OHSAS 18000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về An toàn Sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo OHSAS 18001:2007 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về An toàn Sức khỏe nghề nghiệp và có khả năng cung cấp một môi trường làm việc an toàn, tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu liên quan khác, đến người lao động trong doanh nghiệp và nhân viên của nhà thầu.
Lịch sử hình thành của OHSAS 18000
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.
Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Những thay đổi chính của OHSAS 18001:2007
Những thay đổi của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 19001:1999
– Tầm quan trọng của “sức khoẻ” được nhấn mạnh hơn
– Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định
– Tương thích với ISO 14001:2004
– Thuật ngữ “ Rủi ro có thể chịu đựng” được thay bằng rủi ro có thể chấp nhận
– Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản, tổn hại môi trường làm việc
– 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung
– Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp
– Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn 4.4.3.2
– Yêu cầu mới về điều tra sự cố 4.5.3.1
Mô hình hệ thống OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:
– Thiết lập chính sách an toàn
– Lập kế hoạch
– Thực hiện và điều hành
– Kiểm tra và hành động khắc phục
– Xem xét của lãnh đạo
Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007
– Hoạch định về việc nhận dạng , đánh giá và kiểm soát hiểm nguy
– Các yêu cầu của luật pháp
– Mục tiêu
– Chương trình quản lý AT-SK nghè nghiệp
– Áp dụng và điều hành
– Cấu trúc và trách nhiệm
– Đào tạo, nhận thức và năng lực
– Tư vấn và thông tin
– Tài liệu
– Kiểm soát tài liệu
– Chuẩn bị sãn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
– Khắc phục và phòng ngừa
– Đo lường và giám sát việc thực hiện
– Tai nạn, sự cố , sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
– Hồ sơ và quản lý hồ sơ
– Đánh giá
– Xem xét của lãnh đạo
Các yêu cầu luật định & các yêu cầu khác
Yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18000 , đặc trưng họat động của Tổ chức – Doanh nghiệp và yêu cầu luật định, các yêu cầu khác về an tòan của quốc gia sẽ tạo nên mô hình hệ thống quản lý an tòan & sức khỏe nghề nghiệp đặc trưng cho từng Tổ chức – Doanh nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến luật định và các yêu cầu khác, tiêu chuẩn OHSAS 18000 hướng dẫn Tổ chức – Doanh nghiệp phải :
– Tổ chức sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để xác định, tiếp cận các yêu cầu của luật định và các yêu cầu khác có liên quan đến an tòan & sức khỏe nghề nghiệp mà tổ chức phải tuân thủ
– Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ sẽ được thiết lập, thực hiện duy trì trong hệ thống quản lý OH&S
– Tổ chức phải cập nhật các thông tin về luật định và các yêu cầu khác.
– Tổ chức phải thông tin liên lạc những thông tin luật định và yêu cầu khác cho những người làm việc dưới sự kiểm sóat của Tổ chức và các bên liên quan khác.
Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro (Risk Assessment)
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục để nhận biết các mối nguy, đánh giá các rủi ro và xác định các biện pháp kiểm sóat cần thiết . Các thủ tục nhận biết & đánh giá rủi ro phải xem xét đến:
- a) Các họat động thường xuyên và không thường xuyên
- b) Các họat động của những người có khả năng tiếp cận đến nơi làm việc (bao gồm cả các nhà thầu phụ và khách tham quan)
- c) Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác
- d) Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngòai nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe & an tòan của những người chịu ảnh hưởng kiểm sóat của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc
- e) Các mối nguy do họat động dưới sự kiểm sóat của tổ chức tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc
- f) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp.
- g) Các thay đồi hay đề xuất thay đồi trong tổ chức, đối với các họat động, hay vật tư.
- h) Các điều chỉnh đối với hệ thống OH&S bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các họat động.
- i) Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy móc/ thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.
Các phương pháp để xác định mối nguy và đánh giá rủi ro của tổ chức phải:
- a) Được xác định phù hợp với phạm vi, bản chất và ấn định thời điểm để đảm bảo chủ động ngăn ngừa hơn là phản ứng- đối phó
- b) Giúp nhận diện, phân lọai các rủi ro và lập thành văn bản các rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm sóat phù hợp
Để quản lý các thay đồi tổ chức phải nhận diện được các mối nguy về OH&S và các rủi ro có liên quan đến các thay đổi trong tổ chức, hệ thống quản lý OH&S, hay các họat động, trước khi thực hiện thay đồi đó.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các kết quả đánh giá này được xem xét khi xác định biện pháp kiểm sóat đối với các rủi ro.
Khi nhận diện các rủi ro hay khi xem xét thay đổi đối với các biện pháp kiểm sóat hiện hữu, việc xem xét phải hướng đến các hiện pháp giàm thiểu rủi ro theo các cấp độ sau:
- a) Lọai bỏ
- b) Thay thế
- c) Các biện pháp kiểm sóat kỹ thuật
- d) Các tín hiệu/ biển cảnh báo và/ hay các biện pháp kiểm sóat hành chính
- e) Các thiết bị bảo vệ cá nhân
Tổ chức phài lập văn bản và cập nhật các kết quả của việc nhận diện các mối nguy, đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm sóat đã được xác định. Tổ chức phải đảm bảo rằng các rủi ro về OH&S và các biện pháp kiểm sóat đã xác định được xem khi thiết lập thực hiện và duy trì hệ thống.
Để đánh giá rủi ro (Risk Assessment) cho mọi họat động trong tổ chức, thông thường hệ số rủi ro được lượng hóa qua công thức (Hệ số rủi ro = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà tổ chức sẽ chọn mức điểm của hệ số này để xác định mức độ rủi ro liên quan đến OH&S
Tài liệu tham khảo áp dụng OHSAS 18001:2007
[1] ISO 9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng [2] ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu [3] ISO 14001:2004, Hệ thồng quản lý môi trường – các yêu cầu [4] ISO 19011:2002, Hướng dẫn đánh giá[5] OHSAS 18002: 2007, Hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001
[6] Các văn bản luật pháp về an toàn tại Việt Nam
21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tạI Việt Nam21 bệnh nghề nghiệp, biểu hiện của bệnh và biện pháp phòng chống:
- Bệnh bụi phổi silíc
- Bệnh bụi phổi – amiăng
- Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh viêm phế quản mạn tính
- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân
- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì và các hợp chất của chì
- Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen – CH3C6H2(NO)3)
- Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ
- Bệnh nhiễm độc nicotin
- Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu
- Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp
- Bệnh điếc do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm)
- Bệnh sạm da
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh sốt do leptospira nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
Xem thêm dịch vụ liên quan:
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM
Trụ sở: Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0945.001.005 – 024.2231.5555
E-mail: chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com
Website: chungnhanquocgia.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI |
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG |
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH |
Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội |
Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng |
Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM |
- Tiêu chuẩn SEDEX-SMETA | Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội - 16/01/2025
- Tìm hiểu về Tiêu chuẩn REACH (mới nhất) - 13/01/2025
- Các yêu cầu của Bộ Quy tắc ứng xử BSCI - 30/12/2024