Tiêu chuẩn SSOP là gì? Phân biệt SSOP, GMP và HACCP

Tiêu chuẩn SSOP là một trong những chứng nhận bắt buộc mà các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện để đảm bảo quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh. Vậy SSOP có điểm gì giống và khác so với các tiêu chuẩn vệ sinh khác như GMP, HACCP. Hãy cùng GOODVN tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn SSOPTiêu chuẩn SSOP

Khái niệm SSOP là gì?

SSOP là tên viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures, có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Hay cách hiểu đơn giản hơn đó là Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.

Tiêu chuẩn SSOP là gì?

Tiêu chuẩn SSOP được hiểu là danh sách các quy phạm về làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

SSOP là tiêu chuẩn tiên quyết bắt buộc phải thực hiện song hành cùng với tiêu chuẩn GMP. Hơn nữa, tiêu chuẩn SSOP còn góp phần tăng thêm tính hiệu quả cho tiêu chuẩn HACCP.

Tiêu chuẩn GMP - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

Tiêu chuẩn GMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

Tiêu chuẩn HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn

Tiêu chuẩn HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn

Nội dung tiêu chuẩn SSOP gồm các hệ thống lĩnh vực sau:

  • SSOP 1: An toàn của nguồn nước.
  • SSOP 2: An toàn của nước đá.
  • SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.
  • SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
  • SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.
  • SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
  • SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.
  • SSOP 8: Sức khỏe công nhân.
  • SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.
  • SSOP 10: Chất thải.
  • SSOP 11: Thu hồi sản phẩm.

Lưu ý: Tùy vào tính chất và đặc điểm của mỗi cơ sở sản xuất, chế biến mà nội dung của tiêu chuẩn SSOP áp dụng sẽ khác nhau. Có cơ sở sẽ kiểm soát toàn bộ 11 lĩnh vực hoặc chỉ kiểm soát một số lĩnh vực riêng biệt. Ví dụ: Cơ sở sản xuất không cần sử dụng hóa chất hoặc nước đá thì không cần áp dụng lĩnh vực sử dụng bảo quản hóa chất và lĩnh vực an toàn nước đá.

>> Download tiêu chuẩn HACCP PDF 

Phân biệt SSOP, GMP và HACCP

STT

Tiêu chí

Tiêu chuẩn SSOP

Tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn HACCP

1

Khái niệm

SSOP là viết tắt của Sanitation Standard Operating Procedures, có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practices, có nghĩa là Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point System, có nghĩa là Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn.

2

Bản chất vấn đề

Quy phạm vệ sinh

Quy phạm sản xuất

Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn

3

Đối tượng

Điều kiện sản xuất

Điều kiện sản xuất

Các điểm kiểm soát tới hạn

4

Vai trò

SSOP cùng với GMP kiểm soát các điểm CP, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP, giảm số điểm kiểm soát tới hạn (CCP).

Chất lượng sản phẩm đảm bảo, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh mở rộng thị trường đặc biệt với xuất khẩu.

5

Nội dung

Hệ thống lĩnh vực cần xây dựng theo tiêu chuẩn SSOP, bao gồm:

– SSOP 1: An toàn của nguồn nước.

– SSOP 2: An toàn của nước đá.

– SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.

– SSOP 4: Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.

– SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.

– SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.

– SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.

– SSOP 8: Sức khỏe công nhân.

– SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.

– SSOP 10: Chất thải.

– SSOP 11: Thu hồi sản phẩm.

Các bước thực hiện GMP:

1. Mô tả về yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần sản xuất của công đoạn đó.

2. Nêu rõ lý do thực hiện yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu.

3. Các thao tác, thủ tục được mô tả chính xác và tuân thủ theo công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật.

4. Việc thực hiện và giám sát GMP được phân công cụ thể.

12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP:

1.      Thành lập đội HACCP.

2.      Mô tả sản phẩm.

3.      Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm.

4.      Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ.

5.      Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ.

6.      Tiến hành phân tích mối nguy.

7.      Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP).

8.      Thiết lập các giới hạn tới hạn.

9.      Thiết lập hệ thống giám sát.

10. Đề ra hành động sửa chữa.

11. Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ.

12. Xây dựng các thủ tục thẩm tra.

6

Tính pháp lý

Bắt buộc

Bắt buộc

Bắt buộc với thực phẩm nguy cơ cao

7

Thời gian

Trước HACCP

Trước HACCP

Sau hoặc đồng thời với GMP và SSOP

Trên đây, GOODVN đã chia sẻ đến bạn về chứng nhận SSOP cũng như hướng dẫn phân biệt 3 loại tiêu chuẩn GMP, SSOP và HACCP, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm về các tiêu chuẩn này, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0945 001 005 để được giải đáp nhanh chóng.

Trần Văn Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo