Tiêu chuẩn ISO về Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) được soát xét lần 4 năm 2015. Phiên bản này đã được thay đổi so với phiên bản ISO 9001:2008, những thay đổi này nhằm thống nhất với cấu trúc của các hệ thống quản lý khác và đưa thêm một số yêu cầu chưa được đề cập trong phiên bản năm 2008. Bên cạnh đó, việc tiếp cận theo quá trình được thể hiện rõ hơn qua các yêu cầu đối với đầu vào và đầu ra và các tiêu chí đánh giá theo quá trình.
Mục đích của Tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, được sử dụng khi một tổ chức cấn: Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; Chứng tỏ khả năng cung cấp ổn định sản phẩm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định thích hợp; Giải quyết các rủi ro và cơ hội kết hợp với bối cảnh và mục tiêu của tổ chức; chứng minh sự phù hợp với các yêu cẩu HTQLCL. Tiêu chuẩn được áp dụng chung cho mọi tổ chức.
Thời gian chuyển đổi ISO 9001
Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa là mọi giấy chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018 và các Tổ chức có thể xây dựng, chứng nhận ISO 9001:2015 kể từ ngày 15/09/2015.
Các Tổ chức hiện đang có giấy chứng nhận ISO 9001:2008 vẫn còn giá trị cho đến ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận, tuy nhiên Tổ chức cần lên kế hoạch để xây dựng, chuyển đổi phiên bản trước khi giấy chứng nhận hết hạn và thời gian cuối cùng là ngày 14/09/2018.
CÁC THAY ĐỔI CHÍNH CỦA PHIÊN BẢN MỚI – ISO 9001:2015
Phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay đổi cả về cấu trúc và nội dung và được tóm tắt như sau:
1. Tập trung vào quản lý rủi ro:
2. Thay đổi cấu trúc:
ISO 9001:2008 |
ISO 9001:2015 |
Sản phẩm |
Sản phẩm và dịch vụ |
Ngoại lệ (trong phần 7) |
Không còn đề cập ngoại lệ |
Bắt buộc có sổ tay chất lượng |
Không còn yêu cầu sổ tay chất lượng |
6 quy trình bắt buộc |
Không còn yêu cầu 6 quy trình bắt buộc |
Phải cử đại diện lãnh đạo làm QMR |
Lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm |
Yêu cầu hành động phòng ngừa |
Không đề cập hành động phòng ngừa |
Tài liệu, hồ sơ |
Thông tin dạng văn bản |
Môi trường làm việc |
Môi trường để vận hành các quá trình |
Các sản phẩm được mua |
Sản phẩm và dịch vụ được mua |
Nhà cung ứng |
Nhà cung cấp bên ngoài |
3. Thay đổi nội dung các yêu cầu:
– Cách tiếp cận theo quá trình:
– Việc đặt tên của đầu vào, đầu ra của các quá trình được yêu cầu một cách rõ ràng trong tiêu chuẩn.
4. Sổ tay chất lượng:
Không có yêu cầu chính thức về việc thiết lập Sổ tay chất lượng; tuy nhiên các yêu cầu về nội dung vẫn được duy trì.
5. Đại diện lãnh đạo về chất lượng:
Yêu cầu về chức năng này vẫn được thiết lập, nhưng không phụ thuộc vào vị trí của người giữ nhiệm vụ đó trong tổ chức. Yêu cầu về việc phải là “thành viên ban quản lý” đã được loại bỏ.
6. Thực hiện các mục tiêu chất lượng:
Khi lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, Doanh nghiệp phải xác định ai chịu trách nhiệm, khi nào thì mục tiêu được xem là hoàn thành và kết quả sẽ được đánh giá như thế nào.
7. Đối phó với rủi ro:
Doanh nghiệp phải xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu về sản phẩm và quá trình. Công ty phải có kế hoạch để đối phó với rủi ro và đánh giá hiệu quả của những hành động này.
8. Hành động phòng ngừa:
Trong phiên bản mới này, không có điều khoản riêng biệt cho “Hành Động Phòng Ngừa” vì việc áp dụng “công cụ phòng ngừa” vốn dĩ đã là một trong những tiêu chí chính của một hệ thống quản lý chất lượng.
9. Thông tin dạng văn bản:
Khái niệm “thông tin dạng văn bản” sẽ thay thế “tài liệu và hồ sơ”. Sự thay đổi này đồng thời áp dụng cho sự diễn giải tất cả những quá trình. Những quy trình văn bản vốn được yêu cầu trước kia của tiêu chuẩn sẽ không cần cần thiết.
10. Truyền thông:
Doanh nghiệp phải xác định cách thức mà thông tin sẽ được chia sẻ và truyền đạt: khi nào, với ai và như thế nào.
11.Gia công bên ngoài:
Phiên bản mới xem “hàng hóa được cung cấp từ nguồn bên ngoài” cũng giống như “các dịch vụ được cung cấp từ nguồn bên ngoài “.
12. Xem xét của lãnh đạo:
Phạm vi xem xét của lãnh đạo sẽ được mở rộng qua việc tăng cường những khía cạnh liên quan đến “Đường lối chiến lược của tổ chức”, tập trung vào “ Những bên quan tâm” cũng như “Đánh giá rủi ro và cơ hội” trên cấp độ chiến lược.
So sánh những điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với ISO 9001:2015
ISO 9001:2008 |
ISO 9001:2015 |
|
|
Như vậy ISO 9001:2015 đã thay đổi so với ISO 9001:2008 với những điều sau:
Xuất hiện một số khái niệm mới, khái niệm rủi ro là trọng tâm chính trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ; định dạng mới về trật tự các yêu cầu của tiêu chuẩn; nhấn mạnh giá trị của tổ chức và khách hàng; chú trọng về kiểm soát rủi ro; giảm thiểu các yêu cầu về hệ thống tài liệu, nhấn mạnh các hồ sơ cần phải có.
Và đặc biệt là không yêu cầu có đại diện quản lý về chất lượng hay lãnh đạo về chất lượng (QRM), không yêu cầu có một sổ tay chất lượng, không có yêu cầy chính thức cho các hành động phòng ngừa, yêu cầu xác định bối cảnh của tổ chức, các điều khoản loại trừ bằng các khoản không áp dụng, yêu cầu có các văn bản cần thiết để duy trì hoạt động và chứng minh việc thực hiện.
Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015 và mọi giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018.
CHUYỂN ĐỐI ISO 9001:2008 SANG ISO 9001:2015 NHƯ THẾ NÀO
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI ISO 9001:2015
Các doanh nghiệp đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thực hiện theo kế hoạch như sau:
1. Đào tạo nhân sự cho DN, tập trung vào nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ và các nhân viên chịu trách nhiệm duy trì, thực hiện và phát triển ISO 9001:2015.
2. Phân tích kỹ lưỡng những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Rà soát lại cấu trúc của hệ thống tài liệu. Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản(các tài liệu mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng. Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO 9001:2015.
3. Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về HTQLCL, về chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, DN.
4. Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001:2015.
5. Đào tạo đánh giá viên nội bộ theo ISO 9001:2015. Thực hiện đánh giá nội bộ theo phiên bản ISO 9001:2015
6. Rà soát, khắc phục và cải tiến HTQLCL theo các yêu cầu của tiêu chuẩn mới.
7. Liên hệ đăng ký chứng nhận với VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA để thực hiện chứng nhận.
GỌI NGAY: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !