Chuyên gia đánh giá ISO là gì? Các Kỹ năng cần có của một chuyên gia đánh giá ISO?

Chuyên gia đánh giá ISO là người có kiến thức chuyên sâu về các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa (ISO) và có kinh nghiệm trong việc đánh giá, thực hiện các tiêu chuẩn này trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO áp dụng, từ đó cung cấp sự đảm bảo về chất lượng, hiệu suất và tuân thủ quy trình. Đánh giá ISO thường bao gồm việc xác định các vấn đề, đề xuất các cải tiến cung cấp hướng dẫn để cải thiện hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn.

 

Chuyên gia đánh giá ISO là gì?

Theo tiêu chuẩn ISO 19011:2018 (Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý): Tại điều khoản 3.15 có nêu: Chuyên gia đánh giá (Auditor) là người tiến hành cuộc đánh giá

Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá. 

Các loại đánh giá: Có 3 loại hình đánh giá

  1. Đánh giá bên thứ nhất: Tự đánh giá (Khách hàng, chuyên gia, bên được đánh giá là người nội bộ) 
  2. Đánh giá bên thứ hai: Đánh giá bởi một tổ chức liên quan (như khách hàng)
  3. Đánh giá bên thứ ba: Đánh giá bởi một tổ chức độc lập (tổ chức chứng nhận/công nhận)

>> Tham khảo dịch vụ đánh giá chứng nhận ISO 9001 tại văn phòng Chứng nhận Quốc Gia<<

Vai trò và năng lực của chuyên gia đánh giá chứng nhận ISO

Vai trò của chuyên gia đánh giá là thẩm định các thông tin thực tế và xác nhận mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu của chuẩn mực đánh giá. 

  • Mọi kết luận phải dựa trên những bằng chứng khách quan một cách chắc chắn. 
  • Chuyên gia đánh giá trưởng phải luôn chịu trách nhiệm chung cho cuộc đánh giá. 

Năng lực của chuyên gia đánh giá chứng nhận

  • Đảm bảo các chuyên gia đánh giá được công nhận năng lực đầy đủ
  • giúp các tổ chức lựa chọn được những người có năng lực
  • Hỗ trợ các nhà cung cấp và các tổ chức chứng nhận/ tổ chức pháp lý chấp nhận các cuộc đánh giá thực hiện bởi tổ chức khác có sử dụng chuyên gia đánh giá có năng lực.

 

Các bước để trở thành chuyên gia đánh giá ISO

Bước 1: Tìm kiếm các khóa đào tạo chuyên gia đánh giá ISO với bằng cấp chuyên môn phù hợp. 

  • Nếu bạn có bằng đại học công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm hiểu và tham gia khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 27001.
  • Nếu bạn có bằng đại học về ngành thực phẩm thì bạn có thể tìm hiểu và tham gia khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 22000.
  • ….

Bước 2: Tham dự đầy đủ các buổi đào tạo khóa học

Bước 3: Hoàn thành bài thi và đạt chứng chỉ chuyên gia 

Bước 4: Thực hành tham gia đánh giá thực tế và xây dựng kinh nghiệm đánh giá. Bạn cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến đánh giá để trở thành chuyên gia ISO.

Trách nhiệm của chuyên gia đánh giá ISO là gì?

Trách nhiệm của chuyên gia đánh giá:

  • Tuân thủ các yêu cầu đánh giá
  • Tuân thủ kế hoạch và quy trình đánh giá
  • Bám vào phạm vi đánh giá
  • Trao đổi và làm rõ các yêu cầu đánh giá
  • Hoạch định và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân một cách hiệu lực
  • Thu thập và phân tích bằng chứng
  • Lưu ý các cảnh báo
  • Báo cáo những quan sát
  • Thẩm tra các hành động khắc phục
  • Phối hợp và hỗ trợ trưởng đoàn
  • Lưu giữ và duy trì hồ sơ và tài liệu
  • Duy trì tính bảo mật
  • Hành xử theo nguyên tắc đạo đức

Các kỹ năng cần có của một chuyên gia đánh giá ISO?

Một chuyên gia đánh giá ISO cần phải sở hữu một loạt các kỹ năng kỹ thuật để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng cần có của một chuyên gia đánh giá ISO:

  1. Kiến thức vững về tiêu chuẩn ISO: Hiểu rõ về các tiêu chuẩn ISO cụ thể mà họ sẽ đánh giá là điều cần thiết. Điều này bao gồm kiến thức chi tiết về yêu cầu, nguyên tắc, quy trình của từng tiêu chuẩn.
  2. Kỹ năng đánh giá và phân tích: Có khả năng phân tích quy trình, hệ thống dữ liệu để xác định sự tuân thủ, khuyết điểm trong việc thực hiện tiêu chuẩn.
  3. Kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm việc giải thích các yêu cầu tiêu chuẩn, cung cấp phản hồi, hướng dẫn về cách cải thiện.
  4. Kiến thức về quản lý chất lượng: Hiểu biết về các nguyên tắc quản lý chất lượng các công cụ quản lý chất lượng như kiểm soát chất lượng, cải tiến liên tục, phân tích nguyên nhân.
  5. Kỹ năng kiểm tra và đo lường: Có khả năng thực hiện các phương pháp kiểm tra, đo lường để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn được tuân thủ, hiệu suất của tổ chức đáp ứng yêu cầu.
  6. Kỹ năng lãnh đạo và thuyết phục: Trong trường hợp cần thiết, có khả năng lãnh đạo, thuyết phục để đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết được triển khai để cải thiện tuân thủ tiêu chuẩn.
  7. Kỹ năng quản lý thời gian và dự án: Có khả năng quản lý thời gian, tài nguyên để hoàn thành đánh giá theo kế hoạch đã đề ra.
  8. Tinh thần tự chủ và tự giác: Có khả năng làm việc độc lập, tự giác trong việc xác định, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá.

Những kỹ năng này thường được phát triển thông qua học hành, kinh nghiệm làm việc và đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa.

> Xem thêm khóa đào tạo ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng

 

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Tòa nhà HLT – Số 23 Ngõ 37/2 Dịch vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Số 73 Lý Thái Tông, P. Thanh Khê Tây, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Số 366/7F Chu Văn An, P. 12, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

 

 

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo