HACCPTài liệu HACCPCác điều kiện đánh giá HACCP

03/11/20190

Các điều kiện đánh giá HACCP

Những năm gần đây an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất / chế biến nông, lâm thuỷ sản được khách hàng quan tâm, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi thị trường Châu Au, Nhật, hay Hàn Quốc…VÌ vậy, việc xây dựng và áp dụng
HACCP/ISO 22000 đối với các doanh nghiệp sản xuất trên là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Các điều kiện đánh giá HACCP

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp / nhà máy chế biến thuỷ sản cần chuẩn bị cho đánh giá HACCP/ISO 22000 hoặc đánh giá cấp “code” xuất hàng do NAFIQUAVED đánh giá.

Nội dung chuẩn bị Đánh giá chứng nhận HACCP

 

TT

Nội dung chuẩn bị

Thực tế

1

1. Nhà xưởng

1.1. Bố trí mặt bằng, trang thiết bị

a. Không hạn chế tới mức thấp nhất khả năng lây nhiễm sản phẩm
b. Không thuận lợi cho việc chế biến và làm vệ sinh

 

2

1.2 Phân xưởng chế biến và các khu vực phụ trợ

1.2.1 Nền:

·      Khu vực sản xuất ướt:

a. Bị thấm nước
b. Không nhẵn, không phẳng, không có độ dốc thích hợp.
c. Nơi tiếp giáp giữa tường và nền không có độ cong
d. Không bảo trì tốt

·     Khu vực sản xuất khô:

a. Bị thấm nước, khó làm vệ sinh
b. Không bảo trì tốt.

 

3

1.2.2 Tường:

·      Khu vực sản xuất ướt:

a. Không kín, bị thấm nước
b. Màu tối.
c. Khó làm vệ sinh.
d. Mặt trên của vách lửng không có độ nghiêng.
e. Không bảo trì tốt

·     Khu vực sản xuất khô:

a. Không có tường bao phù hợp
b. Khó làm vệ sinh
c. Không bảo trì tốt.

 

4

1.2.3 Trần, mái che:

a. Khó làm vệ sinh
b. Không kín
c. Màu tối
d. Không bảo trì tốt

 

5

1.2.4 Cửa:

a. Bằng vật liệu không bền, bị thấm nước
b. Không kín
c. Khó làm vệ sinh
d. Gờ cửa sổ không có độ nghiêng
e. Không bảo trì tốt

 

6

1.2.5 Thông gió và sự ngưng tụ hơi nước:

a. Có ngưng tụ hơi nước trong phân xưởng (khu vực sản xuất ướt)
b. Có mùi hôi, hơi nước bảo hòa, khói trong phân xưởng.

 

7

1.2.6 Hệ thống chiếu sáng:

a. Thiếu sáng
b. Không có chụp đèn ở những nơi cần thiết
c. Khó làm vệ sinh
d. Không bảo trì tốt

 

8

1.2.7 Phương tiện rửa và khử trùng cho công nhân

a. Không đủ số lượng
b. Dùng vòi nước vận hành bằng tay
c. Không có xà phòng nước
d. Dụng cụ làm khô tay không phù hợp.
e. Không có phương tiện làm sạch bụi từ BHLĐ công nhân ở khu vực sản phẩm có độ rủi ro cao.
f. Bồn chlorine nhúng ủng trước khi vào phân xưởng không phù hợp (khu vực sản xuất ướt).
g. Vị trí lắp đặt không phù hợp.
h. Không bảo trì tốt.

 

9

1.2.8 Phương tiện và các chất làm vệ sinh, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

a. Phương tiện làm vệ sinh không đầy đủ, không chuyên dùng, bảo quản không đúng cách.
b. Chất làm vệ sinh và khử trùng không phù hợp.
c. Vật liệu và cấu trúc không thích hợp

 

10

2. Trang thiết bị, dụng cụ chế biến:

2.1 Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (Thớt, dao, thùng chứa, thau, rổ, mặt bàn, …) (Khu vực sản xuất ướt)
a. Vật liệu không phù hợp
b. Cấu trúc, các mối nối, bề mặt không nhẵn, không kín, khó làm vệ sinh.
c. Không bảo trì tốt

 

11

2.2 Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (Khu vực sản xuất khô)

2.2.1 Thiết bị, dụng cụ:
a. Cấu trúc và vật liệu không phù hợp.
b. Các mối nối, bề mặt không nhẵn, khó làm vệ sinh.
c. Không bảo trì tốt

2.2.2 Giàn phơi:
a. Cấu trúc và vật liệu giàn phơi không phù hợp
b. Giàn phơi đặt cách mặt đất không phù hợp

 

12

2.3 Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (chân bàn, giá đỡ, bệ máy, …)

a. Cấu trúc và vật liệu không phù hợp, khó làm vệ sinh
b. Không bảo trì tốt
c*. Bằng vật liệu không bền, bị thấm nước

 

13

3. Xử lý chất thải:

3.1 Phế liệu (chất thải rắn)
3.1.1 Dụng cụ thu gom phế liệu trong phân xưởng
a. Vật liệu và cấu trúc không thích hợp, khó làm vệ sinh
b. Không chuyên dùng cho phế liệu dễ gây nhầm lẫn với dụng cụ chứa sản phẩm

3.1.2 Phương tiện chuyển phế liệu ra ngoài phân xưởng
a. Không kín nước, không có nắp
b. Không chuyên dùng cho phế liệu, dễ gây nhầm lẫn với dụng cụ chứa sản phẩm
c. Cấu trúc không thích hợp, khó làm vệ sinh

3.1.3 Thùng, nhà chứa phế liệu ngoài phân xưởng
a. Không kín, vật liệu không thích hợp, khó làm vệ sinh
b. Không chuyên dùng

 

14

3.2 Hệ thống thoát nước thải

a. Không có đủ khả năng thoát nước
b. Không có hố ga hoặc hố ga không đúng cách.
c. Thấm, không nhẵn, không phẳng.
d. Hệ thống thoát nước trong khu chế biến nối thông với hệ thống thoát nước khu vệ sinh.
e, Không bảo trì tốt

 

15

4. Hệ thống cấp nước, hơi nước, nước đá và khí nén:

4.1 Nước dùng trong chế biến:
a. Không có hoặc không cập nhật sơ đồ hệ thống cấp nước.
b. Không an toàn vệ sinh.
c. Không có biện pháp, phương tiện chống chảy ngược hệ thống đường ống.
d. Không đủ để sử dụng

4.2 Kiểm soát chất lượng nước:
a. Không có kế hoạch hoặc thực hiện không đúng kế hoạch.
b. Thực hiện không đúng cách

4.3 Hơi nước:
a. Không đảm bảo an toàn vệ sinh
b. Hệ thống cung cấp hơi nước không được làm bằng vật liệu thích hợp

 

16

4.4 Nước đá:

a. Nguồn nước không an toàn vệ sinh
b. Sản xuất, bảo quản, vận chuyển không hợp vệ sinh
c. Kiểm soát chất lượng nước đá không phù hợp

 

17

4.5 Khí nén:

a. Hệ thống cung cấp khí không phù hợp
b. Không bảo trì tốt

 

18

5. Ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại:

5.1 Ngăn chặn:
a. Có nơi ẩn náu của động vật gây hại trong phân xưởng
b. Có nơi ẩn náu của động vật gây hại ngoài phân xưởng
c. Không có biện pháp ngăn chặn động vật gây hại

5.2 Tiêu diệt:
a. Không có kế hoạch hoặc kế hoạch không phù hợp
b. Thực hiện không hiệu quả

 

19

6. Vệ sinh công nhân:

6.1 Khu vực vệ sinh công nhân
a. Không đủ số lượng
b. Trang thiết bị và bố trí không thích hợp (bố trí các phòng, thiết bị, xả nước, giấy vệ sinh, …)
c. Vị trí khu vực vệ sinh không thích hợp.
d. Không bảo trì tốt

 

20

6.2 Trang bị bảo hộ lao động

a. Không đủ số lượng hoặc chủng loại
b. Tổ chức giặt BHLĐ không phù hợp
c. Bảo hộ lao động rách, bẩn

6.3 Phòng thay BHLĐ

a. Không có phòng thay BHLĐ
b. Không phân biệt phòng thay BHLĐ cho công nhân làm việc tại các khu vực có độ rủi ro khác nhau.
c. Bố trí, vị trí không thích hợp.
d. Không bảo trì tốt

 

21

8. Kho bảo quản và phương tiện vận chuyển:

8.1 Kho lạnh:
a. Không duy trì ở nhiệt độ thích hợp
b. Không có nhiệt kế
c. Không có biểu đồ nhiệt độ hoặc theo dõi không đúng cách
d. Đầu cảm nhiệt đặt sai vị trí
e. Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh không phù hợp

8.2 Kho bảo quản thành phẩm khô:
Phương pháp bảo quản và chế độ vệ sinh không phù hợp

8.3 Phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh

 

22

9. Nguồn điện dự phòng: không có hoặc có nhưng không đảm bảo

 

23

10. Bao gói, ghi nhãn sản phẩm

10.1 Bao gói
a. Không có khu vực bao gói riêng cho hàng ăn liền
b. Vật liệu bao gói không phù hợp

10.2 Ghi nhãn không đầy đủ thông tin

 

24

11. Bảo quản, vận chuyển bao bì

a. Không có kho riêng để chứa bao bì
b. Phương pháp bảo quản, vận chuyển không phù hợp

 

25

12. Hóa chất, phụ gia

12.1 Hoá chất, phụ gia dùng cho chế biến:
a. Không được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép, hoặc không rõ nguồn gốc.
b. Sử dụng, bảo quản không đúng cách

12. Hoá chất tẩy rửa, khử trùng và diệt động vật gây hại
a. Không được phép hoặc không rõ nguồn gốc
b. Sử dụng, bảo quản không đúng cách

 

26

14. Môi trường xung quanh

a. Môi trường bên ngoài ảnh hưởng vào nhà máy
b. Môi trường xung quanh nhà máy ảnh hưởng vào phân xưởng chế biến

 

27

15. Hệ thống cung cấp nguyên liệu:

15.1 Hồ sơ cung cấp nguyên liệu:
a. Không có hồ sơ kiểm soát điều kiện ATVS các đơn vị cung cấp NL
b. Không đầy đủ và không đủ độ tin cậy

15.2 Trang bị bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển không hợp vệ sinh

 

28

16. Cơ cấu tổ chức và các điều kiện đảm bảo của hệ thống quản lý chất lượng

16.1 Cơ cấu tổ chức
a. Không có lực lượng đủ năng lực và chuyên trách
b. Không được giao đủ thẩm quyền

16.2 Các điều kiện đảm bảo:

a. Không đủ căn cứ pháp lý để triển khai hệ thống QLCL
b. Không có trang thiết bị cần thiết để thực hiện QLCL đầy đủ và phù hợp
c. Cán bộ QLCL không được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL

 

29

16.3 Xây dựng chương trình quản lý chất lượng:

a. Không có
b. Không đầy đủ
c. Không phù hợp với quy định và thực tế

 

30

16.4 Thực hiện chương trình GMP, SSOP và kế hoạch HACCP

a. Bố trí điều hành sản xuất tạo nguy cơ lây nhiễm vào sản phẩm
b. Không có kiểm soát hoặc kiểm soát không đúng cách các thông số kỹ thuật được quy định trong GMP
c. Thao tác của công nhân có thể dẫn đến mất an toàn vệ sinh cho sản phẩm
d. Vệ sinh nhà xưởng trang thiết bị không đúng cách
e. Không duy trì được điều kiện vệ sinh chung
f. Thực hiện vệ sinh của cá nhân không đúng cách
g. Không kiểm soát sức khoẻ công nhân hoặc kiểm soát không đúng nhiệt độ
h. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn
i. Không thực hiện đầy đủ và kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm

 

31

16.5 Hoạt động thẩm tra:

a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách việc thẩm tra hồ sơ giám sát
b. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch lấy mẫu thẩm tra
c. Hiệu chỉnh thiết bị giám sát;
c.1 Không thực hiện
c.2 Thực hiện không đúng cách
d. Không thực hiện theo kế hoạch thẩm tra và điều chỉnh chương trình khi cần thiết

 

32

16.6 Hồ sơ

a. Không thiết lập hồ sơ
b. Không đầy đủ
c. Không đủ độ tin cậy
d. Khó truy cập
e. Thời gian lưu trữ không theo đúng quy định

 

 

>> https://chungnhanquocgia.com/xay-dung-nha-xuong-theo-haccp/

Trên đây là các nội dung Doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện áp dụng HACCP/ISO 22000. Việc chuẩn bị nội dung sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn của HACCP/ISO 22000 trước khi Doanh nghiệp được đánh giá chính thức.  VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM sẽ hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn Doanh nghiệp các bước để thực hiện các yêu cầu trên.

Thời gian:  

  – Tư vấn và áp dụng HACCP: 60 – 90 ngày

  – Chứng nhận HACCP : 15 – 30 ngày

Chính sách hậu mãi  

  • Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề  liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý

  • Hỗ trợ miễn phí quảng bá trên website: chungnhanquocgia.com

  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác

  • Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan

  • Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website…

Mọi thắc mắc và khó khăn  đối với việc Tư vấn và chứng nhận ISO 9001:2008; Tư vấn và chứng nhận ISO 14001; Tư vấn và chứng nhận ISO 22000; Tư vấn và chứng nhận HACCP ; Chứng nhận hợp quy; Chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam; Công bố thực phẩm và các dịch vụ pháp lý khác . Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và  được hưởng dịch vụ tốt nhất.

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

quantridemospe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo