết chúng với nhau, sau đó bắt đầu triển khai trên thực tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được cấu trúc gồm 10 điều khoản. Với điều khoản từ 1-3 là những điều khoản mở đầu. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu tại các bài viết khác. Trong khuôn khô bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu Điều khoản 4 tới Điều khoản 10. Những điều khoản đưa ra yêu cầu chính của Hệ thống quản lý thực phẩm.

 

Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng tại chuỗi các bài viết dưới đây

YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

451 yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 theo điều khoản từ 4 đến 10 như sau: 

Tổng hợp các yêu cầu của ISO 22000: 2018 

Điều khoản

Nội dung

Chu kỳ PDCA

Các yêu cầu

Số lượng

4

Bối cảnh của tổ chức

Kế hoạch

1 ÷ 12

12

5

Lãnh đạo

Lập kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động

13 ÷ 39

27

6

Lập kế hoạch

Kế hoạch

40 ÷ 67

28

7

Nguồn lực

Hành động

67 ÷ 138

72

8

Thực hiện

Hành động

139 ÷ 374

236

9

Đánh giá kết quả thực hiện

Kiểm tra

375 ÷ 420

46

10

Sự cải tiến

Hành động

419 ÷ 448

30

Tổng

451

Về cơ bản, cách tiếp cận các điều khoản của ISO 22000:2018 cũng đều theo P-D-C-A. Việc tiếp cận này khá là hữu dụng trong mọi trường hợp chúng ta muốn nghiên cứu tiêu chuẩn bất kỳ. Vì hầu hết từ 2015; các tiêu chuẩn hệ thống của tổ chức ISO đều có cấu trúc HLS ( 1O điều khoản) và đều tiếp cận theo PDCA.

Yêu cầu và giải thích các điều khoản 6 và Điều khoản 7 – ISO 22000

 

STT

Điều khoản

Yêu cầu

Giải thích

 

 

Điều khoản 6 Lập kế hoạch

Kế hoạch ( Plan)

 

 

Điều khoản 6.1 Hành động để giải quyết rủi ro

 

 

40 

6.1.1 a

Xác định rủi ro và cơ hội

Để đảm bảo rằng FSMS có thể đạt được các kết quả dự kiến, xem các điều khoản  4.1  (bối cảnh) và  4.2  (các bên quan tâm) và  4.3  (phạm vi). 

 

41

6.1.1 b

Để tăng ảnh hưởng mong muốn (tác động có lợi – cơ hội)

 

42

6.1.1 c

Nhằm giảm các tác động không mong muốn (ảnh hưởng tiêu cực – đe dọa). Các rủi ro liên quan đến sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của các cơ quan công quyền

 

43

6.1.1 d

Để xác nhận phương pháp cải tiến liên tục, xem điều khoản 10.2

 

44

6.1.2 a

Lập kế hoạch hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội

Tính đến rủi ro trong từng quy trình, công việc, bộ phận triển khai

 

45

6.1.2.b 1

Xác định cách tích hợp các quy trình quản lý vào FSMS, xem điều khoản 4.4

 

46

6.1.2 b 2

Theo dõi hiệu quả của từng hành động, xem điều khoản 9.1 và 9.2

 

47

6.1.3 a

Điều chỉnh các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội

Liên quan đến tác động tiềm tàng đối với an toàn thực phẩm cho sản phẩm

 

48

6.1.3 b

Liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ với khách hàng và các yêu cầu về an toàn thực phẩm

 

49

6.1.3 c

Liên quan đến yêu cầu của các bên quan tâm

 

 

Điều khoản 6.2 Mục tiêu ATTP và hoạch định để đạt được mục tiêu

 

 

50

6.2.1

Thiết lập các mục tiêu cho FSMS

Xác định các mục tiêu cho hệ thống an toàn thực phẩm để thực hiện và kiểm soát. Xem điều khoản 7.5

 

51

6.2.1 a

Chọn các mục tiêu cho FSMS

Làm rõ các tiêu chí để thiết lập các mục tiêu phù hợp với chính sách ATTP

 

52

6.2.1 b

Sử dụng các mục tiêu có thể đo lường được

Các mục tiêu phải thực tế, có thể triển khai được

 

53

6.2.1 c

Tính đến các yêu cầu ATTP hiện hành

Bao gồm luật định, quy định và khách hàng

 

54

6.2.1 d

Giám sát các mục tiêu

Và xác minh việc thực hiện mục tiêu thường xuyên

 

55

6.2.1 e

Truyền đạt về mục tiêu

Tất cả các bộ phận phải nắm được mục tiêu và cùng thực hiện

 

56

6.2.1 f

Cập nhật mục tiêu

Tổ chức phải thường xuyên đánh giá, cập nhật các mục tiêu; việc này có thể tích hợp trong quá trình xem xét của ban quản lý, xem điều khoản 9.3

 

57

6.2.1

Lưu giữ thông tin dạng văn bản về các mục tiêu của FSMS

Xem thêm điều khoản 7.5

 

58

6.2.2 a

Lập kế hoạch những gì sẽ được thực hiện

Để đạt được các mục tiêu ATTP

 

59

6.2.2 b

Lập kế hoạch các nguồn lực cần thiết

Để đạt được các mục tiêu ATTP

 

60

6.2.2 c

Lập kế hoạch trách nhiệm

Để đạt được các mục tiêu ATTP

 

61

6.2.2 d

Lập kế hoạch về thời hạn cần tuân thủ

Để đạt được các mục tiêu ATTP

 

62

6.2.2 e

Lập kế hoạch đánh giá kết quả như thế nào

Để đạt được các mục tiêu ATTP

 

 

Điều khoản 6.3 Hoạch định các thay đổi

 

 

63

6.3

Kế hoạch thay đổi FSMS, thực hiện và thông báo

Khi cần thiết, Doanh nghiệp phải có kế hoạch để triển khai sự thay đổi, thực hiện và thông báo sự thay đổi đó

 

64

6.3 a

Lập kế hoạch thay đổi

Có tính đến mục đích của sự thay đổi và các hậu quả tiềm ẩn, xem điều khoản 6.1

 

65

6.3 b

Có tính đến tính toàn vẹn liên tục của FSMS

 

66

6.3 c

Có tính đến các nguồn lực sẵn có, xem điều khoản 7.1

 

67

6.3 d

Có tính đến trách nhiệm và quyền hạn được phân bổ, xem điều khoản 5.3

 

 

 Điều khoản 7 Hỗ trợ

Kế hoạch (Plan)

 

 

 Điều khoản 7.1 Nguồn lực

 

 

 

 7.1.1

Yêu cầu chung

 

 

68

 7.1.1

Cung cấp các nguồn lực cần thiết

Để hỗ trợ FSMS, xem các điều khoản 7.1  và 10.3

 

69

 7.1.1 a

Tính đến các tài nguyên hiện có

Và các khả năng và hạn chế của chúng, xem điều khoản 7.1.2

 

70

 7.1.1 b

Có tính đến nhu cầu đối với các nhà cung cấp bên ngoài

Để có được các dịch vụ cần thiết không có sẵn trong nội bộ

 

 

 7.1.2

Nhân sự

 

 

71

 7.1.2

Cung cấp những người có năng lực cần thiết để vận hành và duy trì FSMS hiệu quả

Xác định rõ về việc nhân sự sẽ thực hiện các quy trình, hệ thống an toàn thực phẩm. Họ là cốt lõi để triển khai một hệ thống hiệu quả

 

72

 7.1.2

Lưu giữ hợp đồng với các chuyên gia bên ngoài dưới dạng thông tin văn bản

Bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của họ, xem điều khoản 7.5

 

 

 7.1.3

Cơ sở hạ tầng

 

 

73

 7.1.3

Cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy các quy trình

Xác định các điều kiện để có thể sản xuất được các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ phù hợp. Ví dụ: tòa nhà, thiết bị, giao thông vận tải, phần cứng máy tính, phần mềm

 

 

 7.1.4

Môi trường làm việc

 

 

74

 7.1.4

Cung cấp và duy trì môi trường làm việc cần thiết để vận hành được hệ thống

Tổ chức phải xác định và cung cấp các điều kiện làm việc phù hợp, giúp tổ chức có thể thực hiện được các hoạt động. Ví dụ: văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, nhiệt độ nhà xưởng, công thái học

 

 

 7.1.5

Các yếu tố bên ngoài của FSMS

 

 

75

7.1.5 a

Đảm bảo rằng các yếu tố được cung cấp bên ngoài của FSMS được phát triển phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000

Việc thực hiện các PRP, phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy cũng phải được thực hiện với các yếu tố bên ngoài. xem các điều khoản 8.2 , 8.5.2 và 8.5.4

 

76

 7.1.5 b

Đảm bảo rằng các yếu tố được cung cấp bên ngoài của FSMS có thể áp dụng cho các địa điểm của tổ chức

Bao gồm các quy trình và sản phẩm

 

77

7.1.5 c

Ban an toàn thực phẩm cần đảm bảo các yếu tố được cung cấp bởi bên ngoài thích hợp với các quy trình trong nội bộ tổ chức

 

78

7.1.5 d

Đảm bảo rằng các yếu tố được cung cấp bên ngoài của FSMS được thực hiện, duy trì và cập nhật phù hợp với các yêu cầu của ISO 22000

Xem thêm các điều khoản 8.1 đến 8.9

 

79

7.1.5 e

Đảm bảo rằng các yếu tố được cung cấp bên ngoài của FSMS được lưu giữ dưới dạng thông tin dạng văn bản

Xem thêm điều khoản 7.5

 

 

 7.1.6

Các nhà cung cấp bên ngoài

 

 

80

7.1.6 a

Thiết lập và áp dụng các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp bên ngoài và giám sát hoạt động của họ

Tổ chức cần xây dựng các tiêu chí, yêu cầu, thủ tục nhằm kiểm soát các quá trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. 

 

81

7.1.6 b

Thông báo các yêu cầu với các nhà cung cấp bên ngoài

Xem thêm điều khoản 7.4

 

82

7.1.6 c

Đảm bảo rằng những gì được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên ngoài không ảnh hưởng xấu đến tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của FSMS

Các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đều được kiểm soát. Có thể bằng quy trình, bằng nhân sự…

 

83

7.1.6 d

Lưu giữ thông tin dạng văn bản về việc đánh giá các nhà cung cấp bên ngoài

Tổ chức cần thực hiện đánh giá và theo dõi các NCC bên ngoài và lưu giữ bằng chứng về nó. Xem thêm điều khoản  7.5

 

 

 Điều khoản 7.2 Năng lực

 

 

84

7.2 a

Xác định năng lực cần thiết

Xác định tất cả những người ảnh hưởng đến việc thực hiện FSMS

 

85

7.2 b

Đảm bảo những người chịu trách nhiệm về hoạt động của kế hoạch kiểm soát mối nguy có đủ năng lực

 Xác định năng lực của các vị trí và đảm bảo người thực hiện phù hợp trên cơ sở đào tạo hoặc kinh nghiệp thích hợp

 

87

7.2 c

Đảm bảo rằng đội an toàn thực phẩm có năng lực đa lĩnh vực

Phải có kiến thức liên quan đến việc phát triển và áp dụng FSMS như các quá trình, sản phẩm, thiết bị và các mối nguy

 

86

7.2 d

Có được năng lực cần thiết

Doanh nghiệp phải có biện pháp hoặc hành động cần thiết để đảm bảo nhân sự có đủ năng lực. Cần xây dựng biện pháp đánh giá hiệu quả của các hành động đã thực hiện

 

88

7.2 e

Lưu giữ thông tin dạng văn bản về năng lực

Xem thêm điều khoản  7.5

 

 

 Điều khoản 7.3 Nhận thức

 

 

89

7.3 a

Làm cho tất cả những người có liên quan biết về chính sách ATTP

Bao gồm những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức. Xem thêm điều khoản  5.2

 

90

7.3 b

Làm cho tất cả những người có liên quan nhận thức được các mục tiêu ATTP

Xem thêm điều khoản 6.2

 

91

7.3 c

Làm cho tất cả những người có liên quan biết về sự đóng góp của họ

Và về những tác động có lợi của việc cải thiện hiệu suất của FSMS

 

92

7.3 d

Làm cho tất cả những người có liên quan nhận thức được các tác động tiêu cực

Nếu không tuân thủ các yêu cầu FSMS, xem các điều khoản 8.9 và 10.1

 

 

 Điều khoản 7.4 Trao đổi thông tin

 

 

 

 7.4.1

Yêu cầu chung

 

 

93

7.4.1 a

Xác định thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài cần thiết liên quan đến FSMS

Đối tượng để giao tiếp.

 

94

 7.4.1 b

Xác định thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài cần thiết liên quan đến FSMS

Giao tiếp khi nào

 

95

 7.4.1 c 

Xác định thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài cần thiết liên quan đến FSMS

Giao tiếp với ai

 

96

 7.4.1 d

Xác định thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài cần thiết liên quan đến FSMS

Làm thế nào để giao tiếp

 

97

 7.4.1 e

Xác định thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài cần thiết liên quan đến FSMS

Ai sẽ giao tiếp

 

98

 7.4.1

Đảm bảo rằng yêu cầu về giao tiếp hiệu quả được hiểu

Bởi tất cả những người có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm

 

 

 7.4.2

Trao đổi thông tin bên ngoài

 

 

99

7.4.2

Truyền đạt thông tin đầy đủ ra bên ngoài

Tổ chức phải xây dựng tất cả các cách truyền đạt thông tin với các bên. Cách truyền đạt này phải có sẵn (sẵn sàng)

 

100

7.4.2 a

Giao tiếp hiệu quả với các nhà cung cấp bên ngoài

Xem thêm điều khoản 7.1.6

 

101

7.4.2 b 1

Giao tiếp hiệu quả với khách hàng và người tiêu dùng

Các tiếp nhận và trao đổi thông tin về sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm

 

102

7.4.2 b 2

Về các mối nguy thực phẩm cần có sự kiểm soát của các công ty khác trong chuỗi thực phẩm

 

103

7.4.2 b 3

Về các thỏa thuận hợp đồng, yêu cầu, đơn đặt hàng và sửa đổi

 

104

7.4.2 b 4

Về phản hồi và khiếu nại của khách hàng

 

105

7.4.2 c

Giao tiếp hiệu quả với các cơ quan có thẩm quyền theo luật định

Các trao đổi về các vấn đề liên quan tới luật định, chế định… Ví dụ: Thông báo thu hồi…

 

106

7.4.2 d

Giao tiếp hiệu quả với các tổ chức khác

Về FSMS

 

107

7.4.2

Chỉ định những người có trách nhiệm và quyền hạn về giao tiếp bên ngoài

Đối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến an toàn thực phẩm

 

108

7.4.2

Bao gồm thông tin thu được làm đầu vào để quản lý xem xét và cập nhật FSMS

Xem thêm các điều khoản 9.3 , 4.4 và 10.3

 

109

7.4.2

Lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về giao tiếp bên ngoài

Xem thêm điều khoản 7.5

 

 

 7.4.3

Trao đổi thông tin nội bộ

 

 

110

7.4.3

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm

Cách thức trao đổi thông tin trong nội bộ tổ chức liên quan tới ATTP

 

111

7.4.3 a

Đảm bảo rằng Ban An toàn thực phẩm được thông báo về những thay đổi

Về sản phẩm

 

112

7.4.3 b

Về nguyên liệu, thành phần và dịch vụ

 

113

7.4.3 c

Về thiết bị và hệ thống

 

114

7.4.3 d

Về mặt bằng, vị trí đặt thiết bị và môi trường

 

115

7.4.3 e

liên quan đến làm sạch và vệ sinh

 

116

7.4.3 f

Về đóng gói, bảo quản và phân phối

 

117

7.4.3 g

Về thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn

 

118

7.4.3 h

Về các yêu cầu luật định và quy định

 

119

7.4.3 i

Về các mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát

 

120

7.4.3 j

Về yêu cầu của khách hàng

 

