BlogPDCA trong ISO là gì? Ví dụ về PDCA

06/05/20240

Thực chất của quá trình quản lý chính là sự cải tiến liên tục và không ngừng nghỉ. Chính vì thế, việc nâng cao hệ thống quản lý chất lượng, đem đến cho doanh nghiệp, tổ chức một mô hình quản lý phù hợp, hiệu quả và thực tế là điều mà các doanh nghiệp liên tục phải cập nhật. Theo đó, PDCA trong ISO cũng chính là một chu trình cải tiến liên tục, được đưa ra nhằm duy trì chất lượng hiện có hay cải tiến chất lượng trong các hệ thống quản lý của ISO. Trong nội dung dưới đây, Chungnhanquocgia.com sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về PDCA trong ISO là gì? Cũng như một vài ví dụ thực tế về PDCA hiện hành.

1: Hiểu đúng về PDCA trong ISO là gì ?

PDCA trong ISO là gì?

PDCA là viết tắt của Plan – Do –Check –Act: Mang nghĩa là lập kế hoạch – Thực hiện- kiểm tra –điều chỉnh. Đây là một chu trình cải tiến liên tục được tiến sỹ Deming giới thiệu cho người nhật vào những năm giữa thế kỷ XX. PDCA ban đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần tự cần thực hiện, tiến hành của việc quản trị để nhằm duy trì được chất lượng hiện có. Cho đến nay, khi trải qua hơn nửa thế kỷ, thì PDCA vẫn được coi là một công cụ quan trọng ở trong các hệ thống quản lý hiện hành như ISO 9001, ISO 14001, …

Mô hình PDCA ban đầu chỉ là một phương pháp cải tiến liên tục trong quản lý chất lượng thuộc lĩnh vực sản xuất. Nhưng ngày nay, nó đã được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của doanh nghiệp do hiệu quả mà nó đem lại.

2: Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng?

 Hiểu rõ hơn về phương pháp PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng. Chu trình này bao hàm 4 yếu tố quan trọng:

2.1: (P) Plan: Lên kế hoạch

Doanh nghiệp, hay tổ chức cần lên kế hoạch hàng năm, hàng quý, hay hàng tháng… Ví dụ như: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh,… Được bao gồm: tầm nhìn, nhiệm vụ, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hay các tiêu chuẩn chất lượng… Đây đều là các tiêu chuẩn được đưa ra và được lên kế hoạch. Trong ISO 9001 thì cũng đưa ra các yếu tố về vấn đề lên kế hoạch, hoạch định bằng 7 mục bao gồm:

Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng

–        Duy trì hệ thống chất lượng QMS

–        Tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng.

–        Trách nhiệm của người lãnh đạo

–        Quá trình quản lý nguồn lực,

–        Hoạch định việc tạo ra sản phẩm.

–        Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường.

–        Hành động phòng ngừa.

2.2 (D) Do: Thực hiện kế hoạch

D trong PDCA mang nghĩa là Do – Thực hiện kế hoạch. Các bước thực hiện được diễn ra thường xuyên hơn. Có thể là chu kỳ hàng tháng sẽ tạo ra được các dữ liệu để đo lường và phân tích, xem được kết quả như thế nào của việc thực hiện kế hoạch hàng năm.

2.3: (C) Check: Kiểm tra dữ liệu

Dữ liệu có được từ bước thực hiện kế hoạch trước đó. Khi có được dữ liệu, thì bạn cần tiến hành phân tích và nghiên cứu dữ liệu đó. Việc kiểm tra không chỉ để xem các bước thực hiện đã hoàn thành hay chưa hay kiểm tra xem dữ liệu đã đủ hay chưa. Mà bạn cũng cần phân tích và tiến hành tìm hiểu xem dữ liệu muốn thể hiện điều gì với chúng ta thông qua việc chuyển đổi dữ liệu đó thành thông tin.

Tiêu chuẩn ISO 9001 xác định rõ được những quá trình kiểm tra khác nhau. Ví dụ như xác định được chu trình đo lường và phân tích rõ tổ chức để tiến hành kế hoạch đã đạt được như thế nào? ĐIều này có thể được thực hiện bởi các yếu tố:

–        Xem xét của lãnh đạo.

–        Yếu tố theo dõi và đo lường.

–        Yếu tố sự thỏa mãn của khách hàng.

–        Qua những đánh giá nội bộ.

–        Và phân tích dữ liệu.

2.4 (A) Atc: Hành động

Hành động là quy trình được thực hiện một cách không chậm trễ nhằm mục đích loại bỏ đi những thiếu sót được xác định thông qua yếu tố đo lường. Hoặc cũng được phân tích giữa các kế hoạch năm và hồ sơ dữ liệu thực tế.

Tiêu chuẩn ISO 9001 được yêu cầu có hành động rõ ràng như cô lập sản phẩm không phù hợp. Hoặc việc thực hiện hành động khắc phục và có thể thực hiện cả các hành động phòng ngừa.

Hiểu rõ về phương pháp PDCA là gì, bạn sẽ biết được cách thức áp dụng, cũng như vận dụng vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

3: Chu trình PDCA trong ISO đem lại lợi ích như thế nào?

Lợi ích của PDCA mang lại cho doanh nghiệp?

Phương pháp PDCA mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dung và các doanh nghiệp. Một vài lợi ích mà phương pháp này mang lại có thể kể đến như:

–        PDCA là một công cụ quản lý hữu hiệu hiện nay. Được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thực hiện.

–        Đây cũng được coi là cơ sở giúp cho việc quy trình được cải tiến liên tục. Cũng như là cơ sở để đạt được mục tiêu đã đề ra.

–        PDCA cũng mang lại lợi ích theo dõi, kiểm soát và giúp các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, sản xuất để hoạt động kinh doanh trở nên toàn diện và chất lượng hơn.

–        Đặc biệt, khi áp dụng chu trình PDCA, bạn sẽ cảm nhận được doanh nghiệp của mình quản lý một cách hiệu quả hơn.

–        Nhờ áp dụng chu trình PDCA, mà các doanh nghiệp cũng nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Plan Do Check Act là gì? PDCA trong ISO là gì? Hay quy trình PDCA trong hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Chungnhanquocgia.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

 

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐

Good Viet Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Good Việt Nam
Good Việt Nam là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập được bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, thông lệ quốc tế.
Văn phòng Goodvn
- Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

- 73 Lý Thái Tông, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

- Tòa nhà PLS, 282 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TP.HCM
Liên kết hữu ích

Copyright by Chungnhanquocgia. All rights reserved

☎️0945.001.005
✅Dịch vụ trọn gói
Đánh Giá 5*⭐⭐⭐⭐⭐
G

0945 001 005

chat zalo