Chứng nhận VietGAPVietGAP thủy sản: Khái quát các yêu cầu của tiêu chuẩn

30/08/20210

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản sẽ mở rộng con đường phát triển của việc nuôi trồng thủy sản sạch, đảm bảo chất lượng. Vậy nội dung các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP thủy sản có những gì? Làm sao để người dân có thể đạt được chứng nhận VietGAP thủy sản.

TIÊU CHUẨN VIETGAP THỦY SẢN

  • VietGAP là viết tắt của (Vietnamese Good Agricultural Practices): Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam
  • Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.
  • Đối với lĩnh vực chăn nuôi, bộ NN&PTNT đã ban hành nội dung quy trình thực hành cho thủy sản an toàn. Áp dụng quy trình này sẽ giúp ngăn ngừa các môi nguy ảnh hưởng tới sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏa an toàn người lao động liên quan.

LỢI ÍCH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VIETGAP THỦY SẢN

  • Đối với cơ sở nuôi: Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định, tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động và cộng đồng xung quanh
  • Đối với người lao động: Được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kỹ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP 
  • Đối với người tiêu dùng và xã hội: Biết rõ được nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn,…
  • Đối với cơ sở chế biến thủy sản: Có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra test thủy sản, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm,..

CÁC YÊU CẦU CỦA VIETGAP THỦY SẢN THEO QUYẾT ĐỊNH

VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lần đầu năm 2011 theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 và được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐBNN-TCTS).

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn VIETGAP thủy sản

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao từ công đoạn chuẩn bị ao, thả giống đến thu hoạch, vận chuyển, bao gói, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. (Ngoại trừ cá cảnh)

Các yêu cầu chung trong VIETGAP thủy sản (4.1)

Các yêu cầu chính trong việc áp dụng tiêu chuẩn VIETGAP thủy sản nằm trong mục 4.1 và có 6 phần phụ đi kèm.

4.1.1 Địa điểm nuôi, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

4.1.1.1 Địa điểm nuôi

a) Phải nằm ở những khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp nhất đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học và có thể kiểm soát các nguồn ô nhiễm.

b) Nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế, RAMSAR theo quy định hiện hành.

4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

a) Phải được thiết kế, xây dựng, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm/giảm thiểu rủi ro do lây nhiễm các mối nguy (nước thải, nhà vệ sinh, động vật nuôi, dầu máy/nhiên liệu, bếp ăn tập thể, khu chứa chất thải, các phương tiện đường thủy) gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch đến sản phẩm thủy sản và không làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên.

b) Có khu làm việc, khu sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động đối với trường hợp người lao động ở lại cơ sở nuôi.

4.1.2.3 Biển báo, biển cảnh báo, sơ đồ cơ sở nuôi

a) Có biển báo ở từng hạng mục công trình và sơ đồ chỉ dẫn phù hợp với biển báo trên thực tế, bao gồm tọa độ địa lý của cơ sở nuôi.

b) Có biển cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ gây mất an toàn lao động (điện cao thế, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, nước có chứa hóa chất xử lý v.v…); có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm (khu vực cách ly thủy sản nhiễm bệnh, khu vực không dành cho khách tham quan…).

4.1.2.4 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất

a) Phải thiết kế, vận hành, bảo dưỡng nhằm đảm bảo trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất không là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

b) Phải có thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.

c) Phải trang bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn lao động.

d) Phái có sẵn dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn hóa chất.

đ) Trường hợp trữ và sử dụng các loại nhiên liệu, xăng, dầu, hóa chất khác, phải đảm bảo không gây ô nhiễm đến thủy sản nuôi, môi trường nước và đảm bảo an toàn cho người lao động, phòng chống cháy nổ.

4.1.2  Điều kiện nuôi

4.1.2.1 Đáp ứng quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản tại Khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

4.1.3 Bảo vệ môi trường

4.1.3.1 Cam kết bảo vệ môi trường

a) Cơ sở nuôi phải có Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành.

b) Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết hoặc đã đề cập đến trong báo cáo.

4.1.3.2 Sử dụng nước

a) Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

b) Cơ sở nuôi sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thủy sản phải theo đúng quy định hiện hành.

VÍ DỤ: Ở những vùng, khu vực khan hiếm nước sinh hoạt hoặc thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, cơ sở nuôi phải hạn chế việc khai thác nước dưới đất có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguồn cấp cho sinh hoạt để nuôi trồng thủy sản.

4.1.3.3 Bảo vệ nguồn nước ngọt tự nhiên

a) Cơ sở nuôi phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên.

b) Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.

c) Phải thông báo cho các cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng địa phương khi phát hiện ra hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên, nước ngầm.

4.1.4 Yêu cầu về nhân sự

4.1.4.1 Người quản lý cơ sở nuôi phải có kiến thức về nuôi trồng thủy sản, được tập huấn về VietGAP thủy sản hoặc có Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn về ATTP trong nuôi trồng thủy sản của cơ quan có thẩm quyền.

4.1.4.2 Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP thủy sản và áp dụng đúng các hướng dẫn về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong sản xuất; được tập huấn về an toàn lao động theo đúng các vị trí làm việc.

4.1.4.3. Trường hợp cơ sở nuôi áp dụng các công nghệ mới (tiêm vắc xin cho cá), người lao động tham gia công đoạn nào, cần được tập huấn về công đoạn đó.

4.1.5 Tài liệu và lưu trữ hồ sơ

4.1.5.1 Tài liệu áp dụng trong cơ sở nuôi phải được phê duyệt/xem xét, cập nhật, phê duyệt lại khi cần và kiểm soát bởi người có trách nhiệm của cơ sở nuôi và đảm bảo việc sử dụng đúng tài liệu còn hiệu lực.

4.1.5.2 Tài liệu cần sẵn có trước khi bắt đấu vụ nuôi. Danh mục tài liệu ít nhất bao gồm nhưng không giới hạn những tài liệu theo quy định tại Phụ lục A.

4.1.5.3 Cơ sở nuôi phải thực hiện ghi chép, duy trì và luôn sẵn có hồ sơ/bằng chứng chứng minh về việc đã tuân thủ các quy định VieetGAP trong quá trình sản xuất, bao gói, ghi nhãn; phải đảm bảo khả năng truy xuất khi có yêu cầu. Nội dung ghi chép, hồ sơ trong quá trình sản xuất ít nhất bao gồm nhưng không giới hạn theo quy định tại Phụ lục B. Hồ sơ liên quan đến quá trình sản xuất, bao gói, ghi nhãn phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng tính từ thời điểm thu hoạch. Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.

4.1.6 Kế hoạch sản xuất

4.1.6.1 Cơ sở nuôi phải có quy trinh sản xuất nội bộ và kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất, các yêu cầu của VietGAP. Quy trinh và kế hoạch này phải được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết.

4.1.6.2 Nội dung cơ bản của quy trình sản xuất nội bộ bao gồm ít nhất nhưng không giới hạn những nội dung sau:

  • Quy trình nuôi trồng và chăm sóc (bao gồm biện pháp phòng ngừa và phác đồ điều trị, biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh/dịch bệnh), thu hoạch, vận chuyển;
  • Quy trình bao gói, dán nhãn.

Quy trình đánh giá và chứng nhận VIETGAP chăn nuôi

Quy trình chứng nhận VIETGAP chăn nuôi cần chú ý những nội dung sau:

Hồ sơ xin cấp chứng nhận VIETGAP chăn nuôi

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định;

Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Tổ chức chứng nhận VietGAP chăn nuôi sẽ thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.

Kiểm tra chứng nhận VietGAP

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký Hợp đồng Chứng nhận, Tổ chức Chứng nhận thành lập Đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức Chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

  • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
  • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn;
  • Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

Duy trì chứng nhận

  • Đánh giá lần đầu: Được thực hiện sau khi cơ sở nuôi ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.
  • Đánh giá hành động khắc phục: Thực hiện sau khi cơ sở nuôi được đánh giá nhưng chưa đủ điều kiện được cấp
    hoặc duy trì, mở rộng giấy chứng nhận VietGAP.
  • Đánh giá lại: Được thực hiện khi cơ sở nuôi yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực.
  • Đánh giá giám sát: Được thực hiện sau khi cơ sở nuôi được cấp chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thểđược thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định tùy trường hợp cụ thể nhằm

Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gửi hồ sơ công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để được tư vấn chi tiết về quy trình và các bước chuẩn bị hồ sơ chứng nhận VietGAP thủy sản tại GOOD Việt Nam. Khách hàng vui lòng liên lạc theo phương thức sau

Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận VietGAP thủy sản

HOTLINE : 0945.001.005 – 024.2231.5555
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

thaoauditor

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo