Về tập đoàn Walmart
Chiến lược của tập đoàn Walmart chính là:”Giúp cuộc sống của các gia đình bận rộn trở nên dễ dàng hơn – Cam kết dẫn đầu về giá, tăng cường sự tiện lợi để tiết kiệm thời gian cho khách hàng.”
Lịch sử ra đời
Walmart hiện là tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới được thành lập vào năm 1962, trụ sở đặt tại thành phố Bentonville, bang Arkansas, Hoa Kỳ. Chiến lược phát triển của Walmart đặt trọng tâm vào việc thống trị thị trường bán lẻ nội địa của Hoa Kỳ và không ngừng tìm cách mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài. Hiện Walmart sở hữu tổng cộng 10.500 cửa hàng, mang 46 thương hiệu khác nhau tại 24 quốc gia, phục vụ khoảng hơn 230 triệu khách hàng mỗi tuần.
Chuỗi giá trị toàn cầu của Walmart
Walmart tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả việc mua hàng từ nhà cung cấp nội địa Hoa Kỳ và trên khắp thế giới.” Do quy mô lớn và mạng lưới phân phối rộng, Walmart giúp các nhà cung cấp cơ hội bán một khối lượng đáng kể sản phẩm một cách hiệu quả, từ đó cho phép cung cấp mức giá thấp tới tay khách hàng. Các nhà cung cấp của Walmart phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn, bao gồm tuân thủ luật lao động địa phương, luật an toàn lao động địa phương và các luật hiện hành khác
Walmart đối với thị trường Việt Nam
Từ năm 2013 Walmart đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm các nhà cung ứng, xây dựng và tổ chức các hoạt động sản xuất các sản phẩm dịch vụ cung cấp vào hệ thống của Walmart trong tương lai. Đến nay, Walmart Việt Nam có khoảng hơn 300 nhân viên chịu trách nhiệm tìm kiếm các nguồn hàng, phát triển hệ thống các nhà cung ứng.\
Doanh thu nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để bán trên toàn hệ thống của Walmart năm 2022 đạt khoảng trên 2 tỷ USD. Trong những năm tới đây, Walmart đặt mục tiêu thu mua từ Việt Nam càng nhiều càng tốt. Từ Việt Nam, hàng hóa được xuất khẩu và đưa vào các trung tâm phân phối, hệ thống siêu thị của Walmart trên toàn thế giới, với thị trường chủ đạo bao gồm các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực Bắc Mỹ…
Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận tiêu chuẩn FCCA của Walmart?
Walmart coi các doanh nghiệp tại Việt Nam là một trong những đối tác tiềm năng của họ. Chính vì vậy lựa chọn làm một trong những đối tác của Walmart sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường của các Quốc gia lớn.
Muốn trở thành đối tác nhà cung ứng của Walmart doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như: BSCI, SMETA, WARP, ICTI….(Liên hệ GOOD Việt Nam để được giải đáp hỗ trợ về các tiêu chuẩn quốc tế) hoặc tham khảo các bài viết:
Trong đó chứng nhận tiêu chuẩn FCCA của Walmart là một trong những bước bắt buộc phải có nếu Doanh nghiệp muốn trở thành đối tác của Walmart. Tiêu chuẩn FCCA của Walmart không chỉ là một chứng nhận bắt buộc khi tham gia Walmart. Doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn còn giúp nhà máy nâng cao và cung cấp một hệ thống thực tế về chất lượng và giảm vấn đề về chất lượng,
Tiêu chuẩn FCCA của Walmart là gì?
FCCA là viết tắt của Factory Capability & Capacity Assessment, có nghĩa là Factory Output and Capacity Assessment (Đánh giá sản lượng và năng lực của nhà máy). Về cơ bản, đây là Bộ quy tắc ứng xử của Wal-Mart. Mục đích của chương trình là kiểm tra xem Factory Output & Production Capacity có đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và năng lực sản xuất của Wal-Mart hay không. Chương trình này không tập trung vào việc kiểm tra một Danh mục sản phẩm riêng lẻ mà đánh giá cụ thể tất cả các Nhà cung cấp và Cơ sở sản xuất của họ để xác nhận rằng họ tuân thủ các Tiêu chuẩn của Wal-Mart.Tiêu chuẩn này được WALMART sử dụng đặc biệt trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, bao gồm các cơ sở đóng gói và thầu phụ, phải tuân thủ tiêu chuẩn.
Bằng cách triển khai tiêu chuẩn FCCA,doanh nghiệp có thể cải thiện và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, rủi ro và điều kiện an toàn chất lượng để đảm bảo sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng và các bên liên quan khác
Tiêu chuẩn FCCA của Walmart yêu cầu những gì?
- Kiểm soát tiếp nhận nguyên vật liệu
- Hiệu chuẩn thiết bị và bảo trì
- Cơ sở và Môi trường của Nhà máy
- Hệ thống quản lý chất lượng
- Kiểm soát Quy trình và Sản xuất
- Kiểm tra phòng thí nghiệm nội bộ
- Kiểm tra thành phẩm cuối cùng
- Nhà cung cấp & Nhà thầu phụ
- Nguồn nhân lực và Đào tạo
Những lĩnh vực nào phù hợp để chứng nhận tiêu chuẩn FCCA của Walmart
- Sản phẩm dệt dân dụng
- Đồ trang sức & phụ kiện cao cấp
- Sản phẩm điện & điện tử
- Sản phẩm không dùng điện
- Đồ chơi
- Mỹ phẩm
- Trang phục
- Giày dép
- Chứng nhận FCCA của nhà máy đã hết hạn
- Kích hoạt lại nhà máy không hoạt động
- Xây dựng nhà máy mới
- Nhập khẩu trực tiếp trong nước
- Nhà máy trước đây chưa sản xuất bất kỳ sản phẩm nào cho Walmart
- Thay đổi hồ sơ nhà nhập khẩu
- Thay đổi trạng thái của nhà máy
Lợi ích khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn FCCA của Walmart
- Sản xuất các sản phẩm của Walmart đáp ứng các yêu cầu về năng lực, khả năng và chất lượng của nhà máy.
- Cải thiện tính minh bạch và lòng tin giữa người mua và nhà cung cấp.
- Cải thiện quy trình và biện pháp kiểm soát để quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm.
- Hỗ trợ khách hàng phát triển mối quan hệ kinh doanh với Walmart và các nhà bán lẻ lớn khác.
- Quản lý rủi ro tốt hơn.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoàn chỉnh.
- Nhận cơ hội kinh doanh mới từ các nhà bán lẻ quốc tế.
- Có ích trong việc duy trì lòng tin của khách hàng hiện tại.
- Hữu ích để thu hút khách hàng mới.
- Cải thiện hiệu suất chất lượng.
- Cải thiện hiệu suất hệ thống quản lý chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu.
Làm thế nào để doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn FCCA của Walmart
Đánh giá tiêu chuẩn FCCA của Walamrt là bắt buộc trước khi cam kết đặt hàng đối với các nhà máy mới của tất cả các phân loại Nhà cung cấp & Thị trường bán lẻ. Tất cả hoạt động đánh giá FCCA sẽ được thực hiện bởi các Tổ chức chứng nhận do Walmart chỉ định
Bước 1: Đăng ký đánh giá FCCA
Nhà máy báo cáo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức đánh giá được WALMART chỉ định để đăng ký đánh giá FCCA.
Bước 2: Chuẩn bị đánh giá
Nhà máy ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá với Tổ chức đánh giá FCCA và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá chính thức
Tổ chức đánh giá FCCA tiến hành đánh giá thực tế tại Nhà máy, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn nhân sự và xem xét hiện trường, cơ sở vật chất của Nhà máy.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình FCCA
Tổ chức đánh giá thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc áp dụng các các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của Nhà máy. Trong đó xem xét các yếu tố như công nghệ, vật liệu, khối lượng sản xuất, hồ sơ nhân sự, quy trình kiểm soát chất lượng và những yếu tố khác để xác định khả năng của Nhà máy theo yêu cầu của tiêu chuẩn FCCA.
Bước 5: Hành động khắc phục
Nhà máy phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức đánh giá FCCA để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).
Bước 6: Thẩm định báo cáo đánh giá
WALMART sẽ xét duyệt báo cáo đánh giá FCCA của Tổ chức đánh giá xem có tất cả thông tin cần thiết hay chưa. Nếu thông tin của báo cáo chưa đầy đủ thì Tổ chức WALMART sẽ yêu cầu thông tin bổ sung từ Tổ chức thực hiện đánh giá hoặc Nhà máy được đánh giá.
Bước 7: Cấp báo cáo FCCA
Đánh giá năng lực của Nhà máy không cấp chứng chỉ FCCA, đầu ra của Đánh giá FCCA là Báo cáo FCCA (FCCA Report). Báo cáo FCCA phản ánh năng lực của Nhà máy theo yêu cầu của WALMART.
Bước 8: Tái đánh giá
Nhà máy thực hiện Tái đánh giá FCCA sau khi Báo cáo FCCA hết hiệu lực (thông thường là sau 01 năm được cấp báo cáo), quy trình tái đánh giá năng lực Nhà máy tương tự như các bước trên.
Doanh nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ đánh giá tiêu chuẩn FCCA của Walmart hoặc gia nhập chuỗi cung ứng của Walmart vui lòng liên hệ trực tiếp với GOOD Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM
Trụ sở: Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0945.001.005 – 024.2231.5555
E-mail: chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com
Website: chungnhanquocgia.com
VĂN PHÒNG HÀ NỘI |
VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG |
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH |
Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội |
Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng |
Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM |