Tư vấn ISO 45001 – Quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Trong thời đại hiện nay, với tốc độ kinh tế phát triển nhanh và các yêu cầu về sức khỏe nghề nghiệp của người lao động được chú trọng hơn rất nhiều thì ISO 45001 là tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp. ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và toàn diện các rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. (Đọc thêm về tiêu chuẩn ISO 45001 tại đây)

Các doanh nghiệp tại Việt Nam nên áp dụng ISO 45001 để giảm thiểu tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên và nâng cao năng suất lao động. 

  • Chứng nhận ISO 45001 giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, tránh rủi ro pháp lý.
  • Đạt chuẩn ISO 45001 nâng cao uy tín doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng.
  • ISO 45001 góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, tăng sự hài lòng và gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Với nhiều lợi ích thiết thực như vậy thì hiện nay đang có rất nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị tư vấn ISO 45001 để đồng hành trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vào doanh nghiệp, tiến tới là đạt chứng nhận ISO 45001. Trong bài viết này, Good Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể các thắc mắc mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình tìm kiếm đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 45001 như các quy trình triển khai, thời gian, chi phí chứng nhận ISO 45001…

Tư vấn ISO 45001 là gì?

Tư vấn chứng nhận ISO 45001 là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001. Tổ chức tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện các quy trình, đánh giá rủi ro và thiết lập các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Quá trình tư vấn thường bao gồm các giai đoạn như phân tích hiện trạng, lập kế hoạch hành động, đào tạo nhân viên, và chuẩn bị cho các cuộc đánh giá chứng nhận chính thức bởi các tổ chức đánh giá độc lập.

Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận ISO 45001 được cấp bởi Good Việt Nam, đơn vị chứng nhận được chỉ định hợp pháp của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ.

Mẫu giấy chứng nhận ISO 45001
Mẫu giấy chứng nhận ISO 45001

Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn tư vấn chứng nhận ISO 45001 thay vì tự triển khai

Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu công khai về xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 có thể tìm được trên internet, bao gồm cả tiếng anh và tiếng việt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự nghiên cứu và áp dụng.

Tuy nhiên việc tự nghiên cứu và triển khai ISO 45001, tuy tiết kiệm được chi phí thuê tổ chức tư vấn nhưng đi kèm với đó sẽ có rất nhiều khó khăn vì những lý do sau:

  • Chuyên môn và kinh nghiệm: Các tổ chức tư vấn có kiến thức sâu rộng về tiêu chuẩn ISO 45001 và kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, giúp doanh nghiệp áp dụng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nếu đơn vị tư vấn đã từng thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp khác thuộc cùng hoặc gần lĩnh vực, quy mô của doanh nghiệp của bạn thì điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Việc tự triển khai đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực từ phía doanh nghiệp. Tư vấn chuyên nghiệp giúp giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời tối ưu hóa quy trình thực hiện. 

Ví dụ: Một công ty sản xuất máy móc lớn đang hoạt động với quy mô lớn và không thể tạm dừng hoạt động để triển khai hệ thống quản lý OH&S. Tổ chức tư vấn ISO 45001 có thể thiết kế hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với lịch trình hoạt động của công ty, giúp quá trình triển khai diễn ra suôn sẻ mà không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

  • Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu: Tổ chức tư vấn đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ tất cả các yêu cầu của ISO 45001, giúp tránh sai sót và rủi ro không đáp ứng tiêu chuẩn trong quá trình đánh giá chứng nhận.

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất hóa chất có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Tự triển khai ISO 45001 có thể khiến doanh nghiệp bỏ sót một số yêu cầu pháp lý quan trọng. Với sự hỗ trợ từ tổ chức tư vấn, nhà máy đảm bảo tất cả các khía cạnh về an toàn hóa chất đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn ISO 45001.

  • Hỗ trợ trong quá trình đánh giá nội bộ và chứng nhận: Các tổ chức tư vấn không chỉ hỗ trợ trong việc xây dựng hệ thống mà còn hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đánh giá nội bộ và chuẩn bị đầy đủ cho quá trình đánh giá chứng nhận chính thức.

Ví dụ: Một doanh nghiệp trong ngành dệt may muốn được chứng nhận ISO 45001 nhưng thiếu kinh nghiệm thực hiện đánh giá nội bộ. Tổ chức tư vấn sẽ đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đánh giá nội bộ trước khi tiến hành đánh giá chính thức. Điều này giúp họ phát hiện và khắc phục các thiếu sót để sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận.

  • Khả năng khắc phục và cải tiến liên tục: Đơn vị tư vấn có khả năng nhận diện những điểm yếu trong hệ thống và đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả, bền vững.

Ví dụ: Sau khi áp dụng ISO 45001, một công ty logistic đã phát hiện ra những rủi ro về tai nạn giao thông đối với tài xế. Nhờ sự tư vấn từ đơn vị tư vấn, công ty đã triển khai thêm các biện pháp an toàn như hệ thống giám sát GPS và chương trình đào tạo lái xe an toàn, giúp giảm đáng kể tai nạn và cải thiện môi trường làm việc cho tài xế. Ngoài ra, đơn vị tư vấn sẽ đưa ra các biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì hệ thống ISO 45001 hiệu quả trong thời gian dài sau đó.

Chính vì những lý do trên, doanh nghiệp nên lựa chọn một tổ chức tư vấn chứng nhận ISO 45001 thay vì tự triển khai

tư vấn chứng nhận iso 45001
Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị tư vấn chứng nhận iso 45001 thay vì tự triển khai

Các loại hình doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 45001

Nếu doanh nghiệp bạn còn đang thắc mắc liệu doanh nghiệp của mình có thuộc phạm vi áp dụng ISO 45001 hay không thì dưới đây là các thông tin đầy đủ nhất.

Các loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và ngành nghề có mong muốn thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S). Cụ thể, đối tượng áp dụng phổ biến bao gồm:

  1. Doanh nghiệp sản xuất: Các nhà máy, xí nghiệp có rủi ro cao về tai nạn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
  2. Doanh nghiệp xây dựng: Các công ty trong lĩnh vực xây dựng, nơi môi trường làm việc thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn lao động.
  3. Doanh nghiệp dịch vụ: Các tổ chức cung cấp dịch vụ có nhu cầu bảo vệ nhân viên và khách hàng khỏi các nguy cơ về an toàn và sức khỏe.
  4. Tổ chức công: Các cơ quan chính phủ, bệnh viện, trường học, nơi có yêu cầu về an toàn sức khỏe cho nhân viên và cộng đồng.
  5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực muốn đảm bảo an toàn lao động, cải thiện môi trường làm việc và nâng cao uy tín.

Các loại hình doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, nên áp dụng ISO 45001

Các doanh nghiệp trong những ngành nghề có mức độ rủi ro cao về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nên triển khai ISO 45001

Ngoài ra, ISO 45001 đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp trong những ngành nghề có mức độ rủi ro cao về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp xây dựng: Công việc tại công trường xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như tai nạn lao động, ngã, đổ vỡ thiết bị, và làm việc ở độ cao.
  2. Doanh nghiệp sản xuất: Các nhà máy sản xuất có môi trường làm việc với máy móc, hóa chất hoặc quy trình nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và ảnh hưởng sức khỏe của người lao động.
  3. Doanh nghiệp dầu khí và năng lượng: Ngành này yêu cầu tiêu chuẩn an toàn rất cao do làm việc trong các môi trường dễ cháy nổ và tiềm ẩn rủi ro cao về tai nạn.
  4. Doanh nghiệp logistics và vận tải: Tài xế, nhân viên vận chuyển thường đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông và làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  5. Doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe: Bệnh viện, phòng khám cần ISO 45001 để bảo vệ nhân viên y tế trước nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, hóa chất, và các nguy cơ khác trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

ISO 45001 giúp các doanh nghiệp này quản lý hiệu quả rủi ro, bảo vệ nhân viên, tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín trong mắt đối tác, khách hàng.

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 45001

Dưới đây là chi tiết quy trình tư vấn chứng nhận ISO 45001, bao gồm chi tiết các bước tư vấn và trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm đơn vị tư vấn ISO 45001 và phía doanh nghiệp

Bước Mô tả Trách nhiệm của đơn vị tư vấn Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Tiếp nhận thông tin khách hàng Thu thập và xác nhận các thông tin về địa điểm, quy mô, phạm vi áp dụng thực tế của doanh nghiệp. Xác nhận thông tin khách hàng về nhu cầu và phạm vi hệ thống OH&S. Cung cấp thông tin chính xác về quy mô, địa điểm, phạm vi hoạt động.
2. Đánh giá điều kiện và bối cảnh của tổ chức Đánh giá thực trạng hoạt động, rủi ro và điều kiện hiện có. Tiến hành đánh giá tại cơ sở, nhận diện rủi ro và nguy cơ cần quản lý. Hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin và dữ liệu hoạt động, rủi ro hiện có.
3. Đào tạo nhận thức ISO 45001: 2018 Tổ chức đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 45001 và đánh giá nội bộ. Đào tạo nhân sự về tiêu chuẩn ISO 45001 và đánh giá nội bộ. Tham gia đầy đủ, đảm bảo hiểu rõ các yêu cầu tiêu chuẩn.
4. Xây dựng hệ thống văn bản quy trình Xây dựng các văn bản quy trình và hướng dẫn thực hiện ISO 45001 tại doanh nghiệp. Hỗ trợ thiết lập các quy trình, đảm bảo phù hợp với doanh nghiệp. Điều chỉnh, phê duyệt quy trình, đảm bảo tính khả thi.
5. Hướng dẫn thực hiện và duy trì hệ thống văn bản Triển khai áp dụng quy trình và duy trì hồ sơ kết quả thực hiện. Hướng dẫn áp dụng và quản lý hệ thống văn bản, hồ sơ. Áp dụng quy trình và lưu trữ hồ sơ chứng minh sự tuân thủ.
6. Hướng dẫn đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011 Tổ chức đánh giá nội bộ, lập kế hoạch và báo cáo phát hiện. Hướng dẫn thực hiện đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011. Thực hiện đánh giá nội bộ, lập báo cáo và lưu trữ kết quả.
7. Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục và phòng ngừa Cung cấp biện pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro. Đề xuất biện pháp xử lý, hỗ trợ hoàn thiện hệ thống OH&S. Thực hiện các biện pháp khắc phục và cải tiến hệ thống.
8. Hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống tài liệu cho đánh giá chứng nhận. Kiểm tra toàn bộ hệ thống tài liệu và quy trình để chuẩn bị đánh giá. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp tác với đơn vị tư vấn để hoàn thiện.
9. Chứng nhận ISO 45001 và hỗ trợ sau chứng nhận Sau khi tất cả các bước trên đã hoàn thành và hệ thống ISO 45001 hoạt động ổn định, doanh nghiệp sẽ mời tổ chức chứng nhận ISO 45001 (tổ chức được pháp luật công nhận) đến để tiến hành kiểm tra và đánh giá chính thức. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận ISO 45001. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá và khắc phục sau chứng nhận. Khắc phục các điểm yếu phát hiện trong quá trình đánh giá chứng nhận.

Danh sách các hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu cần có khi doanh nghiệp thực hiện tư vấn chứng nhận ISO 45001

Khi thực hiện tư vấn và chuẩn bị cho chứng nhận ISO 45001, doanh nghiệp cần chuẩn bị nhiều loại hồ sơ và biểu mẫu để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đơn vị tư vấn chứng nhận sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để chuẩn bị các hồ sơ biểu mẫu này. Dưới đây là danh sách một số tài liệu và hồ sơ phổ biến cần chuẩn bị:

  1. Chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S): Tuyên bố chính thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên.
  2. Mục tiêu OH&S: Các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được cập nhật định kỳ.
  3. Ma trận trách nhiệm và quyền hạn: Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc thực hiện hệ thống OH&S.
  4. Đánh giá rủi ro và cơ hội OH&S: Hồ sơ đánh giá rủi ro cho từng quy trình, công việc, và khu vực làm việc; Hồ sơ xác định các cơ hội cải thiện OH&S.
  5. Kế hoạch quản lý rủi ro và biện pháp kiểm soát: Kế hoạch hành động chi tiết để kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro đã xác định.
  6. Biểu mẫu kiểm tra và giám sát OH&S: Các biểu mẫu dùng để kiểm tra định kỳ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ví dụ: kiểm tra thiết bị, môi trường làm việc).
  7. Biểu mẫu đào tạo OH&S: Hồ sơ các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về OH&S cho nhân viên, bao gồm nội dung đào tạo và danh sách người tham gia.
  8. Hồ sơ điều tra tai nạn và sự cố: Biểu mẫu điều tra và báo cáo các tai nạn lao động, sự cố, gần tai nạn (near-miss) và các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
  9. Biểu mẫu đánh giá nội bộ: Biểu mẫu lập kế hoạch và thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống OH&S; Biểu mẫu báo cáo kết quả đánh giá nội bộ.
  10. Biểu mẫu hành động khắc phục và phòng ngừa: Biểu mẫu ghi nhận các phát hiện từ đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài, cùng với các biện pháp khắc phục.
  11. Kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp: Hồ sơ và kế hoạch hành động cho các tình huống khẩn cấp (cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tai nạn nghiêm trọng).
  12. Hồ sơ duy trì và bảo dưỡng thiết bị: Hồ sơ về việc bảo trì, kiểm tra định kỳ các thiết bị và máy móc để đảm bảo an toàn cho người lao động.
  13. Biểu mẫu họp và xem xét của lãnh đạo: Biểu mẫu ghi lại cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hiệu quả hệ thống OH&S và các quyết định cải tiến.
  14. Biểu mẫu và hồ sơ giao tiếp, tham vấn: Hồ sơ về việc giao tiếp nội bộ và tham vấn nhân viên về các vấn đề liên quan đến OH&S.
  15. Sổ theo dõi OH&S hàng năm: Hồ sơ ghi nhận và theo dõi các chỉ số an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm số lượng tai nạn, sự cố, tỷ lệ tai nạn lao động, v.v.

…..

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo một số tài liệu về ISO 45001 đã được Good Việt Nam cung cấp trên website chungnhanquocgia.com

Giá trị của chứng nhận ISO 45001 được cấp bởi Good Việt Nam

Chứng chỉ ISO 45001 – Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp do Good Việt Nam chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định đáp ứng đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận ISO 45001 của Goodvietnam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH và CN chứng nhận
Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận ISO 45001 của Goodvietnam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ KH và CN chứng nhận
 

Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận ISO 45001.

HOTLINE : 0945.001.005 – 024.2231.5555
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN

Với phương châm “Nhanh chóng – Chuẩn mực – Thân thiện và Chuyên nghiệp”: GOODVN luôn đặt mục tiêu giảm thiểu thời gian chậm trễ trong các công đoạn của hoạt động chứng nhận để đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ ISO 45001:2018 nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực và quy trình chứng nhận.

Là một tổ chức chứng nhận được bộ khoa học công nghệ cấp phép hoạt động chứng nhận ISO 45001, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi làm việc cùng doanh nghiệp của Quý Khách nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, xác định bất kỳ thiếu sót nào trong hệ thống quản lý và đánh giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn được yêu cầu.

Quá trình lựa chọn chuyên gia đánh giá của chúng tôi bao gồm các hoạt động giám sát và triển khai các chương trình phát triển năng lực chuyên môn để đảm bảo rằng các nguồn lực của chúng tôi là luôn phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn.

  • Chứng nhận ISO 45001 của Good Việt Nam được công nhận trên toàn quốc
  • Hệ thống chi nhánh trên cả 3 miền tổ quốc đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi
  • Good Việt Nam bảo đảm thời gian thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC;
  • Khách hàng của Good Việt Nam luôn nhận được Mức chi phí cạnh tranh nhất
  • Đội ngũ chuyên gia có năng lực cao với trên 10 năm kinh nghiệm, hỗ trợ tư vấn khách hàng tận tình và chuyên nghiệp

Hoạt động chứng nhận ISO 45001 của Good Việt Nam

Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực chứng nhận ISO 45001, Good Việt Nam đã cấp chứng nhận ISO 45001 cho rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau trên cả 3 miền đất nước. Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu của GOOD VIỆT NAM đạt chứng nhận ISO 45001.

Cấp chứng nhận ISO 45001 cho Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ An Lộc

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN LỘC là một thương hiệu mới trên thị trường xây dựng Việt Nam, tiền thân là Công ty Cổ phần Nam Gia Hưng, với định hướng sẽ tham gia mạnh mẽ hơn, tập trung hơn vào mảng vốn đầu tư nước ngoài, công ty đã tham gia xây dựng rất nhiều thể loại công trình như: công nghiệp, dân dụng, hạ tầng, cấp thoát nước, thuỷ lợi… Có thể nói , ở mỗi loại hình công trình , GATE 1 đều đã khẳng định được mình với quý khách hàng, qua nhiều công trình lớn nhỏ trên khắp Việt Nam.

cap chung nhan iso 45001 an loc
Cấp Chứng nhận ISo 45001 cho công ty TNHH An Lộc

GOOD VIỆT NAM cấp chứng nhận ISO 45001 cho Công ty cổ phần GATE 1

CÔNG TY CỔ PHẦN GATE 1 là một thương hiệu mới trên thị trường xây dựng Việt Nam, tiền thân là Công ty Cổ phần Nam Gia Hưng, với định hướng sẽ tham gia mạnh mẽ hơn, tập trung hơn vào mảng vốn đầu tư nước ngoài, công ty đã tham gia xây dựng rất nhiều thể loại công trình như: công nghiệp, dân dụng, hạ tầng, cấp thoát nước, thuỷ lợi… Có thể nói , ở mỗi loại hình công trình , GATE 1 đều đã khẳng định được mình với quý khách hàng, qua nhiều công trình lớn nhỏ trên khắp Việt Nam.

cap chung nhan iso 45001 gate1
Cấp chứng nhận ISo 45001 cho công ty Gate1

Công ty GOODVN cấp giấy chứng nhận 45001 cho SUNWODA VIỆT NAM

Tháng 4/2024, đại diện công ty cổ phần chứng nhận quốc gia – GOOD VIỆT NAM vừa trao chứng nhận ISO 45001:2018 và chứng nhận 14001:2015 cho CÔNG TY TNHH SUNWODA VIỆT NAM trong lĩnh vực sản xuất, gia công lắp ráp Pin Lithium

CÔNG TY TNHH SUNWODA VIỆT NAM đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực pin lithium-ion. Với sứ mệnh “Đổi mới thúc đẩy sự tiến bộ của thế giới năng lượng mới”, Sunwoda cam kết góp phần hiện thực hóa mục tiêu đạt đỉnh carbon và trung hòa carbon, đồng thời hoạt động kinh doanh của Sunwoda đã phát triển thành 6 phân khúc: pin 3C, pin EV, dịch vụ năng lượng, thiết bị thông minh, sản xuất thông minh và Internet công nghiệp cũng như dịch vụ thử nghiệm phẩm đặc sản vùng miền phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

cap iso 45001 sunwoda viet nam
Cấp ISO 45001 cho công ty Sunwoda Việt Nam

 

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đánh giá chứng nhận ISO 45001 quốc tế, vui lòng tham khảo dịch vụ của Good Việt Nam – Tổ chức chứng nhận ISO 45001 uy tín với nhiều năm kinh nghiệm đánh giá ISO 45001 cho nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

 
Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo