Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng

Xây dựng củng cố hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng vô cùng quan trọng cho sức khỏe và thương mại quốc tế. Trong đó hoạt động Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đem lại sự an tâm và tin tưởng tới người sử dụng khi tiếp cận nguồn thực phẩm đó. Vậy cụ thể Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì và làm thế nào để Truy xuất nguồn gốc thực phẩm? GOOD Việt Nam sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích tại nội dung dưới đây:

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì?

Theo như tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO): Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là hoạt động mà người tiêu dùng hoặc đơn vị sản xuất, xuất nhập khẩu có thể theo dõi thực phẩm qua các giai đoạn: Sản xuất, chế biến, vận chuyển và phân phối.

truy xuat-nguon-goc-thuc-pham
Sản phẩm Xoài được gắn mã QR giúp khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Ví dụ Một quả xoài trong siêu thị có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ:

  • Xoài thuộc nông trại nào -> trồng ngày nào -> bón phân loại gì
  • Xoài được thu hoạch ra sao -> được đóng gói tại đâu
  • Xoài được được vận chuyển qua đơn vị nào -> phân phối vào những siêu thị nào

Khi nào cần phải truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Những trường hợp phổ biến:

  1. Khi xảy ra sự cố an toàn thực phẩm

→ Giúp xác định nhanh lô hàng lỗi, thu hồi chính xác, giảm thiểu thiệt hại.

  1. Khi xuất khẩu

→ Các thị trường như EU, Mỹ, Nhật, Hàn… bắt buộc có hệ thống truy xuất rõ ràng (traceability).

  1. Khi bán vào hệ thống siêu thị lớn

→ Các chuỗi bán lẻ như VinMart, AEON, BigC yêu cầu nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ thương hiệu.

  1. Khi cần xây dựng niềm tin với người tiêu dùng

→ Đặc biệt trong ngành nông sản sạch, hữu cơ, hoặc sản phẩm OCOP.

Các quy định về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống pháp lý về truy xuất nguồn gốc đang ngày càng hoàn thiện. Một số văn bản chính bao gồm:

  • Luật An toàn thực phẩm (2010): Khoản 1, Điều 54: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc. Cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu truy xuất khi có rủi ro về sức khỏe cộng đồng.
  • Quyết định 100/QĐ-TTg (2018): Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Mục tiêu xây dựng hệ thống truy xuất thống nhất toàn quốc.
  • Thông tư 25/2019/TT-BKHCN: Hướng dẫn kỹ thuật về mã truy xuất nguồn gốc, tem QR, hệ thống lưu trữ dữ liệu. Quy định rõ doanh nghiệp cần lưu thông tin ở dạng điện tử, dễ kiểm tra và xác thực.
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2020: Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm – Các nguyên tắc và yêu cầu chung.

Tại sao truy xuất lại quan trọng với người tiêu dùng?

  • Biết rõ mình sử dụng sản phẩm thực phẩm gì

  • Tránh thực phẩm bẩn, trôi nổi

  • Tăng độ tin cậy cho thương hiệu

  • Giúp người tiêu dùng dễ dàng “bỏ phiếu bằng ví tiền” cho sản phẩm minh bạch

Vì sao nhà sản xuất & xuất khẩu cần truy xuất nguồn gốc?

  1. Chứng minh tính an toàn, hợp pháp, và minh bạch của sản phẩm

  2. Là điều kiện tiên quyết để thâm nhập thị trường quốc tế

  3. Bắt buộc trong các hệ thống kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu

  4. Khi có sự cố, có thể nhanh chóng thu hồi đúng lô, không ảnh hưởng toàn bộ sản phẩm

Các tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc

Dưới đây là các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế chính thức yêu cầu doanh nghiệp phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ:

 

Làm thế nào để khách hiện truy xuất được nguồn gốc thực phẩm

Để khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm, doanh nghiệp cần triển khai hệ thống truy xuất minh bạch và dễ tiếp cận.

Gắn mã QR hoặc mã vạch trên bao bì sản phẩm

Khách hàng chỉ cần:

  • Dùng điện thoại quét mã QR
  • Hoặc nhập mã lô vào website/trang truy xuất

Khi quét mã, hệ thống có thể hiển thị:

  • Tên nhà sản xuất, địa điểm, ngày sản xuất
  • Nguyên liệu đầu vào: nông trại, vùng nuôi, nhà cung cấp
  • Quy trình chế biến, đóng gói
  • Chứng nhận chất lượng (VietGAP, BRC, Organic, v.v.)
  • Hạn sử dụng, mã lô sản xuất
  • Hành trình vận chuyển (nếu có)

=> Tại GOOD Việt Nam chúng tôi có dịch vụ đánh giá chứng nhận VietGApBRC

Truy xuất qua ứng dụng hoặc website doanh nghiệp

Một số DN có app riêng hoặc tích hợp với các nền tảng như:

  • iCheck, CheckVN, ScanMe, Te-Food, OriginTrace, AgriOne,…

Khách hàng có thể truy xuất thông tin theo:

  • Mã sản phẩm
  • Số đơn hàng
  • Mã QR trên tem truy xuất điện tử

Truy xuất qua hệ thống quốc gia

  • Website: https://www.trace.gov.vn – cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia
  • Doanh nghiệp đăng ký tài khoản để nhập dữ liệu truy xuất sản phẩm
  • Người tiêu dùng truy xuất trực tiếp trên cổng này

Doanh nghiệp lưu ý để tăng độ tin cậy khi khách hàng  truy xuất nguồn gốc thực phẩm:

  • Gắn tem truy xuất chống giả (ví dụ: tem QR có lớp cào)
  • Dữ liệu truy xuất phải được cập nhật tự động, minh bạch
  • Hạn chế thông tin giả hoặc dùng mã QR “trang trí” không hoạt động

Quy trình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho doanh nghiệp

Minh họa hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Việt Nam

 

Capture

Bước 1: Khảo sát

Đơn vị cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc thực phẩm tiến hành khảo sát về quy trình sản xuất sản phẩm từ bước trang trại cho tới khi phân phối ra thị trường

2

Bước 2: Khái quát quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc

  • Lập sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm (nguyên liệu, nhà cung cấp, sơ chế, vận chuyển, kho, đóng gói…)

  • Ghi nhận đầy đủ thông tin lô hàng, nhà cung cấp, ngày sản xuất, v.v.

  • Chuẩn hóa biểu mẫu ghi nhận dữ liệu (có thể dùng Excel, phần mềm, nhật ký)

Mục tiêu: Đảm bảo mỗi sản phẩm đều có mã định danh riêng (mã lô/mã sản phẩm)

3

Bước 3: Lựa chọn hình thức truy xuất

  • Truy xuất thủ công (mã lô, sổ ghi chép)

  • Truy xuất điện tử (sử dụng mã QR, mã vạch, phần mềm truy xuất)

  • Hệ thống truy xuất nội bộ hoặc tích hợp với hệ thống bên ngoài (CheckVN, TraceVN, TeFood…)

4

Bước 4: Gắn mã truy xuất lên sản phẩm

  • Mỗi mã phải chứa thông tin đủ để:

    • Truy xuất ngược (về nguyên liệu, quy trình)

    • Truy xuất xuôi (đi đến đâu, ai nhận hàng)

  • Dán mã QR trên bao bì, tem sản phẩm, thùng carton, hoặc chứng từ

5

Bước 5: Thiết lập hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu

  • Lưu trữ thông tin theo lô sản xuất

  • Có khả năng truy xuất 1 bước trước – 1 bước sau

  • Sẵn sàng cung cấp thông tin nếu có sự cố an toàn thực phẩm

6

Bước 6: Tập huấn nhân viên và kiểm tra định kỳ

  • Đào tạo nhân viên ghi nhận dữ liệu chính xác

  • Thực hành truy xuất thử một lô hàng bất kỳ → đánh giá hệ thống có hoạt động không

  • Định kỳ kiểm tra tính đúng/sai của dữ liệu truy xuất

7

Bước 7: Đăng ký truy xuất với cơ quan/đơn vị trung gian (nếu cần)

  • Đăng ký hệ thống truy xuất với:

    • Cổng truy xuất quốc gia: https://www.trace.gov.vn

    • Hiệp hội ngành hàng (nếu có)

    • Đơn vị chứng nhận (nếu liên quan tiêu chuẩn VietGAP, Organic, BRC…)

=> Tại GOOD Việt Nam chúng tôi có dịch vụ đánh giá chứng nhận VietGApBRC

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:       Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:      0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:         chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:       chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo