Tài liệu SA 8000Điều khoản An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Tiêu chuẩn SA 8000 ( Phần 1)

23/07/20210

Điều khoản An toàn và sức khỏe nghề nghiệp là Điều khoản có nhiều yêu cầu nhất trong SA 8000.

          Vấn đề An toàn sức khỏe nghề nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ ràng trong Bộ Luật lao động (LĐ, các quy định pháp luật về lao động.

          Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới, Doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác nước ngoài. Đồng thời phải thực hiện một số quy định về Trách nhiệm xã hội theo các yêu cầu quốc tế . Một số bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam đã đề cập khá rõ về vấn đề An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP; Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v…

            Đối với tiêu chuẩn SA 8000 là vấn đề quan trong mà SA 8000 yêu cầu Doanh nghiệp phải đáp ứng. Các bài viết của GOODVN giúp Doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện đáp ứng yêu cầu về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn SA 8000. Từ đó, có thể đạt được chứng nhận SA 8000; tuân thủ các yêu cầu từ đối tác quốc tế.

ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN TRONG TIÊU CHUẨN SA 8000

Đánh giá rủi ro: Một quá trình để xác định các chính sách và thực hành về sức khỏe, an toàn và lao động của tổ chức và ưu tiên các rủi ro liên quan.

YÊU CẦU ĐIỀU KHOẢN TRONG TIÊU CHUẨN SA 8000

Các tiêu chí 1 – 3 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

3.1 Tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnhphải (bắt buộc) thực hiện những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn, cũng như ngăn ngừa những tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh từ, liên quan đến hoặc xảy ra trong quá trình làm việc. Cần phải (bắt buộc) giảm thiểu hoặc loại trừ nguyên nhân của các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc, trong mức độ hợp lý với thực tế cho phép, dựa trên những kiến thức phổ biến về an toàn và sức khỏe của ngành công nghiệp và những mối nguy hiểm đặc trưng.

3.2 Tổ chức phải (bắt buộc) đánh giá tất cả những rủi ro tại nơi làm việc đối với lao động nữ đang mang thai, mới sinh hoặc còn cho con bú, bao gồm cả các vấn đề phát sinh ngoài công việc, để bảo đảm các bước cần thiết được thực hiện nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe và an toàn của họ.

3.3 Khi các mối nguy vẫn còn tồn tại sau khi thực hiện việc giảm thiểu và loại trừ các nguyên nhân gây nguy tại môi trường làm việc, tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp cho nhân viên những trang thiết bị bảo hộ cá nhân đạt yêu cầu bằng chính chi phí của tổ chức. Trong trường hợp xảy ra tổn thương liên quan đến công việc, tổ chức phải (bắt buộc) thực hiện sơ cấp cứu và hỗ trợ để người lao động được điều trị y tế sau đó.

Các tiêu chí 4 – 5 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

3.4 Tổ chức phải ủy nhiệm đại diện ban quản lý (lãnh đạo) cấp cao chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho tất cả nhân viên, và chịu trách nhiệm cho việc thực hiện những yêu cầu an toàn và sức khỏe của Tiêu chuẩn này.

3.5 Ủy ban An toàn và Sức khỏe, với tỷ lệ tham dự cân bằng giữa đại diện ban quản lý (lãnh đạo) và người lao động, phải (bắt buộc) được xây dựng và duy trì. Nếu không có quy định cụ thể từ luật, ít nhất một (vài) thành viên (người lao động) trong ủy ban phải (bắt buộc) là đại diện của (những) tổ chức công đoàn được công nhận, nếu họ đồng ý tham gia. Trong trường hợp (các) công đoàn không ủy nhiệm người đại diện hoặc tổ chức không có công đoàn, người lao động phải (bắt buộc) ủy quyền cho một (vài) đại diện mà họ thấy phù hợp.

Quyết định này phải (bắt buộc) được thông báo cụ thể đến mọi nhân viên. Ủy ban phải (bắt buộc) được huấn luyện và tái huấn luyện định kỳ để có đủ năng lực thực hiện việc cải tiến liên tục điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Đánh giá rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải (bắt buộc) được thực hiện chính quy và định kỳ để xác định và sau đó chỉ ra những mối nguy hiện hữu và tiềm tàng cho an toàn và sức khỏe. Các ghi chép về những đánh giá này cùng với những hành động khắc phục, hành động ngăn ngừa được thực hiện phải (bắt buộc) được lưu giữ.

Các tiêu chí 6 – 8 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

3.6 Tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp sự huấn luyện có hiệu quả về an toàn và sức khỏe định kỳ cho mọi nhân viên, bao gồm huấn luyện tại hiện trường và, nếu cần thiết, huấn luyện cho công việc cụ thể. Huấn luyện cũng phải (bắt buộc) được thực hiện đối với nhân viên mới và nhân viên được bổ nhiệm lại, với nơi từng xảy ra tai nạn, và với khi có sự thay đổi về kỹ thuật và/hoặc có máy móc thiết bị mới đi kèm những rủi ro mới đối với an toàn và sức khỏe của nhân viên.

3.7 Tổ chức phải (bắt buộc) thiết lập quy trình bằng văn bản để phát hiện, ngăn ngừa, giảm thiểu, loại trừ, hoặc nói cách khác, có phản ứng trước những rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe và an toàn của nhân viên. Tổ chức sẽ ghi chép lại mọi trường hợp tai nạn liên quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và trong toàn bộ khu vực thuộc phạm vi của tổ chức, dù là địa điểm do chính tổ chức sở hữu, thuê lại hay hợp đồng với một bên khác.

3.8 Tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp các điều kiện như sau cùng với quyền tự do sử dụng cho toàn bộ nhân viên: khu vệ sinh sạch sẽ, nước uống, khu vực ăn uống phù hợp, và nếu cần thiết, nơi lưu trữ thức ăn an toàn.

Các tiêu chí 9 – 10 An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

3.9 Tổ chức phải (bắt buộc) đảm bảo nhà ở tập thể cung cấp cho nhân viên phải sạch sẽ, an toàn và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người ở, dù nhà ở tập thể này thuộc sở hữu của tổ chức, hay do tổ chức thuê hoặc hợp đồng với một bên khác.

3.10 Tất cả nhân viên phải (bắt buộc) có quyền tự giải cứu bản thân khỏi những nguy hiểm nghiêm trọng sắp xảy ra mà không cần sự cho phép của tổ chức.

BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG VỀ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

CÁC QUY ĐỊNH QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN

Khoảng 70 Công ước và Khuyến nghị của ILO đề cập đến các vấn đề an toàn và sức khỏe.  Sau đây là một số tiêu chuẩn của ILO có liên quan đến việc thực hiện và đánh giá SA 8000.

  1. Công ước An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp 155 (1981) và Khuyến nghị 164 về ATVSLĐ.
  2. Công ước về dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp 161 (1985).
  3. Công ước về An toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc 170 (1990) và các Khuyến nghị 177.
  4. Công ước ngăn ngừa các tai nạn công nghiệp lớn 174 (1993) và các Khuyến nghị 181.
  5. Một số tiêu chuẩn của ILO đề cập đến các chất độc và tác nhân cụ thể.
  6. Các tiêu chuẩn khác của ILO đề cập đến các rủi ro hoặc nhóm người cụ thể như Công ước về ung thư nghề nghiệp 139 (1974) và Khuyến nghị 147; Công ước Bảo vệ Máy móc 119 (1963)…

Ngoài các Công ước của ILO, tất cả các luật liên quan của khu vực, quốc gia, tỉnh và thành phố và các quy định phải được công nhận và thỏa mãn. Nhiều cơ quan chức năng (khu vực, quốc gia, tiểu bang và địa phương) có ban hành và giám sát các vấn đề sức khỏe và an toàn. Cuối cùng, tiêu chuẩn ngành hoặc lĩnh vực hướng dẫn thêm về các vấn đề và ngành cụ thể được cung cấp trong các quy tắc thực hành, sổ tay hướng dẫn và các chương trình của ILO như Chương trình ILO về An toàn và Sức khỏe tại Nơi làm việc và Môi trường (Làm việc An toàn): http://www.ILO.org/safework . 

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU KHOẢN CỦA TIÊU CHUẨN

Điều khoản 3 của Tiêu chuẩn SA 8000 nhằm bảo vệ người lao động khỏi những rủi ro ngắn hạn và dài hạn tại nơi làm việc. Đồng thời giảm chấn thương và bệnh tật tại nơi làm việc. Nó thúc đẩy các biện pháp an toàn và sức khỏe bằng cách yêu cầu tổ chức áp dụng cách tiếp cận hệ thống quản lý toàn diện để xác định, kiểm soát và giảm thiểu các mối nguy hiểm nơi làm việc. 

Tổ chức phải bổ nhiệm một quản lý cấp cao có trách nhiệm đại diện và thành lập Ủy ban An toàn và Sức khỏe. Các yêu cầu khác nêu rõ các biện pháp được thực hiện để giải quyết các mối nguy / rủi ro phổ biến tại nơi làm việc – chẳng hạn như tiếp cận với nguồn nước uống được; rủi ro đối với người mang thai và cho con bú. 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE – TIÊU CHUẨN SA 8000

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

SA 8000 yêu cầu các tổ chức thực hiện một hệ thống quản lý hiệu quả để quản lý hiệu suất xã hội cho Điều khoản 1-8. Vui lòng tham khảo Điều khoản 9 để có hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu của hệ thống quản lý.

Các thành phần của một hệ thống quản lý hiệu quả là:

  1. Chính sách, Thủ tục và Hồ sơ
  2. Nhóm hoạt động xã hội
  3. Xác định và Đánh giá Rủi ro
  4. Giám sát
  5. Đánh giá nội bộ
  6. Quản lý và giải quyết khiếu nại
  7. Xác minh bên ngoài và sự tham gia của các bên liên quan
  8. Các Hành động Khắc phục và Phòng ngừa
  9. Đào tạo và nâng cao năng lực
  10. Quản lý các nhà cung cấp và nhà thầu

Tổ chức nên phát triển một hệ thống quản lý để đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của Điều khoản An toàn và Sức khỏe của tiêu chuẩn SA 8000.

Ngoài ra, các tổ chức nên kết hợp quản lý sức khỏe và an toàn sau các nguyên tắc hệ thống theo cách thức phù hợp với loại hình tổ chức, đối tượng lao động và các nhà cung cấp / nhà thầu phụ của tổ chức.

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ĐÁP ỨNG ĐIỀU KHOẢN AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE

XÁC ĐỊNH CÁC RỦI RO TIỀM NĂNG

Bước đầu tiên quan trọng để xây dựng một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe là tiến hành quá trình đánh giá rủi ro và xác định mối nguy của toàn bộ tổ chức. Bao gồm đánh giá cho dây chuyền sản xuất, canteen và ký túc xá (3.2, 9.3). Kết quả đánh giá rủi ro cung cấp nền tảng cho tất cả các khía cạnh của hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn của tổ chức và đóng góp vào hoạt động chung của tổ chức.

VÍ DỤ VỀ  QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO 

 PHÊ DUYỆT CÁC CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC

Trên cơ sở đánh giá rủi ro, tổ chức cần phát triển các chính sách và thủ tục về sức khỏe và an toàn (9.1.4 và 9.1.5). Nhằm để định hướng rõ ràng cho tổ chức tuân theo. Khi dựa trên các mối nguy hiểm và rủi ro thích hợp, các chính sách và thủ tục cung cấp khuôn khổ cho việc thực hiện của tổ chức. Mục đích để duy trì một môi trường an toàn và lành mạnh nơi làm việc và thúc đẩy cải tiến liên tục (9.1.7).

VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ:

Quy trình Ứng phó Sự cố khẩn cấp GOODVN

CAM KẾT CỦA QUẢN LÝ

Tổ chức cần thiết lập cơ cấu tổ chức và thủ tục xem xét lãnh đạo hiệu quả (3.4, 3.5, 9.1.4, 9.1.5 và 9.2) để thực hiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe. Đội ngũ quản lý nên cung cấp nguồn lực và xây dựng văn hóa an toàn. Ban lãnh đạo cũng nên đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều có năng lực, được đào tạo và được trao quyền để làm việc an toàn và bảo vệ lâu dài sức khỏe của họ, không chỉ đơn giản là để tránh tai nạn. 

Khía cạnh này của hệ thống quản lý cần được hỗ trợ bởi sự tham gia hiệu quả của nhân sự (9.5) và được duy trì bằng giao tiếp hiệu quả (9.1.5) và năng lực phát triển (9.9) cho phép tất cả người lao động và đại diện của họ đóng góp có trách nhiệm và thông tin vào hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn của tổ chức (3.5, 9.2 và 9.6).

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC HÀNH ĐỘNG

Như đã lưu ý trong Điều khoản 3.1 SA 8000, tổ chức cần xác định, lập kế hoạch và thực hiện các hành động cụ thể để thúc đẩy nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe dựa trên kết quả đánh giá rủi ro. Bất cứ khi nào có thể, các rủi ro đã xác định nên được loại bỏ; nếu rủi ro không thể được loại bỏ, chúng nên được giảm thiểu thông qua việc sử dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động hoặc thông qua hướng dẫn an toàn và thiết bị bảo vệ cá nhân.

Các chính sách, quy trình (3.7) và các tiêu chuẩn cần được thiết lập để trao đổi (9.1.4, 9.1.5) các biện pháp kiểm soát hoạt động thích hợp, triển khai làm việc an toàn và để đo lường hiệu quả của chúng.

THEO DÕI, ĐO LƯỜNG, PHẢN HỒI VÀ CẢI TIẾN HIỆU SUẤT

Tổ chức cần theo dõi và đo lường các chỉ số hoạt động sức khỏe và an toàn ngắn hạn và dài hạn (9.4.1). Sau đó, kết quả này cần được đánh giá dựa trên cả các yêu cầu nội bộ và các yêu cầu khác cho Ban lãnh đạo. Báo cáo cần chỉ ra mức độ hiệu quả của hệ thống OH&S và các biện pháp kiểm soát đang hoạt động và những nơi cần cải tiến. 

Việc đo lường, giám sát có thể được định tính hoặc định lượng. Và nên xem xét cả phần cứng (cơ sở, nhà máy và các chất) và phần mềm (con người, thủ tục và hệ thống). Tổ chức được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp hoặc các hành động khắc phục (9.4.2 và 9.8) khi sự cố xảy ra hoặc khi hệ thống quản lý không thực hiện được đạt được kết quả như mong đợi. 

Thông tin thu thập thông qua các hoạt động giám sát và đo lường phải được được sử dụng để thiết lập việc kiểm soát sức khỏe và an toàn của tổ chức. Sau đó được xem xét bởi ban lãnh đạo (9.1.7) để cung cấp các vấn đề cốt lõi và đánh giá xem có cải tiến liên tục theo thời gian hay không.

BẰNG CHỨNG ĐỂ XÁC NHẬN RẰNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ

Để đáp ứng các yêu cầu SA8000, tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đáp ứng các yêu cầu của SA 8000. Đáp ứng các cam kết về chính sách an toàn và các mong đợi về OH&S của các bên quan tâm. Chẳng hạn như cơ quan quản lý, chuyên gia đánh giá và nhà cung cấp bảo hiểm. Để làm như vậy, tổ chức cần có khả năng cung cấp bằng chứng (hồ sơ, chứng minh sự hiểu biết của người lao động và bằng chứng vật chất, nếu thích hợp). Cần có bằng chứng để chứng minh việc lập kế hoạch hiệu quả và đạt được mục tiêu, cải tiến liên tục hiệu quả về sức khỏe và an toàn (3.5, 3.7, 9.1.6 và 9.1.7).

CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ CỦA ĐIỀU KHOẢN AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE

 Để xem chi tiết cách triển khai các yêu cầu cụ thể của Điều khoản An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp. Các bạn xem tiếp Phần 2,3 và 4 của Điều khoản này dưới đây:

Điều khoản An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Tiêu chuẩn SA 8000 ( Phần 2)

Điều khoản An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Tiêu chuẩn SA 8000 ( Phần 3)

Điều khoản An toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Tiêu chuẩn SA 8000 ( Phần 4)

Liên lạc với chúng tôi để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc chứng nhận SA 8000.

HOTLINE : 0945.001.005 – 024.2231.5555
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

Good Viet Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo