Tìm hiểu về Công bố sản phẩm thực phẩm 2024

Công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục cần thiết để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường. Hiện nay các quy định về sản phẩm thực phẩm được quy định theo Luật an toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP; cùng với các văn bản pháp luật khác của các Bộ, ban ngành liên quan. Theo đó, khi sản xuất, kinh doanh sản xuất thực phẩm cần chú ý các vấn đề sau:

  • Thủ tục tự công bố sản phẩm ( đối với sản phẩm thường)
  • Thủ tục đăng ký công bố sản phẩm (với nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ HACCP
  • Kiểm nghiệm sản phẩm.

Trong khuôn khổ bài viết này; GOOD VIỆT NAM sẽ làm rõ các quy định đối với công bố sản phẩm thực phẩm. Doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm mình khi sản xuất kinh doanh sẽ phải làm thủ tục gì. 

Về hồ sơ để triển khai, Doanh nghiệp vui lòng tham khảo các bài viết liên quan của GOODVN. Hoặc liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ. 

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Các điều cần làm của Doanh nghiệp thực phẩm để tuân thủ

Theo Luật An toàn thực phẩm 2024, về cơ bản, Doanh nghiệp có nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất.

  • Sản phẩm cần phải được xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm.  Doanh nghiệp cần phải đảm bảo sản xuất đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố. Trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng Tiêu chuẩn cho sản phẩm. Sau đó tiến hành thủ tục tự công bố hoặc đăng ký công bố. GOODVN sẽ nói rõ ở phần sau.
  • Đảm bảo các quy định về ghi nhãn, bao gói, bảo quản, kinh doanh….

cong bo san pham thuc pham nghi dinh 15

Quy định về thủ tục công bố thực phẩm

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm; đối với sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Công bố sản phẩm thực phẩm. 

Lúc này, việc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì sẽ quyết định thủ tục công bố sản phẩm.

  • Nếu doanh nghiệp là những sản phẩm sau: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm… hay gọi là thực phẩm thường. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục “TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM”
  • Đối với sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì sẽ thực hiện thủ tục ” ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM”

Như vậy, về quy định pháp luật, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục “tự công bố sản phẩm” hoặc “đăng ký công bố”. Hồ sơ và yêu cầu của 02 thủ tục này là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. 

Lưu ý, đây là yêu cầu trực tiếp đối với 01 sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường. Còn về việc, doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đó hay không. Doanh nghiệp cần phải có Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm . 

Doanh nghiệp xem chi tiết về vấn đề này tại bài viết:

  • Tìm hiểu về Giấy phép đủ điều khiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương (tại đây) 

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM 

Tự công bố sản phẩm là việc cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tự đăng ký công bố các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Trừ các sản phẩm bắt buộc công bố.

CÁC SẢN PHẨM PHẢI TIẾN HÀNH TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Thủ tục tự công bố sản phẩm được quy định cụ thể tại  Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó những sản phẩm sau sẽ phải làm thủ tục này:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn: là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Ví dụ: chả lụa, tôm cua viên, chạo tôm, há cảo, sủi cảo, tôm lăn bột, lạp xưởng, bún tươi, cà phê, bánh quy, bánh sô cô la, kẹo, thạch, đông trùng hạ thảo….
  • Phụ gia thực phẩm ( không có tính mới và nằm trong danh mục cho phép )
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: TRANSGLUTAMINASE; PECTINASE PE-300; ENZYM BIOCELULA; MEN KHÔ…
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm: chén, cốc nhựa, túi đựng thực phẩm, hộp nhựa; bộ pha cà phê…
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: dụng cụ ăn uống, bao bì thực phẩm, màng nhựa, giấy gói, giấy bạc…

Như vậy, đối với các sản phẩm trên, doanh nghiệp sẽ làm TỰ CÔNG BỐ. Tự công bố hiểu đơn giản là Doanh nghiệp sẽ xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình phù hợp với các quy định, tự ban hành và phải tuân thủ theo những gì mình đã xây dựng. Việc cần làm là Doanh nghiệp làm Hồ sơ đúng theo quy định để hoàn tất thủ tục tự công bố. 

TRÌNH TỰ TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

Trình tự tự công bố sản phẩm được tiến hành thực hiện theo Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu về hồ sợ tự công bố, ký và ban hành tại Doanh nghiệp

Bước 2: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm. Ví dụ: Sở an toàn thực phẩm Hồ Chí Minh. Trong trường hợp các tỉnh chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý. Nhằm để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

website so an toan thuc pham ho chi minh

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Trong trường hợp DN có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm. DN chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý ở địa phương có cơ sở sản xuất.

Ở thủ tục tự công bố, sẽ không cần phải có cơ quan quản lý nhà nước xem xét trước về các hồ sơ. DN sẽ không cần phải đợi Cơ quan quản lý Cấp hoặc xác nhận mã số công bố như trước đây hoặc như thủ tục Đăng ký công bố.

Việc cần làm chỉ là nộp hồ sơ mình đã công bố lên cơ quan nhà nước. Như một hình thức thông báo: Doanh nghiệp có sản phẩm với chất lượng như hồ sơ. 

Doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với Hồ sơ công bố sản phẩm của mình. Cơ quản quản lý nhà nước sẽ dựa vào Hồ sơ tự công bố mà Doanh nghiệp đã ban hành để tiến hành quản lý, kiểm tra khi cần thiết. 

Đây cũng là một bước mới so với các quy định trước kia. Thủ tục này cũng đã đơn giản hóa thủ tục hành chính cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn cho những Doanh nghiệp không nắm rõ các quy định của nhà nước về sản phẩm. Hoặc tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp cố tình làm sai theo kiểu công bố một đằng, sản xuất một nẻo. 

HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

Hồ sơ tự công bố sản phẩm được tiến hành thực hiện theo Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.

Ho so cong bo thuc pham good viet nam

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Lưu ý các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Để hiểu và nắm được cách thực soạn Hồ sơ tự công bố thực phẩm. Doanh nghiệp tham khảo bài viết:

  • Hướng dẫn Hồ sơ tự công bố thực phẩm (tại đây)

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục bắt buộc của Doanh nghiệp phải thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước trước khi sản xuất và kinh doanh. Nghĩa là, cần phải có sự xác nhận, chấp thuận của Cơ quan quản lý nhà nước trước khi sản phẩm ra thị trường.

Thủ tục này khác với tự công bố. Tự công bố là Doanh nghiệp tự xây dựng và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, có thể sản xuất, kinh doanh buôn bán ngay. Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên cơ quan quản lý chỉ là hình thức thông báo. 

Việc đăng ký công bố sản phẩm sẽ áp dụng cho các sản phẩm mang tính chất rủi ro cao, cần sự can thiệp, quản lý mạnh hơn từ cơ quan quàn lý nhà nước.

CÁC SẢN PHẨM CẦN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Các sản phẩm sau phải tiến hành thủ tục ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

HÒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

tiep nhan cong bo thuc pham chuc nangTheo Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm như sau:

1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:

a) Bản công bố sản phẩm ;

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale); Hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm  trong thời hạn 12 tháng.

d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP).

2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:

a) Bản công bố sản phẩm;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng..

c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm; Hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.

d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP). 

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM

thu tuc dang ky cong bo san pham

1. Nơi nộp hồ sơ đăng ký công bố

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng.

b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký công bố

Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

3. Công bố mã số và hồ sơ đăng ký công bố

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi tự công bố sản phẩm 2024

Doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau để tiến hành thủ tục tự công bố hoặc đăng ký công bố sản phẩm

  • Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
  • Kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định
  • Chuẩn bị hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký công bố
  • Chuẩn bị Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm  hoặc ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, FSSC,… đối với đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm

Để biết thêm những thông tin chi tiết về công bố sản phẩm năm 2024. Doanh nghiệp có thể xem các bài viết liên quan hoặc liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Các bài viết liên quan:

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo