ISO 22000 là gì? Các nội dung chính và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 giúp các doanh nghiệp kiểm soát rủi ro an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 22000 cũng góp phần cường sự tin tưởng của khách hàng và cải thiện khả năng tuân thủ quy định pháp luật. Trong bài viết này, Good Việt Nam sẽ đưa ra các giải thích cặn kẽ về tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm định nghĩa ISO 22000, các phiên bản ISO 22000, các yêu cầu của ISO 22000, các lợi ích mà ISO 22000 đem lại cho doanh nghiệp.

iso 22000 la gi
ISO 22000 là gì? Tổng quan đầy đủ về tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là gì?

ISO 22000ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này cung cấp khung quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ sản xuất, chế biến, lưu trữ cho đến phân phối. Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ được đánh giá là có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả, đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của Doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.

Mục tiêu của ISO 22000

muc tieu iso 22000

ISO 22000 tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Dưới đây là các mục tiêu chính của ISO 22000:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: ISO 22000 yêu cầu kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đến tay người tiêu dùng là an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng nhất của ISO 22000, giúp tổ chức ngăn chặn các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm. Tiêu chuẩn này yêu cầu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát mối nguy từ các giai đoạn sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, đến tiêu thụ. 
  • Xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả: Tiêu chuẩn ISO 22000 khuyến khích doanh nghiệp thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý toàn diện và hiệu quả theo chu trình PDCA, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến liên tục, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.
  • Gia tăng niềm tin từ khách hàng và đối tác: Chứng nhận ISO 22000 cho thấy doanh nghiệp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáng tin cậy, tạo dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng cũng như đối tác.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: ISO 22000 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Các loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 22000

ISO 22000 có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp khác nhau, không chỉ trong sản xuất thực phẩm mà còn trong các lĩnh vực liên quan khác. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất thường áp dụng ISO 22000:

1. Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Đây là lĩnh vực áp dụng phổ biến nhất của ISO 22000. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, từ các nhà máy sản xuất đồ hộp, chế biến thịt, sữa, bánh kẹo, đến các nhà máy chế biến thức ăn nhanh, đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn.

iso 22000 cho doanh nghiep thuc pham do uong

  • Nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến sẵn: Các nhà máy chế biến đồ ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, hay đồ ăn tiện lợi.
  • Nhà máy sản xuất đồ uống: Các cơ sở sản xuất đồ uống không cồn, nước giải khát, nước đóng chai hoặc nước khoáng.

2. Chuỗi nhà hàng và khách sạn

ISO 22000 cũng phù hợp với các chuỗi nhà hàng, quán ăn và khách sạn, nơi mà an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong phục vụ khách hàng. Các doanh nghiệp này có thể áp dụng tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng thực phẩm trong quy trình chế biến, lưu trữ và phục vụ khách hàng.

iso 22000 phu hop nha hang khach san

  • Nhà hàng: Chuỗi nhà hàng và quán ăn, từ các nhà hàng sang trọng đến các quán ăn nhỏ lẻ.
  • Khách sạn: Các khách sạn có nhà bếp phục vụ các bữa ăn cho khách hàng.

3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống

Các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống (catering) cho các sự kiện, trường học, bệnh viện, nhà máy, công ty… cũng có thể áp dụng ISO 22000 để quản lý an toàn thực phẩm trong quy trình cung cấp, chế biến và vận chuyển. Các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống nếu đã áp dụng ISO 22000 sẽ giúp tăng khả năng trúng thầu các dự án có yêu cầu cao.

  • Dịch vụ ăn uống cho sự kiện: Các công ty tổ chức sự kiện, đám cưới, hội nghị.
  • Cung cấp suất ăn công nghiệp: Các công ty cung cấp bữa ăn cho nhà máy, xí nghiệp, trường học hoặc bệnh viện.

4. Nông nghiệp và chăn nuôi

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thực phẩm như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản cũng có thể áp dụng ISO 22000. Tiêu chuẩn này giúp các nhà sản xuất kiểm soát từ khâu gieo trồng, chăn nuôi đến quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển. Rất nhiều các hợp tác xã tại Việt Nam cũng đang áp dụng ISO 22000.

  • Trang trại: Các trang trại trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Nuôi trồng thủy sản: Các cơ sở nuôi cá, tôm, và các loại hải sản khác.
  • Hợp tác xã nông nghiệp

5. Ngành công nghiệp thực phẩm phụ trợ

Các nhà cung cấp nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, bao bì, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng cần đảm bảo an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất của họ. ISO 22000 có thể áp dụng cho:

  • Nhà sản xuất phụ gia thực phẩm: Các nhà máy sản xuất chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu.
  • Nhà cung cấp bao bì thực phẩm: Các doanh nghiệp sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm.

6. Công ty vận chuyển và lưu trữ thực phẩm

ISO 22000 có thể được áp dụng trong việc vận chuyển và lưu trữ thực phẩm để đảm bảo rằng các điều kiện về an toàn thực phẩm được duy trì trong suốt quá trình giao nhận.

  • Công ty vận tải thực phẩm: Các công ty chuyên vận chuyển thực phẩm đông lạnh, hàng tươi sống.
  • Nhà kho và trung tâm phân phối: Các cơ sở lưu trữ thực phẩm trước khi phân phối đến các điểm bán hàng hoặc người tiêu dùng cuối.

7. Bán lẻ thực phẩm

Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và hệ thống bán lẻ thực phẩm cũng cần kiểm soát an toàn thực phẩm từ khâu nhận hàng đến khâu bày bán, bảo quản sản phẩm. Áp dụng ISO 22000 giúp đảm bảo rằng sản phẩm trên kệ luôn an toàn cho người tiêu dùng.

  • Siêu thị: Chuỗi siêu thị lớn nhỏ bán hàng tiêu dùng và thực phẩm tươi sống.
  • Cửa hàng thực phẩm tiện lợi: Các cửa hàng nhỏ, chuỗi cửa hàng tiện lợi bán thực phẩm ăn liền hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

8. Các cơ quan kiểm định và phòng thí nghiệm

ISO 22000 có thể áp dụng cho các phòng thí nghiệm thực phẩm và các cơ quan kiểm định để đảm bảo rằng quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng thực phẩm được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.

co quan kiem dinh va phong thi nghiem iso 22000

  • Phòng thí nghiệm thực phẩm: Các cơ sở kiểm định chất lượng, độ an toàn của thực phẩm.
  • Cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm: Các tổ chức giám sát và chứng nhận về an toàn thực phẩm.

9. Các tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan quản lý

Các tổ chức phi chính phủ hoặc các cơ quan quản lý liên quan đến an toàn thực phẩm, hoặc tham gia các dự án liên quan đến cung cấp thực phẩm cho cộng đồng, có thể áp dụng ISO 22000 để đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng.

  • Tổ chức viện trợ lương thực: Các tổ chức quốc tế hoặc địa phương cung cấp thực phẩm cho các cộng đồng thiếu lương thực.
  • Cơ quan quản lý: Các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý an toàn thực phẩm ở quy mô quốc gia hoặc địa phương.

ISO 22000 giúp các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này không chỉ tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm mà còn gia tăng sự tin tưởng của khách hàng và người tiêu dùng, mở rộng khả năng kinh doanh quốc tế và tạo sự cạnh tranh trên thị trường.

Để nắm rõ hơn liệu loại hình doanh nghiệp của bạn có phù hợp với việc triển khai tiêu chuẩn ISO 22000 hay không hãy liên hệ với các đơn vị chứng nhận ISO 22000 uy tín như Good Việt Nam, Quacert, TUV NORD…

Các phiên bản ISO 22000

Dưới đây là các phiên bản của ISO 22000 từ trước tới nay:

  1. ISO 22000:2005 (Phiên bản đầu tiên): Thời gian ban hành: 2005. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000, tập trung vào việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng.
  2. ISO 22000:2018 (Phiên bản cập nhật): Thời ban hành: 19/06/2018. Đây là phiên bản mới nhất của ISO 22000, được cập nhật để phù hợp với thay đổi trong ngành công nghiệp thực phẩm và cấu trúc hệ thống quản lý tiêu chuẩn khác như ISO 9001:2015. Hiện tại đây là phiên bản phổ biến nhất được áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tham khảo bài viết sau để nắm được điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và ISO 22000:2018
  3. ISO/TS 22002-x (Chuỗi tiêu chuẩn kỹ thuật hỗ trợ ISO 22000)

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 cung cấp các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tuân theo cấu trúc cấp cao (High-Level Structure – HLS) của các tiêu chuẩn ISO hiện đại, giúp việc tích hợp dễ dàng và thuận lợi với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 (quản lý chất lượng) và ISO 14001 (quản lý môi trường). Chính vì vậy, cấu trúc của ISO 22000 có rất nhiều điểm tương đồng và nhất quán với ISO 9001

Dưới đây là cấu trúc của tiêu chuẩn mới nhất của ISO 22000 là phiên bản ISO 22000:2018:

Điều khoản Mô tả chi tiết
Phạm vi Xác định phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn và tính khả dụng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tài liệu tham khảo Danh sách các tài liệu tham khảo quan trọng trong tiêu chuẩn.
Thuật ngữ và định nghĩa Cung cấp các định nghĩa về các thuật ngữ chính được sử dụng trong tiêu chuẩn.
Bối cảnh của tổ chức Mô tả các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức.
Lãnh đạo Nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo cao nhất trong việc đảm bảo hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Hoạch định Liên quan đến việc đặt ra các mục tiêu và lập kế hoạch để quản lý rủi ro và cơ hội liên quan đến an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ Quản lý nguồn lực, truyền thông, năng lực và kiểm soát tài liệu trong hệ thống.
Vận hành Đưa ra cách kiểm soát các quá trình ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Đánh giá hiệu suất Xác định cách giám sát, đo lường và đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Cải tiến Tập trung vào việc cải tiến liên tục và hành động khắc phục đối với các điểm không phù hợp trong hệ thống.

Dưới đây là 1 số giải thích cụ thể các điều khoản của ISO 22000. Good Việt Nam sẽ đưa ra các bài viết chi tiết hơn cho từng nội dung của ISO 22000 thông qua các bài viết trong thời gian sắp tới

Giải thích yêu cầu điều khoản ISO 22000:2018 (Phần 1: Điều khoản 4; Điều khoản 5)

Giải thích yêu cầu điều khoản ISO 22000:2018 (Phần 1: Điều khoản 4; Điều khoản 5)

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích này không chỉ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn cải thiện hiệu suất kinh doanh, nâng cao uy tín thương hiệu và tuân thủ các quy định pháp lý. Dưới đây là những lợi ích chính của việc áp dụng ISO 22000:

loi ich ap dung iso 22000

1. Đảm bảo an toàn thực phẩm

  • Quản lý toàn diện rủi ro: ISO 22000 giúp tổ chức xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng.
  • Áp dụng HACCP: Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của hệ thống HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), giúp tổ chức kiểm soát chặt chẽ các điểm nguy cơ tiềm ẩn.

2. Tuân thủ các quy định pháp lý

  • Đáp ứng các yêu cầu pháp luật: ISO 22000 hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại địa phương và quốc tế, giảm thiểu rủi ro pháp lý và hành chính.
  • Tăng khả năng hợp tác quốc tế: Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, việc đạt chứng nhận ISO 22000 quốc tế (có con dấu của IAF) giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm của nhiều thị trường quốc tế.

3. Nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng

  • Củng cố lòng tin: Khi áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp cho thấy cam kết mạnh mẽ đối với an toàn thực phẩm, điều này giúp tăng cường niềm tin của khách hàng và đối tác.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000 thường được khách hàng và nhà phân phối ưu tiên lựa chọn nhờ mức độ đảm bảo cao về an toàn thực phẩm.
  • Tăng năng lực đấu thầu: Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ giúp gia tăng năng lực trong đấu thầu các dự án lớn.

4. Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ

  • Tối ưu hóa quy trình: ISO 22000 yêu cầu doanh nghiệp chuẩn hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất và vận hành, giảm thiểu sai sót và lãng phí.
  • Cải thiện quản lý rủi ro: Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống, đảm bảo các tình huống bất ngờ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

5. Tăng cường sự tham gia của nhân viên

  • Đào tạo và phát triển năng lực: Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu đào tạo nhân viên về an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ nhân sự trong việc duy trì chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Khuyến khích trách nhiệm: Nhân viên có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp tổ chức vận hành hiệu quả hơn, giảm thiểu các sai sót có tính con người.

6. Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc

  • Dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm: ISO 22000 yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi và ghi lại đầy đủ thông tin về các nguyên liệu và quy trình sản xuất. Điều này giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hỗ trợ quá trình điều tra khi có sự cố về an toàn thực phẩm.
  • Giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm: Nhờ hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhanh chóng và kịp thời xác định và thu hồi sản phẩm khi cần, giảm thiểu thiệt hại về tài chính và uy tín.

7. Tăng cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường

  • Cải thiện cơ hội xuất khẩu: ISO 22000 được công nhận trên toàn cầu, vì vậy các doanh nghiệp có chứng nhận này dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước yêu cầu tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi lựa chọn đơn vị chứng nhận, doanh nghiệp cần lưu ý hiện nay có cả chứng nhận ISO 22000 chỉ được công nhận tại VIệt Nam là chứng nhận ISO 22000 được công nhận cả ở Việt Nam và quốc tế. Nếu mục đích của doanh nghiệp là đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu quốc tế thì cần lựa chọn đơn vị chứng nhận ISO 22000 được công nhận quốc tế thông qua con dấu của IAF.
  • Tạo điều kiện hợp tác với các đối tác quốc tế: Các đối tác, nhà cung cấp và nhà phân phối lớn thường yêu cầu các doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận. ISO 22000 giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu này và tạo cơ hội hợp tác quốc tế.

8. Tối ưu chi phí quản lý và phòng ngừa rủi ro

  • Giảm thiểu chi phí do sự cố: Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến các sự cố an toàn thực phẩm, thu hồi sản phẩm và các vấn đề pháp lý.
  • Tăng cường hiệu suất quản lý: ISO 22000 giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn về chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó tối ưu chi phí vận hành và nâng cao lợi nhuận.
     

Tài liệu ISO 22000 hữu ích

Dưới đây là 1 số tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000 hữu ích

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đánh giá chứng nhận ISO 22000 quốc tế, vui lòng tham khảo dịch vụ của Good Việt Nam – Tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín với nhiều năm kinh nghiệm đánh giá ISO 22000 cho nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA – GOOD VIỆT NAM

Trụ sở:          Số 50B Mai Hắc Đế, P. Nguyên Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:          0945.001.005 – 024.2231.5555

E-mail:           chungnhanquocgia.com@gmail.com – info@chungnhanquocgia.com

Website:        chungnhanquocgia.com

Nguyễn Đỗ Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

0945 001 005

chat zalo