121

7.4.3 k

Về yêu cầu thông tin từ các bên quan tâm

 

122

7.4.3 l

Liên quan đến các khiếu nại và cảnh báo về các mối nguy an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cuối cùng

 

123

7.4.3 m

Về các điều kiện khác có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm

 

124

7.4.3

Các thông tin này phải được cập nhật vào FSMS 

Xem thêm các điều khoản 4.4 và 10.3

 

125

7.4.3

Đưa thông tin này là đầu vào của Xem xét lãnh đạo

Xem điều khoản 9.3

 

 

 Điều khoản 7.5 Thông tin dạng văn bản

 

 

 

 7.5.1

Yêu cầu chung

 

 

126

 7.5.1 a

Bao gồm thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000

Thông tin dạng văn bản để duy trì (các thủ tục dạng văn bản):
Phạm vi (điều khoản 
4.3 )

  • Chính sách ATTP (điều khoản  5.2.2 )
  • Tình huống khẩn cấp (điều khoản 8.4.1 )
  • Phân tích mối nguy (điều khoản 8.5.1.1 )
  • Nguyên liệu, thành phần và vật liệu (điều khoản 8.5.1.2 )
  • Sản phẩm cuối cùng (điều khoản  8.5.1.3 )
  • Mục đích sử dụng (điều khoản  8.5.1.4 )
  • Sơ đồ dòng chảy (điều khoản. 8.5.1.5.1 )
  • Mô tả các quá trình (điều khoản  8.5.1.5.3 )
  • Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được (điều khoản  8.5.2.2.3 )
  • Đánh giá mối nguy (điều khoản 8.5.2.3 )
  • Ra quyết định (điều khoản 8.5.2.4.2)
  • Yêu cầu bên ngoài (điều khoản  8.5.2.4.2 )
  • Các biện pháp kiểm soát (điều khoản  8.5.3 )
  • Kế hoạch kiểm soát mối nguy (các điều khoản 8.5.4.1 và 8.5.4.5)
  • Các giới hạn tới hạn và tiêu chí hành động (điều khoản 8.5.4.2 )
  • Đánh giá giám sát và đo lường (điều khoản 8.7 )
  • Phần mềm giám sát và đo lường (điều khoản 8.7 )
  • Khắc phục và phòng ngừa (điều khoản  8.9.2.3 )
  • Các hành động khắc phục (điều khoản 8.9.3 )
  • Thu hồi sản phẩm (điều khoản  8.9.5 )

Thông tin dạng tài liệu cần lưu giữ (hồ sơ)

  • Các vấn đề bên ngoài và bên trong (điều khoản  4.1 )
  • Các bên quan tâm (điều khoản 4.2 )
  • Các mục tiêu của FSMS (điều khoản  6.2.1 )
  • Hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài (điều khoản 7.1.2 )
  • Các yếu tố được phát triển bên ngoài của FSMS (điều khoản  7.1.5 )
  • Các nhà cung cấp bên ngoài (điều khoản  7.1.6 )
  • Năng lực của nhân viên (điều khoản  7.2 )
  • Giao tiếp (điều khoản  7.4.2 )
  • Thông tin có nguồn gốc bên ngoài (điều khoản  7.5.3 )
  • Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động (điều khoản  8.1 )
  • PRP (điều khoản  8.2 )
  • Truy xuất nguồn gốc (điều khoản  8.3 )
  • Tình huống khẩn cấp (điều khoản  8.4.2 )
  • Sơ đồ dòng chảy (điều khoản 8.5.1.5.1 )
  • Xác định mối nguy (điều khoản  8.5.2.2 )
  • Hệ thống giám sát (điều khoản 8.5.4.3 )
  • Hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị (điều khoản 8.7 )
  • Thẩm tra và xác minh (điều khoản  8.8.1 )
  • Hồ sơ về sự khắc phục (các điều khoản  8.9.2 và 8.9.2.4 )
  • Đánh giá về kết quả sự khắc phục (điều khoản  8.9.2.3 )
  • Các hành động khắc phục (điều khoản  8.9.3 )
  • Các sản phẩm có khả năng không an toàn (điều khoản  8.9.4.1 )
  • Đánh giá để thông qua (điều khoản  8.9.4.2 )
  • Xử lý các sản phẩm không phù hợp (điều khoản  8.9.4.3 )
  • Thu hồi, triệu hồi (điều khoản  8.9.5 )
  • Giám sát và đo lường (điều khoản  9.1 )
  • Phân tích và đánh giá việc thực hiện FSMS (điều khoản  9.1.2 )
  • Chương trình đánh giá và kết quả đánh giá (điều khoản  9.2 )
  • Đầu ra xem xét của xem xét lãnh đạo (điều khoản 9.3.3 )
  • Sự không phù hợp (điều khoản  10.1.2 )
  • Cập nhật cho FSMS (điều khoản  10.3 )

 

127 

7.5.1 b

Bao gồm thông tin dạng văn bản được coi là cần thiết đối với tính hiệu quả của FSMS

Tổ chức tự xem xét về việc những hoạt động, thông tin nào là cần thiết phải lưu giữ bằng văn bản để phục vụ tốt hơn cho việc quản lý hệ thống.

 

128 

7.5.1 c

Bao gồm thông tin dạng văn bản và các yêu cầu về an toàn thực phẩm

Yêu cầu bởi các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý và khách hàng

 

 

 7.5.2

Tạo lập và cập nhật

 

 

129

7.5.2 a

Xác định và mô tả thông tin dạng văn bản một cách thích hợp

Chẳng hạn như tiêu đề, người soạn thảo, ngày tháng, mã hóa

 

130

7.5.2 b

Đảm bảo rằng định dạng và phương tiện của thông tin dạng văn bản là phù hợp

Phiên bản ngôn ngữ, phần mềm và điện tử. Ví dụ về phương tiện: giấy, điện tử

 

131

7.5.2 c

Xem xét và phê duyệt thông tin dạng văn bản một cách thích hợp

Ai viết, ai soạn thảo, ai phê duyệt ?

 

 

 7.5.3

Kiểm soát thông tin dạng văn bản 

 

 

132

7.5.3.1 a 

Kiểm soát tính khả dụng của thông tin dạng văn bản

Ở đâu và khi nào nó cần thiết ở dạng thích hợp để sử dụng

 

133

7.5.3.1 b

Kiểm soát việc bảo vệ đầy đủ thông tin dạng văn bản

Chẳng hạn như mất tính bảo mật, sử dụng không đúng cách hoặc mất tính toàn vẹn

 

134

7.5.3.2 a

Kiểm soát việc phân phối, truy cập và sử dụng thông tin dạng văn bản

Ai chịu trách nhiệm, phương pháp sử dụng, các quy tắc cần tôn trọng

 

135

7.5.3.2 b

Kiểm soát việc phân phối, truy cập, truy xuất và sử dụng thông tin dạng văn bản

Bao gồm bảo quản, bảo vệ và khả năng truy cập được

 

136

7.5.3.2 c

Kiểm soát các thay đổi của thông tin dạng văn bản

Sử dụng các phiên bản cập nhật, hạn chế truy cập các phiên bản lỗi thời

 

137

7.5.3.2 d

Kiểm soát việc lưu giữ và xử lý thông tin dạng văn bản

Lưu giữ và hủy bỏ

 

138

7.5.3.2

Xác định và kiểm soát thông tin dạng văn bản có nguồn gốc bên ngoài

Mã hóa, truy cập, và phải có cách thức kiểm soát sử dụng

 

139

7.5.3.2

Bảo vệ thông tin dạng văn bản được lưu giữ làm bằng chứng về sự phù hợp

Ai có quyền đọc, ai có quyền sửa đổi hoặc loại bỏ các tài liệu

 

Các bạn tham khảo tiếp tại chuỗi bài viết của GOOD VIỆT NAM:

  • Giải thích điều khoản 4, điều khoản 5 – Tiêu chuẩn ISO 22000 (tại đây)
  • Giải thích điều khoản 8 – Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (tại đây)
  • Giải thích điều khoản 9, điều khoản 10 – Tiêu chuẩn ISO 22000 (tại dây)
Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo